Cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng tự chế tại nhà cực hiệu quả

Bạn đang đau đầu với bọ trĩ chích hút hoa hồng? Bạn muốn tìm phương pháp để trị các loại sâu bệnh cho cây hoa hồng nhưng không gây hại sức khỏe? Bạn đã thử và sử dụng rất nhiều các loại thuốc trừ sâu khác nhau nhưng bị kháng thuốc ?

Hãy cùng tham khảo ngay bài viết bên dưới đây, My Garden sẽ chỉ bạn một số cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng tự chế tại nhà cực đơn giản mà lại vô cùng hiệu quả.

Có rất nhiều loại các loại thuốc trừ sâu sinh học cho hồng mà chúng ta có thể tự làm tại nhà và an toàn với chúng ta như trà hoa cúc , dung dịch tỏi ớt .. Đây đều là những dung dịch tự chế với nguyên liệu đơn giản giúp loại trừ sâu bệnh mà không gây hại cho môi trường.

1. Tác dụng của thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng

Nhờ việc sử dụng thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng được chiết xuất từ các loại thảo mộc giúp số lượng sâu bệnh hại giảm đi đáng kể, chi phí phun thuốc trừ sâu bệnh cũng giảm 40%-50%. Hơn thế nữa, sử dụng các loại thuốc thảo mộc tự chế còn không làm ô nhiễm môi trường, đặc biệt phù hợp với những gia đình có con nhỏ, bà bầu hay các khu vực gần nơi trồng rau an toàn.

Sâu bệnh giảm đi, hoa ra nhiều bông hơn
Sâu bệnh giảm đi, hoa ra nhiều bông hơn

Hiện nay, việc sử dụng các chế phẩm sinh học tự chế cho hoa hồng, đặc biệt là các chế phẩm có thời gian cách ly rất ngắn đang rất phổ biến và được nhiều người ưa chuộng. Bởi sự nguyên liệu đơn giản nhưng lại vô cùng hiệu quả trong việc trị các loại sâu như rệp, sâu gây hại cho hoa hồng.

Trong các loại củ, quả như: ớt, tỏi, hành, gừng… được dùng để làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng có chứa một hàm lượng a-xit đủ để có tác động đến các bộ phận như mắt, da của những loài sâu bọ gây hại và có thể tiêu diệt chúng.

2. Tổng hợp những loại bệnh trên cây, lá hoa hồng

2.1 Bệnh đốm đen kèm theo hiện tượng úng nước

Nếu thấy hiện tượng vàng lá và có các đốm đen trên lá cũng xuất hiện trên thân cây thì đây chắc chắn là bệnh đốm đen trên hoa hồng và hiện tượng vàng lá có thể do cây hồng đang bị úng nước. Bạn nên kiểm tra xem chậu hoa hồng của mình có bị đọng nước trong chậu không? Mặc dù mỗi lần tưới hoa bạn vẫn thấy nước có thể thoát ra ngoài.

Để phát hiện xem đất trồng hoa có bị úng nước hay không, bạn đào sâu xuống dưới gốc cây, xem đất trồng ở dạng tơi hay bết, nếu đất bị bết thì chắc chắn cây đang bị úng nước. Bạn có thể chọc chậu thủng hoặc thay đất mới cho cây cho cây.

2.2 Bệnh phấn trắng 

Bệnh của hoa hồng thường do thời tiết gây lên. Bạn trồng hoa thấy lá, nụ có lớp trắng trên cây hồng trông như phấn thì có thể cây hoa hồng của bạn đang bị bệnh phấn trắng. Bệnh này có khả năng lây lan rất nhanh nếu bạn không chữa kịp thời, nó sẽ nhanh chóng lan sang các cây hồng khác ở gần đó.

Nụ có lớp trắng thì rất có thể cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng
Nụ có lớp trắng thì rất có thể cây hoa hồng bị bệnh phấn trắng

2.3 Bệnh nhện đỏ

Nhện đỏ trên hoa hồng là loại bệnh không thể tránh khỏi. Để phòng chống loại bệnh này, một tháng bạn nên phun thuốc muỗi 1 lần.

Khi phát hiện lá của cây bị nhện bám bề mặt dưới của lá và làm tổ, chăng tơ xung quanh lá bạn cần phun thuốc ngay cho cây nếu không muốn cây hoa hồng chết.

CÓ THỂ BẠN QUAN TÂM: Thuốc trị nhện sinh học tốt nhất cho cây trồng – Ortus 5SC

2.4 Bệnh bọ trĩ trên hoa hồng

Cách nhận biết bọ trĩ trên hoa hồng rất đơn giản, nếu bạn thấy những con vật nhỏ có màu trắng hoặc màu xanh bâu quanh mầm hoa thì đó chính là lũ bọ trĩ đáng ghét. Chúng làm cho mầm, nụ hoa bị héo dần héo mòn và cho đến khi nụ mầm khô đi, sau đó sẽ lây lan sang những cây hồng khác, ngọn khác.

Bệnh bọ trĩ trên hoa hồng
Bệnh bọ trĩ trên hoa hồng 

3. Một số cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng 

3.1. Trị bệnh bọ trĩ bằng chế phẩm rượu, gừng, tỏi, ớt

– Nguyên liệu cần có: 1 kg tỏi, 1 kg ớt, 1 kg gừng và 3 lít rượu trắng

– Cách làm: Cho tỏi, ớt, gừng vào giã cùng nhau đến khi nát nhuyễn, sau đó đem ngâm trong các chum hoặc thùng kín, đổ khoảng 1 lít rượu vào và bịt kín miệng chum, thùng. Lưu ý trong quá trình ngâm chế phẩm không nên để thùng ngâm ở những nơi quá nắng nóng, không để hở miệng thùng, tránh làm bay mất hơi rượu.

– Tiến hành ngâm nguyên liệu ớt, tỏi, gừng với rượu trong thời gian 15 ngày

– Cách pha thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng tự chế với nước để phun cho hoa hồng, liều lượng pha: Đổ khoảng 20ml nước cốt chế phẩm ngâm được pha với với 2 lít nước. Mỗi bình 2 lít, có thể dùng phun cho tối đa 5-7 cây hoa hồng.

– Lưu ý: Cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng này là phương pháp hữu cơ nên các bạn phải phun phòng từ 7-10 ngày/lần để có thể phòng triệt để bọ trĩ. Khi phun chế phẩm bạn nên phun đều lên cả hai mặt của lá, đất, và hoa, thân cây.

Sau khi đã lọc lấy nước cốt, phải đậy kín thùng ngâm và để ở những nơi thoáng mát. Thời gian sử dụng thuốc trừ sâu thảo mộc có thể lên tới 4-5 tháng.

Ngoài công dụng trị bọ trĩ, các bạn còn có thể sử dụng thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng thảo mộc tự chế này để phòng trừ các loại sâu khoang, sâu tơ, bọ nhảy…Điều này sẽ giúp chi phí thuốc trừ sâu giảm xuống còn 50%, đồng thời nó còn có tác dụng hạn chế sự phát triển và gây hại của sâu hại cho các cây trồng khác.

Cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng từ gừng, tỏi, ớt
Cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng từ gừng, tỏi, ớt

3.2 Cách làm thuốc trừ sâu thảo dược tự chế từ tỏi

Tỏi là một loại nguyên liệu có thể chế ra được các loại thuốc trừ sâu sinh học vừa hiệu quả, vừa kinh tế cho khu vườn nhà. Nó có khả năng diệt nấm tự nhiên và tinh chất diệt côn trùng vô cùng hiệu quả để kiểm soát các loại sâu bệnh gây hại. Rệp, kiến, mối, sâu đục thân, sâu bướm, ốc sên, ruồi trắng, bọ cánh cứng, …là một số các loại sâu bệnh gây hại cho hoa hồng và các loại cây khác có thể tiêu diệt được nhờ tỏi.

Để tự chế, thực hiện cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng từ tỏi, bạn cần bóc vỏ, giã nát khoảng 2-3 củ tỏi rồi pha vào hai bát nước vừa. Sau khi để hỗn hợp này ở nơi râm mát trong 1 ngày thì chắt lấy phần nước cốt. Khi cần tưới hoa hồng, pha loãng vào khoảng 4 lít nước, dùng thay thế cho các loại thuốc trừ sâu thông thường khác.

Để có thể đạt được hiệu quả tối đa trong việc kiểm soát sâu bệnh gây dịch hại, tránh sử dụng bất kỳ loại phân bón hóa học nào trong thời gian phun thuốc. Bởi phân bón sẽ làm giảm khả năng của các thành phần quan trọng trong tỏi đẻ chống lại sâu bệnh.

XEM THÊM BÀI VIẾT: Cách làm thuốc trừ sâu vi sinh tại nhà từ những nguyên liệu ngay trong gian bếp

3.3 Cách làm thuốc trừ sâu thảo dược tự chế từ hành tăm

– Tác dụng của thuốc trừ sâu thảo dược tự chế từ hành tăm: Chống nấm, trừ sâu, xua đuổi sâu bọ nhẹ trên hoa hồng.

– Các loại sâu có thể trị bằng chế phẩm từ hành tăm: Rệp vừng, bướm hại bắp cải, bét, ruồi hại, ve, bọ bay màu trắng, bệnh chết cây non do quá nhiều nước, bệnh tàn rụi muộn, bệnh đốm lá, chuột nhắt và chuột chũi.

– Cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng từ hành tăm: Lấy 10-100g củ hành tăm giã thật nhỏ và nát với 1 lít nước, để trong thùng có nắp ngâm trong thời gian từ 4-7 ngày trước khi phun.

4.  Các bước để có một chậu hoa hồng khỏe mạnh

4.1 Chọn nơi trồng phù hợp

Nơi trồng phù hợp là nơi sẽ cung cấp cho cây hoa hồng đủ ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng,…một cách phù hợp nhất. Để cây có điều kiện phát triển tốt nhất, bạn nên chọn những nơi có:

– Ánh sáng: Hoa hồng thích hợp với những nơi có nhiều ánh nắng. Bạn nên chú ý quan sát lựa chọn hướng ánh sáng (ánh nắng mặt trời) khi đặt vị trí của chậu cây, cần lựa chọn những nơi có nhiều ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, và cần tránh ánh nắng gay gắt và tuyệt đối không chọn những nơi thiếu sáng.

– Thông thoáng: Hoa hồng là loại cây thích nơi trồng thoáng gió. Đặc biệt, bạn cũng cần lưu ý tạo môi trường xung quanh hoa có chỗ thoát nước tốt, tránh việc ngập úng khi trời mưa.

– Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp nhất cho hoa hồng phát triển tươi tốt là từ 23-25oC. Tuy nhiên, khoảng nhiệt độ này cũng sẽ thay đổi tùy vào giống hồng, thời gian thuần hóa tại nơi trồng cũng như cách chăm sóc hoa của người trồng. 

Hoa hồng thích hợp với những nơi có nhiều ánh nắng
Hoa hồng thích hợp với những nơi có nhiều ánh nắng

4.2 Chọn đất và giống

Để cho cây hoa phát triển tốt nhất thì các yếu tố chuẩn bị trước khi trồng là điều rất quan trọng. Trong đó, việc chọn giống hoa hồng và chọn loại đất trồng phù hợp là điều cần được lưu tâm nhất.

– Giống hoa: Khi bạn chọn loại hoa hồng để trồng, hãy dành ra một chút thời gian để nghiên cứu các đặc điểm cụ thể của khu vực bạn sẽ trồng, sau đó tiếp tục tìm hiểu đặc tính sinh trưởng của giống hoa sao cho phù hợp nhất với nơi trồng. Bạn nên chọn những loại giống có rễ trần hay loại hoa đã được trồng sẵn trong chậu. Nếu chọn giống hoa hồng có rễ trần nên trồng vào đầu mùa xuân, để chúng có thời gian bén rễ trước khi đâm chồi, ra hoa vào lúc thời tiết đang ấm lên. Còn với cây hồng đã được trồng sẵn trong chậu, bạn có thể để nó trong nhà suốt cả mùa đông, sau đó mang chúng ra ngoài khi mùa xuân đến.

– Đất trồng: Chọn loại đất trồng tơi xốp có độ thoát nước tốt để tránh trường hợp nước tưới bị ứ đọng làm hư bộ rễ của cây, ưu tiên sử dụng những loại phân bón hữu cơ như phân trùn quế để bón lót cho cây. Khi sử dụng phân trùn quế, cây sẽ được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, hệ vi sinh vật tự nhiên, và giúp đất trồng luôn trong tình trạng thông thoáng.Đây còn là loại phân giúp cho cây ra nhiều hoa, chất lượng hoa tốt và bền màu lâu nhất.

4.3 Thường xuyên cắt tỉa hoa

Bạn nên thường xuyên thực hiện việc cắt tỉa bớt lá để cho gốc cây thoáng hơn tránh cho cây bị sâu bệnh. Thường xuyên cắt bỏ những chiếc lá hư, khi cắt cần cắt bấm phần ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới. Sau khi mầm chính của cây đã lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn, chỉ để lại 4-5 cành cấp 1 toả đều xung quanh tạo cho cây một bộ khung chính. Phương pháp tỉa cành, ngắt ngọn, ngắt nụ, tạo hình cho cây hoa hồng cần phải được tiến hành thường xuyên, liên tục nhằm tập trung chất dinh dưỡng cho cây trồng.

Thường xuyên cắt tỉa hoa
Thường xuyên cắt tỉa hoa

4.4 Tưới nước

Đối với hoa hồng trồng trong chậu, bạn nên thực hiện tưới nước 2 lần, 1 lần vào sáng sớm và q lần khi chiều mát. Tưới nước khi thấy cây bị khô nước, lúc tưới phải tưới ướt đẫm để cung cấp đủ nước cho hoa. Nếu để cây thiếu nước sẽ xuất hiện các loại nhện gây hại cho cây, cây bị vàng lá và rụng lá. Tuyệt đối không tưới nước cho hoa vào buổi tối hoặc khi thời tiết mưa nhiều bởi nếu nước đọng lại trên lá sẽ dễ khiến lá cây bị nấm bệnh và ngập úng nước. Đặc biệt không được tưới nước trực tiếp lên hoa, như vậy sẽ rất dễ gây thối hoa.

4.5 Bón phân

Bên cạnh việc cung cấp đủ nước cho hoa, thì bón phân là yếu tố cũng rất quan trọng để kích thích cho hoa hồng nở đúng lúc bạn mong muốn. Khi được cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng, hoa hồng sẽ ra hoa đẹp và đúng thời điểm. Vì vậy, khi thấy cây gầy, cao, lá không còn màu xanh đậm thì ngay lập tức cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây.

Từ 10-15 ngày sau khi trồng, cây sẽ bắt đầu bén rễ và ra lá non, đây cũng là lúc bạn nên bổ sung chất dinh dưỡng thông qua các loại phân bón lá và những loại phân hữu cơ. Định kỳ bón phân mỗi tháng một lần để bổ sung đủ các loại dinh dưỡng hữu cơ. Đặc biệt khi thấy cây bắt đầu đâm nhánh mới, tạo nụ và sau mỗi đợt hoa nên lưu ý bổ sung chất dinh dưỡng cho cây.

Hi vọng với các cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng cũng như những hướng dẫn trên đây của My Garden sẽ giúp bạn có một vườn hoa hồng đẹp. Nếu bạn cần giống, đất và phân bón cho hoa hồng thì hãy liên hệ với chúng tôi.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.