Vườn rau mà bạn bỏ công sức chăm sóc đang bị lũ chuột đáng ghét tàn phá nhưng bạn chưa biết nên sử dụng biện pháp gì để xua đuổi lũ chuột lì lợm này. Trồng rau bị chuột phá phải làm sao? Để giúp bạn một tay trong việc bảo vệ thành quả lao động thì My Garden xin được giới thiệu đến bạn các cách phòng chống, xua đuổi chuột đơn giản mà đem lại hiệu quả bất ngờ không tưởng.
Mục lục
1. Đặc điểm và tác hại của bầy chuột
1.1. Đặc điểm của bầy chuột
- Chuột là loại ăn tạp, chúng chủ yếu ăn lương thực, thực phẩm như rau củ quả, lúa, ngô, khoai,…
- Chuột là loại sinh trưởng nhanh. Một con chuột 3 tháng tuổi sẽ bắt đầu sinh sản, mỗi năm chúng đẻ 3-4 lứa, mỗi lứa 5-6 con.
- Chuột là loại nhanh nhẹn, có thính giác và khứu giác đặc biệt phát triển nên phòng chống chuột không dễ dàng.
- Chuột chủ yếu hoạt động vào ban đêm.
1.2. Tác hại của bầy chuột
Vào ban đêm, thời gian mà con người bắt đầu nghỉ ngơi, bầy chuột sẽ bắt đầu hoạt động. Chúng tàn phá những vườn rau củ xanh mơn mởn mà chúng ta đã bỏ rất nhiều công sức để chăm sóc. Nó còn cắn phá những đồ dùng trong nhà, hay cắn phá hệ thống tưới được lắp đặt ngoài vườn khiến chúng ta tổn thất không ít. Không những thế, chuột còn có thể mang theo mầm bệnh truyền nhiễm nguy hiểm đến con người.
Chính vì những tác hại này mà chúng ta cần phải tìm hiểu những biện pháp phòng chống chuột ngay lập tức để đuổi toàn bộ lũ chuột đáng ghét ra khỏi vườn nhà.
2. Các biện pháp đuổi bắt chuột hiệu quả nhất
Có 5 biện pháp đuổi bắt chuột – là những cách chống chuột an cây thông dụng, đó là:
2.1. Đào bắt chuột trong hang
Chuột thường sinh sống trong hang và làm tổ ở những nời gần bờ ruộng, gần vườn rau. Vì vậy vào đậu mỗi mùa vụ, bạn nên xem xét vị trí xung quang nhà xem có hang chuột nào không. Nếu có thì đào phá để tiêu diệt chuột ngay từ trong hang để chúng không thể sinh sản và phát triển.
2.2. Nuôi chó, mèo bắt chuột
Sử dụng biện pháp sinh học để phòng chống chuột là việc nuôi mèo và chó nhà để chúng đánh hơi và tiêu diệt chuột giúp bạn.
2.3. Dùng bẫy bán nguyệt, bẫy dính, hoặc lồng bắt chuột
Biện pháp này đã được sử dụng từ rất lâu, đến nay nó vẫn mang lại những hiệu quả nhất định. Bạn có thể dùng các loại bẫy như bẫy kẹp bán nguyệt, bẫy lồng, bẫy bán nguyệt, bẫy dán…để phòng chống chuột. Bạn phải đảm bảo bẫy đủ chắc chắn để dù là chuột to cũng không thoát được. Khi đặt bẫy thì bạn nên đặt sát chân tường, trên đường mà chuột hay chạy qua và bên cạnh các mép ruộng để chúng không cảnh giác và dễ sa bẫy hơn và để phòng tránh việc có người dẫm vào bẫy chuột, gây nguy hiểm.
2.4. Dùng bả diệt chuột
Bạn có thể dùng bả diệt chuột sinh học hay các thuốc sinh hóa, hóa học như Racumin để trộn vào thức ăn mà chuột yêu thích như rau củ quả rồi để chúng quanh vườn rau. Chuột sẽ bị hấp dẫn bởi thức ăn mà dính bả.
2.5. Dùng khoai tây nghiền diệt chuột
Khoai tây nghiền cũng có tác dụng phòng chống chuột rất hiệu quả. Bạn chỉ cần để một bán khoai tây nghiền và một bát nước tại những nơi chuột hay lu tời. Lượng natri có trong khoai tây nghiền sẽ khiến chuột cảm thấy khát nước. Sau đó, nước sẽ làm khoai tây nở ra trong dạ dày khiến lũ chuột trướng bụng mà chết.
3. Các biện pháp phòng chống chuột vĩnh viễn theo dân gian
Có 4 cách phòng chống và đuổi chuột khỏi vườn rau hiệu quả, đó là:
3.1. Phòng chống chuột bằng trồng cây đuổi chuột
3.1.1. Cây bạc hà
Bạc hà có một loại cây có mùi hương đặc biệt khiến cho chuột sợ hãi mà tránh xa. Mùi của bạc hà vừa thơm lại khiến át đi mùi thức ăn còn lại trong nhà khiến xung quanh nhà bạn thêm thơm tho sạch sẽ hơn. Bạn có thể trồng cây bạc hà xung quanh vườn rau và sát cạnh tường để phòng chống chuột. Hơn nữa bạc hà còn có nhiều công dụng khác như kháng khuẩn, trị bệnh ho, khó tiêu,…
Chú ý: Cây bạc hà khác với cây húng bạc hà nhé mọi người
3.1.2. Bột ớt
Có lẽ ớt là phương pháp phòng chống chuột được nhiều anh chị em yêu thích trồng rau làm vườn ư chuộng. Vì ớt là loài cây dễ trồng và là gia vị ưa thích của người Việt. Mùi cay hăng của ớt là kẻ thù của chuột. Bạn có thể trồng ớt xung quanh vườn hoặc rắc bột ớt và hoặc phun cây bằng hỗn hợp ớt bột, nước rửa bát pha loãng với nước. Dung dịch không chỉ đuổi chuột mà còn phòng sâu bệnh phá hoại cây cối, rau củ.
3.1.3. Quế
Quế cũng có tác dụng tương tự như ớt bột để phòng chống chuột nhưng có mùi hương cay nồng thích hợp cho ngày đông.
3.1.4. Tỏi
Mùi hăng của tỏi cũng khiến lũ chuột khó chịu. Vì vậy bạn có thể trồng một vài bụi tỏi quanh vườn cây. Tỏi cũng như ớt, là loại gia vị rất được ưa chuộng ở Việt Nam nên trồng tỏi vừa để phòng chống chuột, vừa để ăn.
3.2. Phòng chống chuột bằng giấm
Lũ chuột sợ mùi chua của giấm. Giấm là một cách giúp cho lũ chuột chưa kịp ngửi mùi và tránh xa. Bạn chỉ cần chuẩn bị những miếng bông coton và tẩm đẫm giấm trắng cho đến khi miếng bông không thể thấm hút thêm nữa thì đặt chúng quanh vườn rau của bạn để phòng chống chuột. Thay thế các cục bông khi chúng đã khô và bạn không còn ngửi thấy mùi giấm chua.
>>Có thể bạn quan tâm : Top 4 loại thuốc trị rầy rệp tốt nhất cho cây trồng năm 2021
3.3. Phòng chống chuột bằng Amoniac
Mùi của Amoniac được cho là giống với mùi của nước tiểu của nhiều loài động vật ăn thịt. Chuột có cái mũi rất thính và khi ngửi thấy mùi hôi này, chúng có cảm giác e dè vì nghĩ rằng trong nhà nuôi mèo. Vì vậy dùng Amoniac rất hiệu quả trong việc phòng chống đuổi chuột. Đặt những cốc nhỏ đựng amoniac ở các góc vườn nơi chuột lui tới.
3.4. Dùng nhà màng, nhà kính, nhà lưới chống chuột cho vườn rau
Dùng lưới nilon, lưới thép hoặc tấm kính nhựa quây quanh vườn của bạn là một biện pháp phòng chống đuổi chuột hiệu quả. Khi đó lớp hàng rào chỉ cần dày và cao thì chuột sẽ không thể chui vào vườn của bạn được.
Trên đây là một số cách đơn giản giúp bạn phòng chống và đuổi chuột hiệu quả.
Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!