Trong quy trình chăm sóc cây thì không thể bỏ qua bước sử dụng phân bón. Vậy nên việc sử dụng phân bón cho hoa hồng là một trong những cách chăm sóc cây khá hữu hiệu. Bài viết dưới đây sẽ cung cấp đầy đủ thông tin về phân bón cho hoa hồng giúp người trồng có thêm một số kiến thức để có thể chăm sóc cây hoa của mình một cách tốt nhất.
Mục lục
1. Lợi ích từ việc sử dụng phân bón cho hoa hồng
Việc sử dụng phân bón cho hoa hồng mang lại rất nhiều lợi ích cho cây và người trồng. Dưới đây là những lợi ích cơ bản từ việc bón phân cho hoa hồng:
1.1. Cung cấp các chất dinh dưỡng
Phân bón hoa hồng có chức năng giúp phân giải loại chất dinh dưỡng khó tan thành dạng dễ tan nhằm giúp cây hấp thụ được nhiều dinh dưỡng hơn. Trong các loại phân bón cho hoa hồng còn chứa những nguyên tố vi lượng, đa trung,…giúp cây hoa bổ sung thêm những chất dinh dưỡng tốt phục vụ cho quá trình phát triển của cây.
1.2. Cải tạo đất trồng
Sau khi cây hấp thụ hết các chất dinh dưỡng cần thiết từ đất trồng, thường thì lúc này đất sẽ trở nên bạc màu và giảm độ phì nhiêu. Tuy nhiên, nếu sử dụng phân bón hoa hồng sẽ giúp cải tạo, phục hồi chức năng và tăng độ màu mỡ cho đất trồng.
1.3. Nâng cao sức đề kháng cho cây hoa hồng
Một số loại phân bón cho hoa hồng có chứa những thành phần như Fulvic hay Acid Humic đã tạo điều kiện cho cây nâng cao sức đề kháng nhằm chống lại sâu bệnh phá hoại và các yếu tố bất lợi từ môi trường tự nhiên mang lại như rét, úng, nóng,…
1.4. Tăng năng suất cây trồng
Một cây hoa hồng sinh trưởng và phát triển mạnh mẽ đã tạo tiền đề cho một mùa vụ năng suất cao. Phân bón có ảnh hưởng rất lớn đến năng suất cây hoa hồng, nhất là giai đoạn trước khi ra hoa. Giai đoạn này quyết định đến số lượng và chất lượng của hoa hồng. Việc bón phân để cung cấp, bổ sung đủ các dưỡng chất vào giai đoạn này sẽ giúp cây ra hoa to, nhiều hơn và đồng loạt.
2. Loại phân bón thích hợp cho hoa hồng
2.1. Những loại phân bón phổ biến
Trên thị trường hiện nay xuất hiện đa dạng các loại phân bón từ phân vô cơ đến phân hữu cơ. Cùng điểm qua một số loại phân bón nổi bật sau:
- Phân bón vô cơ: hay còn có tên gọi khác là phân bón hóa học. Loại phân này gồm các thành phần là các chất vô cơ hóa học có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng dưới dạng muối khoáng. Chúng được sử dụng bằng cách pha và bón trực tiếp vào đất trồng.
- Phân đơn: đây là tên gọi chung của các loại phân bón chỉ chứa duy nhất 1 nguyên tố dinh dưỡng như phân đạm ure, kali, lân.
- Phân tổng hợp: hay còn được gọi là phân phức hợp. Đây là loại phân trải qua quá trình trộn lẫn 2 hoặc nhiều loại phân đơn để tạo thành một thể phân bón có chứa nhiều nguyên tố dinh dưỡng.
- Phân bón hữu cơ: loại phân chứa các chất dinh dưỡng ở dạng những hợp chất hữu cơ như: phân chuồng, phân than bùn, phụ phế phẩm từ nông nghiệp, phân rác…
- Phân vi sinh: là chế phẩm phân bón được sản xuất bằng cách dùng các loại vi sinh vật có ích cấy vào trong môi trường.
- Phân bón lá: phân bón lá là các hợp chất dinh dưỡng tan trong nước, được sử dụng bằng cách phun lên lá để cây hấp thụ.
2.2. Một số loại phân bón cho hoa hồng phổ biến
2.2.1. Phân trùn quế dạng viên nén Sfarm
Sfarm là loại phân trùn quế được sản xuất dưới dạng viên nén tan chậm có hình trụ tròn (đường kính khoảng 6 mm). Nguồn nguyên liệu đầu vào khi sản xuất phân là phân trùn quế nguyên chất 100% đã qua giảm ẩm, sàng lọc và ray mịn. Phân trùn quế dạng viên nén Sfarm có bề mặt viên trơn láng, mịn đều và khi tan sẽ hạn chế ít nhất việc tồn đọng tạp chất.
- Thành phần: trùn quế nguyên chất 100%
- Hướng dẫn sử dụng: Rải phân bón trực tiếp lên nền đất, sau đó đảo nhẹ lớp đất mặt và tưới nước cho cây hoa hồng.
2.2.2. Phân gà Nhật hữu cơ Dynamic 3-4-3
Đây là loại phân được lấy từ trang trại nuôi gà cao cấp tại Nhật Bản.
- Thành phần: phân gà nguyên chất
- Hướng dẫn sử dụng: bón 2 lần cho cây là sau khi thu hoạch và đầu mùa mưa.
2.2.3. Phân bón Bio Root
Bio Root được biết đến là loại phân bón kích rễ khá nổi tiếng.
- Thành phần: Soluble Potash (K2O),, Available Phosphate (P2O5) và một số phụ gia hữu cơ khác.
- Hướng dẫn sử dụng: sau khi pha dung dịch với lượng nước thích hợp, phun ướt trực tiếp lên lá hoặc tưới đều quanh gốc cây hoa hồng. Có thể bôi trực tiếp dung dịch vào vết giâm cành, cắt chiết,…
2.2.4. Viên nén phân dơi cao cấp
Đây là một loại phân bón đã trải qua quá trình xử lý với nấm Trichoderma.
- Thành phần: phân dơi nguyên chất 100% ( không trộn lẫn tạp chất).
- Hướng dẫn sử dụng: Nên sử dụng phân bón cho hoa hồng từ 1 đến 2 tháng 1 lần. Hàm lượng phân bón từ 50 – 100gr trên 1 chậu.
2.2.5. Phân tan chậm Rynan NPK-14-14-14+TE
Rynan NPK-14-14-14+TE sở hữu rất nhiều ưu điểm nổi bật, được nhiều người ưa chuộng.
- Thành phần: Zn, B, TE, P2O5 và kali hữu liệu K2O.
- Hướng dẫn sử dụng: Sử dụng phân bón cho hoa hồng đang ở trong giai đoạn trưởng thành. Rải phân xung quanh chậu cây, sau đó tiến hành các bước chăm sóc cây cơ bản.
3. Cách sử dụng phân bón cho hoa hồng
3.1. Bón phân cho cây rễ trần
Ở giai đoạn đầu, việc quan trọng nhất là kích thích cho rễ phát triển. Chăm sóc cây kết hợp sử dụng các loại phân bón hoa hồng có chức năng kích rễ và phòng ngừa nấm. Giai đoạn tiếp theo là khi cây đã ra lá ổn định cần dùng thêm những loại phân bón chứa thành phần đạm hoặc phân bón hữu cơ hỗ trợ cây kích mầm, lá.
Đối với các loại phân phun, tưới, bón cho cây rễ trần nên dùng một lượng nhỏ, pha đúng tỉ lệ và bón lúc chiều mát mẻ. Hạn chế tưới, bón phân vào buổi tối vì sẽ dễ gây nấm bệnh cho cây hoa hồng. Lưu ý chỉ tưới nước và bón phân cho hoa hồng khi đất mặt khô, không nên tưới quá nhiều và thường xuyên sẽ làm hỏng rễ cây dẫn đến cây chết úng.
Cây rễ trần thường khá yếu ớt, ít cành nên thời gian đầu cần ưu tiên nuôi và chăm sóc cành lá. Trường hợp cây mới ra được ít mầm nhỏ mà đã xuất hiện nụ, tốt nhất là bạn nên tỉa nụ đi để dưỡng cho cây lớn, chỉnh tán đều, cứng cáp rồi mới bắt đầu để nuôi dưỡng hoa.
Gợi ý tham khảo: Cách kích thích ra rễ cho hoa hồng đơn giản tại nhà
3.2. Bón phân cho cây hoa hồng trưởng thành
Trong khoảng thời gian đầu khi cây mới về, một số cây sẽ xảy ra hiện tượng lá vàng rụng hàng loạt do quá trình vận chuyển rễ cây bị va chạm. Lúc này có thể để cố định cây hoa hồng ở chỗ có bóng râm từ 2-3 ngày, sử dụng loại phân bón cho hoa hồng có tác dụng kích rễ (pha nồng độ loãng). Sau khi cây hồi phục trạng thái khỏe mạnh, không còn tình trạng vàng lá thì có thể chuyển cây ra chỗ nhiều nắng, sáng hơn để cây hấp thụ ánh sáng và trao đổi chất tốt hơn.
3.2.1. Thời kì chăm sóc cây hoa hồng trưởng thành
Bón phân cho cây hoa hồng trưởng thành chia làm 2 thời kì:
- Dưỡng lá và mầm cây: vì đây là giai đoạn sau khi cắt tỉa cành lá vậy nên sử dụng những loại phân bón hoa hồng có chức năng hỗ trợ và kích thích mầm. Các loại phân bón nên dùng ở giai đoạn này như phân trùn quế, phân chứa đạm. Để tránh trường hợp cây bị sốc nhớ bón phân đúng liều lượng.
- Nuôi dưỡng hoa: giai đoạn này cũng là quan trọng vì đây là gia đoạn cuối để chuẩn bị thu nhận thành quả. Sau khi mầm cây mọc lên được tầm khoảng 10-15 ngày, lá sẽ từ màu đỏ tía hoặc xanh non chuyển sang đậm dần và xuất hiện dấu hiệu chững lại, không còn vươn dài nữa. Thời điểm này, các bạn cần sử dụng những loại phân bón hoa hồng có chứa nhiều thành phần kali hoặc các loại phân mang công dụng kích, dưỡng hoa. Sau giai đoạn chơi hoa, các bạn hãy cắt tỉa hoa và cành tăm rồi quay trở lại giai đoạn bón kích mầm.
3.2.2. Cách bón
Tùy theo hướng dẫn bón của từng loại, có loại sẽ bón rải quanh gốc hoặc phun trực tiếp lên lá hoặc tưới xuống gốc cây. Theo đặc tính của mỗi mùa mà bón lượng phân phù hợp. Vào mùa hè nên bón một lượng phân hữu cơ nhỏ hơn và chu kì bón xa nhau hơn so với mùa thu. Khi trời vào đông nên dùng một chút phân hóa học.
4. Lưu ý khi sử dụng phân bón cho hoa hồng
- Nên sử dụng phân bón cho hoa hồng vào lúc chiều mát mẻ. Tránh bón vào lúc trưa nắng gắt hoặc tối muộn vì sẽ gây phản tác dụng và tạo điều kiện cho sâu bệnh phát triển.
- Bón phân vào lúc trước khi cây ra hoa hoặc sau khi hoa đã tàn chứ không nên bón phân vào giai đoạn cây đang ra hoa.
- Cung cấp đủ lượng nước để hòa tan phân bón, tạo điều kiện cho cây dễ dàng hấp thụ và phát triển.
- Không nên chỉ sử dụng một loại phân bón hữu cơ duy nhất.
- Trường hợp muốn sử dụng hoa hồng làm thực phẩm thì phân hoá học chỉ nên bón 1 lần ngay sau khi cắt để giảm thiểu sự tồn đọng phân bón trong cây hoa.
- Trước khi bón phân, hãy xử lý những vấn đề sâu bệnh gây hại cho cây.
Nếu bạn còn đang thắc mắc gì về phân bón cho hoa hồng thì hãy liên hệ đến với MY GARDEN theo thông tin sau:
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :