Cách chăm sóc và cách lựa chọn đất trồng Tùng La Hán là những công việc phức tạp, nhưng không phải chuyện không phải chuyện khó đối với người yêu cây.
Bài viết dưới đây sẽ mang lại cho bạn đọc những thông tin hữu ích về cây Tùng La Hán. Trong đó, bao gồm nội dung về đặc điểm, ý nghĩa, cách chăm sóc và các loại đất trồng Tùng La Hán bạn nên biết, nhằm hỗ trợ cho quá trình chăm sóc cây Tùng La Hán của bạn.
Mục lục
1. Đặc điểm của cây Tùng La Hán
Tùng La Hán có thân rắn chắc, bền bỉ với vỏ xù xì khỏe khoắn kết hợp với tán lá dày, cành xếp thành nhiều tầng tạo nên một tổng thể rất đẹp.
Lá cây Tùng La Hán có dạng hình kim, xanh tốt quanh năm, có độ dài từ 4-7cm phụ thuộc vào độ tuổi và hoàn cảnh sinh trưởng của cây. Lá cây mọc thưa, lúc non có màu xanh nhạt, lá cây sẫm dần theo thời gian. Hoa của cây Tùng La Hán có màu trắng, dạng nón, hoa nở vào khoảng tháng 5. Quả của cây có màu đỏ, nhìn giống tượng la hán khá ấn tượng. Cây Tùng La Hán sẽ làm nổi bật các đặc điểm của mình khi được trồng trên đất trồng Tùng La Hán phù hợp.
2. Ý nghĩa của cây Tùng La Hán
Tùng La Hán cũng như những cây họ tùng khác, mang trong mình nhiều ý nghĩa và biểu tượng tốt đẹp. Cây Tùng La Hán có dáng trực, thế cây thẳng, cứng cỏi tạo nên khí thế và vẻ cao sang. Cây tùng luôn xanh tốt khỏe mạnh khắp bốn mùa, dù là ngày hè nắng nóng hay ngày đông giá lạnh thì lá tùng vẫn xanh tươi và đầy sức sống mang lại hình ảnh về ý chí kiên cường trước những hoàn cảnh khắc nghiệt.
Cây tùng có cành lá, tán lá đẹp, xanh tốt quanh năm nên trồng Tùng La Hán trong nhà sẽ mang lại tài lộc, may mắn đến cho gia đình. Thế Tùng La Hán đẹp, hiên ngang nên có thể mang đến cho gia đình khí thế và sự vững chắc. Bên cạnh đó, Tùng La Hán còn được coi như là một loại cây trừ tà, giúp chủ nhà tránh khỏi những điều không may mắn.
Tùng La Hán là cây lâu năm, ít thay lá, mang ý nghĩa tốt về mặt sức khỏe. Nhiều người yêu cây tin rằng Tùng La Hán có thể hỗ trợ cho sức khỏe của mọi người trong gia đình nhờ sinh lực của cây, đặc biệt là đối với người cao tuổi. Tặng Tùng La Hán cho người già được xem như là lời chúc sức khỏe và trường thọ.
Điểm đặc biệt nhất của cây Tùng La Hán là hình dạng của cây giống với những bức tượng la hán trong chùa. Vì thế, tại Việt Nam cây Tùng La Hán rất được xem trọng.
3. Cách trồng cây Tùng La Hán
3.1 Đất trồng Tùng La Hán
Cây Tùng La Hán có thể sinh trưởng và phát triển tốt trên nhiều loại đất khác nhau. Tuy nhiên, không nên lựa chọn những loại đất trồng cây có chứa thành phần cơ giới nhẹ, dễ ảnh hưởng đến khả năng phát triển của cây. Cây Tùng La Hán thích hợp trồng ở cả trong vườn và trong chậu, bạn trên trồng trên đất thịt sẽ giúp cây Tùng La Hán không bị rã bầu.
Người trồng nên ưu tiên việc lựa chọn loại đất thoáng và tơi xốp khi lựa chọn đất trồng Tùng La Hán để quá trình sinh trưởng của cây luôn ở trạng thái tốt nhất. Bạn có thể tiến hành trộn hỗn hợp đất vườn với các loại vỏ trấu, mùn cưa hoặc xơ dừa để đảm bảo yêu cầu của cây về độ tơi xốp và dinh dưỡng có trong thành phần của đất trồng.
Bên cạnh đó, một số người yêu cây thường lấy đất bùn ao phơi khô, và thực hiện đập nhỏ để làm đất trồng cây Tùng La Hán. Bạn có thể tham khảo theo cách làm này để giúp cây được phát triển và sinh trưởng tốt nhất.
3.2 Cách tưới nước cho cây
Tùng La Hán là loại cây ưa nước nhưng khả năng chịu úng kém, vì thế bạn nên chú ý đến cây khi thực hiện tưới nước. Biểu hiện của cây Tùng La Hán khi bị úng nước là lá vàng rồi chết từ từ. Bạn nên thường xuyên tưới nước để làm sạch bụi bẩn trên bề mặt lá, tăng cường quang hợp cho cây, và giữ cho lá cây có sắc xanh tươi, tán đẹp.
Bên cạnh đó, bạn có thể thực hiện tưới nước cho cây mỗi tuần một lần mà vẫn đảm bảo khả năng phát triển của cây. Bạn cũng có thể dùng bình phun sương để vừa khống chế nước tốt trong đất trồng Tùng La Hán, vừa dễ làm sạch cây.
3.3 Ánh sáng
Tùng La Hán là cây thích ánh sáng mạnh nhưng vẫn có thể sống được trong bóng râm. Tuy nhiên khi cây Tùng La Hán sống trong môi trường có ánh sáng yếu lâu dài sẽ làm cây bị yếu đi, thân cành vươn dài, giữa các thán thưa có khoảng cách lớn dần, nhìn tổng thể cây rất yếu, tán xấu, không đẹp.
3.4 Bón phân
Khi bón phân bạn nên bón với liều lượng nhỏ, với hàm lượng Nitơ cao. Đối với cây Tùng La Hán đã tạo hình thì bạn nên hạn chế bón phân để giữ dáng cây, tăng vẻ đẹp cho tán.
3.5 Sâu bệnh thường gặp cần lưu ý
Cây Tùng La Hán thường gặp một số bệnh: đốm lá, rệp sáp đỏ, trùng vỏ cứng, bệnh nhện đỏ, đây là một số bệnh thường gặp mà bạn cần lưu ý để có biện pháp phòng ngừa cũng như chăm sóc cây được tốt hơn.
===> Tham khảo thêm Chăm sóc Tùng La Hán
Hy vọng bài viết trên đây đã mang lại cho bạn những nội dung hữu ích về đặc điểm, ý nghĩa, cách chăm sóc và cách chọn đất trồng Tùng La Hán. Tham khảo thêm một số loại đất cho cây tại https://mygarden.vn/
My Garden chuyên cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp có uy tín cao, luôn đảm bảo về chất lượng và giá cả phải chăng. Liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn và giải đáp những thắc mắc về nông nhiệp một cách tận tình nhất.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :