Bật mí đất trồng đinh lăng giúp cây phát triển tốt

Đinh lăng là cây dễ trồng, sống nhiều năm, không kén đất nhưng không phải đất trồng đinh lăng nào cũng mang lại lợi ích tốt nhất. Phải biết chọn loại đất phù hợp với nó.

Cây đinh lăng với nhiều công dụng

Đinh lăng là loại cây trồng mang lại nhiều lợi nhuận lớn nên được rất nhiều người quan tâm. Tuy nhiên không phải ai cũng có kỹ thuật trồng cây cũng như chăm sóc cây tốt, đặc biệt là cách chọn đất trồng đinh lăng cực kỳ cẩn thận. Nếu bạn chưa biết loại đất nào phù hợp với đinh lăng thì hãy tham khảo bài viết dưới đây.

1. Đặc điểm của cây đinh lăng

1.1 Đặc điểm

Vài năm trở lại đây, đinh lăng đang dần được con người ưa chuộng bởi tận dụng hầu như hết các lợi thế mà nó đem lại. Nếu như trước kia đinh lăng chỉ được trồng để lấy lá ăn sống, làm cảnh thì bây giờ được trồng làm dược liệu. Nhiều địa phương có chính sách khuyến khích phát triển trồng cây đinh lăng.

Đinh lăng thuộc loại cây nhỏ, cao khoảng 0,8-1,6m, cây thường trồng để lấy lá ăn sống, làm nem,… hay được trồng trước nhà, trước ngõ, trong chùa,… Lá cây kép, mọc so le, mép lá có răng cưa. Đinh lăng có hoa nhỏ màu trắng, nở thành tán, quả đinh lăng dẹt. Khi phơi khô, đinh lăng có mùi thơm đặc biệt mà lá tươi không có mùi đặc trưng này. Ngoài ra củ đinh lăng còn được săn đón rất nhiều, người ra dùng củ đinh lăng để ngâm rượu, làm thuốc.

Là loại cây ưa ẩm ưa sáng nhưng đinh lăng cũng chịu hạn, chịu bóng rất tốt và cây không ưa ngập úng. Đất trồng đinh lăng tốt nhất là đất pha cát và cây phát triển mạnh trong khoảng giữa thu tới cuối xuân.

Từ xưa theo quan niệm dân gian, ông cha ta chia đinh lăng thành 2 loại, đó là đinh lăng nếp và đinh lăng tẻ. Đinh lăng nếp là loại lá bé, xoăn, củ to, rễ nhiều và mềm, vỏ bì dày. Loại này thường được chọn để làm giống bởi đem lại năng suất cao. Khác với đinh lăng nếp thì đinh lăng tẻ lại có lá xẻ thùy to, vỏ thân xù xì, màu lá xanh nhạt, không thơm, củ nhỏ mà rễ ít, rất cứng đem lại năng suất thấp. Nếu chọn loại đinh lăng để làm kinh tế thì bà con nên trồng đinh lăng nếp, dễ trồng, dễ chăm sóc.

1.2 Tiêu chí chọn đất trồng đinh lăng đem lại năng suất cao

Để có vụ mùa bội thu, bà con cần chọn đất trồng phù hợp với đinh lăng. Chúng ta đã biết đinh lăng là loại cây chịu hạn, không ưa ứ đọng nước nên chọn loại đất cát pha có độ tơi xốp, thoáng đặc biệt có khả năng giữ ẩm ở mức trung bình.

Trường hợp trồng cây đại trà thì nên làm cho đất trồng đinh lăng trở nên tơi xốp, tốt nhất là cày, làm luống cao 20-50cm, các hố sâu khoảng 20cm, khoảng cách giữa các hố là 50cm. Một mẹo nhỏ giúp cho đinh lăng phát triển tốt đó là bón lót bằng phân chuồng, phân NPK, sau đó lấp lên một lớp đất rồi mới đặt cây lên trên, tránh để rễ cây tiếp xúc trực tiếp với phân.

Sau khi trồng xong, chúng ta nên phủ một lớp rơm rạ lên đất trồng đinh lăng để giữ ẩm, tạo mùn tơi xốp. Giúp đất không bị rửa trôi khi mưa xuống.

2. Loại đất trồng đinh lăng giúp cây lớn như “bão”

2.1 Đất thịt

Cải tạo đất thịt để trồng cây

Đất thịt là loại đất có tỉ lệ các hạt cũng như đặc tính lý hóa nằm ở giữa đất cát và đất sét. Đất cát gồm 3 loại hạt cát, hạt sét và limon, có độ pH 3,5- 6. Nếu đất thịt nhẹ là loại đất có tỉ lệ hạt cát lớn thì đất thịt nặng có tỉ lệ hạt cát ít hơn. Tuy nhiên, đất thịt trung bình là loại tốt vì nó có đặc tính lý hóa sinh phù hợp cho nhiều cây trồng. 

 

3. Hướng dẫn cách chăm sóc cây sau khi trồng

3.1 Tưới nước

Đinh lăng là loại cây có thể chịu được hạn hán nhưng trong thời gian ban đầu bà con nên cung cấp đủ nước cho cây để cây sinh trưởng tốt, không bị sâu bệnh, héo úa. Vào những ngày mưa liên tục, bà con phải đặc biệt quan tâm đến tình trạng của cây, xem xét hệ thống thoát nước, tránh tình trạng ngập úng dẫn đến thối dễ.

3.2 Bón phân

Sau 6 tháng cây được trồng thì tiến hành bón thúc vào đất trồng đinh lăng loại phân Ure

Trồng được 2 năm thì cắt tỉa bớt cành và lá thừa, thường thì vào tháng 4 hoặc tháng 9 hằng năm. Sau lần tỉa đầu, bà con nên cho cây ăn thêm phân NPK, Kali và bón thêm phân chuồng. Đặc biệt, phải làm cỏ thường xuyên, giúp cây phát triển khỏe mạnh, tránh các mầm bệnh sinh sôi, nảy nở.

3.3 Một số lưu ý khi cây có dấu hiệu lạ

Cũng giống như các loại cây trồng khác, đinh lăng cũng bị một số bệnh như bệnh thối rễ, bị sâu ăn,…

Bệnh thối rễ do nấm Pythium gây nên, dấu hiệu của bệnh này là cây còi cọc, lá chuyển sang úa vàng, phần gốc đào lên bị thối mục có màu nâu sẫm

Khi cây bị sâu ăn thì dấu hiệu là lá ít, chậm lớn,…

Để phòng trừ các loại bệnh này bà con cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật để xử lý, tránh tình trạng lạm dụng thuốc dẫn đến ô nhiễm đất trồng đinh lăng. Nếu bệnh nặng không xử lý được thì cần loại bỏ luôn cây đó, để tránh lây lan.

Trên đây chúng tôi đã chia sẻ với bạn một số mẹo để giúp cây đinh lăng mang lại lợi nhuận cao, đặc biệt là đất trồng đinh lăng. Với những chia sẻ trên hi vọng bạn có thêm những kinh nghiệm hữu ích khi trồng cây đinh lăng.

Tham khảo thêm một số sản phẩm tại My Garden. Chúng tôi chuyên cung cấp các sản phẩm về nông nghiệp luôn cam kết đảm bảo về uy tín và chất lượng, liên hệ ngay với chúng tôi ngay để được tư vấn tận tình nhất.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.