Nếu như ngày xưa “ Vua chơi lan, quan chơi trà” thì ngày nay thú chơi phong lan tao nhã lại khá là phổ biến từ tầng lớp bình dân đến tầng lớp trung lưu, thượng lưu. Tuy nhiên, nếu là người ngoại đạo thì sẽ rất khó để phân biệt được các loại hoa phong lan với nhau. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu chi tiết cách nhận biết các loại hoa phong lan qua bài chia sẻ dưới đây.
Mục lục
1. Đặc điểm nổi bật của hoa phong lan
Phong lan tính đến nay có gần 500 loại khác nhau được nhân giống và lai tạo ở nhiều điều kiện tự nhiên khác nhau. Tại Việt Nam, phong lan sống chủ yếu ở Tây Nguyên, Đà Lạt…
1.1. Nguồn gốc
Phong lan có nguồn gốc từ các khu rừng nhiệt đới của khu vực Nam Mỹ và phần khu vực phía Châu Á của dãy Hy-ma-lay-a. Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự phát triển của phương pháp nhân giống và chăm sóc hiện đại. Phong lan đã xuất hiện rộng khắp trên toàn thế giới. Ở mỗi khu vực địa lý và điều kiện thiên nhiên, chăm sóc khác nhau, phong lan sẽ có biến thể hình dáng, kích thước khác nhau.
1.2. Đặc tính cây
Hoa phong lan là cây sống phụ sinh, thường được bắt gặp sống bám vào thân cây, vật khác. Tuy nhiên, khi tách ra thì phong lan vẫn sinh trưởng và phát triển bình thường.
Trong quá trình sống phụ sinh trên vật chủ, phong lan sẽ hút chất dinh dưỡng của cây để làm nguồn sống nuôi dưỡng chính mình. Hoặc hấp thụ các chất dinh dưỡng thông qua môi trường không khí. Đây là ưu điểm vô cùng đặc biệt của loài hoa quý này.
1.3. Đặc tính hoa
Hoa phong lan thường mọc thành chùm hoa to, rủ xuống phía dưới hoặc hướng lên phía trên vô cùng đẹp mắt. Cánh hoa mềm mại, mịn như nhung, trông hết sức thanh tao kết hợp với màu sắc đa dạng, phong phú mang đến sức hút quyến rũ khó cưỡng lại.
Đặc biệt, phong lan còn sở hữu mùi hương rất là lạ, nó khơi gợi mạnh mẽ mọi xúc cảm của các giác quan nhưng không hề gây cảm giác khó chịu.
2. Nhận biết các loại hoa phong lan đơn giản mà chuẩn xác
Xét về cách nhận biết các loại hoa phong lan tổng thể cho người mới tìm hiểu thì có thể bắt đầu bằng nhận biết đơn giản sau:
2.1. Nhận biết phân loại qua môi trường sống
Các nhận biết các loại hoa phong lan dựa theo môi trường sống, sẽ có 3 nhóm hoa phong lan: địa lan, bán địa lan, không khí.
Hoa địa lan
Hoa địa lan chỉ các nhóm hoa phong lan sống trong đất hoặc sống trong các chậu có đặc điểm gần như đất. Giống địa lan là giống cây thân thảo, phù hợp sống cả trong môi trường bóng râm và môi trường bên ngoài trời. Tuy vậy, vào mùa hè, hoa địa lan nên tránh chịu tác động quá nhiều của nắng gắt. Nếu tiếp xúc nhiều sẽ rất dễ bị héo và hỏng cây.
Hoa phong lan trong không khí
Đây là nhóm các cây hoa lan có thể sống và sinh trưởng trong môi trường không khí. Đồng thời, nó cũng là mẫu hoa lan được ưa chuộng nhất hiện nay. Người chơi hoa phong lan sống trong không khí có thể trồng chúng trên những cây gỗ mục và treo chúng trước cửa sổ, hiên nhà hoặc giàn treo. Nguồn dinh dưỡng nuôi hoa phong lan trong không khí dựa vào các chất dinh dưỡng do nước mưa, gió đưa tới.
Hoa bán địa lan
Hoa bán địa lan là nhóm hoa sống được cả trong 2 môi trường là đất và không khí. Dù ở môi trường nào, nó cũng có thể sinh trưởng và phát triển, đơm hoa bình thường.
2.2. Nhận biết dựa vào đặc điểm cây
Xét về đặc điểm của cây thì chúng ta có cách nhận biết các loại hoa phong lan thành 2 nhóm chính là hoa phong lan đơn thân và phong lan đa thân.
Hoa phong lan đơn thân
Đặc điểm của loại hoa phong lan đơn thân là chúng thường mọc thành 2 hàng đối diện nhau, lá của 2 hàng cũng xếp xen kẽ. Hoặc lá cây mọc tròn hoặc dẹt thẳng. Nhóm phong lan này bao gồm các loại phong lan như: lan Vanda, lan Luisia…
Hoa phong lan đa thân
Đây là nhóm hoa lan có sự tăng trưởng liên tục. Hoa mọc thành chùm theo 2 hướng khác nhau: hướng lên trên hoặc hướng xuống phía dưới.
Hoa phong lan đa thân mọc lên trên có thể nhắc đến hoa địa lan Cymbidium, hoa lan hoàng thảo… Còn phong lan đa thân mọc xuống dưới gồm: lan Laelia, lan Cattleya…
3. Tên và hình ảnh các loại hoa lan được yêu thích nhất hiện nay
Một số loại hoa phong lan phổ biến hiện nay tại Việt Nam.
3.1. Hoa phong lan Căn Diệp
Hoa lan Căn Diệp có kích thước rất nhỏ, thường có màu vàng hoặc xanh, lá bắc theo hình tam giác. Tại Việt Nam, loài hoa này sống chủ yếu ở khu vực núi đá vôi Tây Bắc. Hoa lan Căn Diệp thường nở 2 lần trong năm vào mùa xuân hoặc hè.
3.2. Hoa phong lan Hạc Vỹ Thiên Cung Đình (hay Đại Ý Thảo)
Hoa Hạc Vỹ Thiên Cung Đình phần hoa thường mọc từ khu vực đốt trụi lá. Môi cánh hoa có nhiều lông mịn. Phần bên trong cánh môi có đường gân ngang màu tím chạy dọc vô cùng hút mắt.
3.3. Hoa phong lan Giả Hạc Trắng
Hoa sở hữu toàn thân màu trắng muốt, toả hương thơm ngát. Chu kỳ hoa nở kéo dài từ 5-7 ngày. Khi hoa tàn vẫn giữ được hương thơm.
3.4. Hoa phong lan Trầm tím xưa
Hoa sở hữu màu tím trầm đặc trưng và thuộc giống phong lan quý. Khi hoa nở tỏa ra mùi hương dịu nhẹ, vô cùng dễ chịu.
3.5. Hoa phong lan Giả hạc Chư – Prông
Lan Giả hạc Chư – Prông có màu trắng, pha tím. Bông hoa nở to và thường nở vào mùa hè.
3.6. Hoa phong lan Dendrobium findlayanum
Lan Dendrobium findlayanum hay còn có tên gọi khác là hoàng thảo chuỗi ngọc, có nguồn gốc từ Điện Biên. Cây thuộc nhóm thân đứng, giả hành thành từng đốt độc đáo. Hoa thường nở vào mùa xuân.
3.7. Hoa phong lan Hoàng thảo lông trắng
Hoàng thảo lông trắng có lông mọc nhiều ở phần thân và lá. Hoa có màu vàng, phần họng hoa có màu xanh hơi lợt.
Và còn rất nhiều tên các loại hoa phong lan rừng đẹp khác nữa như: Hoàng thảo nghệ tâm, Thuỷ tiên cam, Thuỷ tiên dẹt, Thuỷ tiên mỡ gà, Phi điệp tím… mà bạn có thể tìm hiểu và tham khảo.
Trên đây là tổng hợp các cách nhận biết các loại hoa phong lan. Thông qua bài chia sẻ của https://mygarden.vn/, chắc chắn bạn đã có thêm kiến thức về loài hoa thanh tao này. Chúc bạn sẽ lựa chọn được mẫu hoa phong lan ưng ý cho riêng mình. MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN: CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :