Chế phẩm EM gốc hay chế phẩm sinh học EM được sử dụng rất phổ biến trong đời sống cũng như trong sản xuất nông nghiệp. Vậy chế phẩm EM gốc là gì? Nó được tạo nên như thế nào và được ứng dụng cho những công việc gì? Hãy cùng My Garden tìm hiểu chi tiết trong phần nội dung dưới đây nhé!
Mục lục
1. Một vài thông tin khái quát về chế phẩm EM gốc
Chế phẩm sinh học EM gốc mang đến cho đời sống và hoạt động sản xuất của con người nhiều lợi ích. Vì vậy, để việc sử dụng chế phẩm sinh học có hiệu quả hơn, chúng ta cần hiểu rõ về chế phẩm này.
1.1. Chế phẩm EM gốc (em 1) là gì?
Chế phẩm sinh học EM gốc là một chế phẩm vi sinh gốc EM với tên gốc là Effective Microorganisms. Nó có nghĩa là những vi sinh vật hữu ích có thể sống cộng sinh để tạo ra một hệ thống vi sinh phục vụ cho các công việc khác nhau của đời sống.
Chế phẩm gốc EM được sáng tạo bởi Tiến sĩ Teruo Higa, giáo sư giảng dạy và nghiên cứu tại đại học Tổng hợp Ryukyus, Okinawoa, Nhật Bản. Chế phẩm sinh học này được nghiên cứu và đưa vào ứng dụng thực tiễn từ năm 1980.
Sau này, chế phẩm gốc EM hay còn gọi là chế phẩm EM 1 được pha chế và ngâm ủ với nhiều công thức khác nhau để tạo nên các chế phẩm sinh học mới phục vụ các công việc khác nhau trong đời sống con người.
1.2. Chế phẩm EM gốc có những thành phần nào?
Chế phẩm gốc EM có khoảng 80 loài vi sinh vật kỵ khí và hiếu khí được chọn từ hơn 2000 loài thuộc các nhóm:
- Vi khuẩn lactic: Là những vi khuẩn có thể giúp phân hủy chất hưu cơ nhanh chóng, làm mất mùi hôi, giảm khí độc từ đó là sạch môi trường. Bên cạnh đó, những vi khuẩn này cũng giúp chuyển hóa những dưỡng chất từ dạng khó phân hủy thành những dưỡng chất dạng dễ phân hủy mà cây trồng vật nuôi có thể hấp thu được.
- Nấm men giúp tạo ra các vitamin và các axitamin hỗ trợ quá trình sản sinh ra các vi sinh vật khác hoặc các chất sinh trưởng cho cây trồng.
- Vi khuẩn quang hợp: Gồm các vi khuẩn có thể tổng hợp được các chất hữu cơ và dinh dưỡng từ khí CO2 và H2O cho cây trồng.
- Nhóm vi khuẩn cố định Nitơ là nhóm vi khuẩn có khả năng sử các chất hữu cơ sinh ra từ quá trình quang hợp để chuyển N2 trong không khí thành các hợp chất Nitơ mà cây trồng có thể hấp thụ được.
- Xạ khuẩn là nhóm vi khuẩn có thể sản sinh ra các chất kháng sinh ức chế vi sinh vật gây bệnh và tham gia vào quá trình phân giải chất hữu cơ.
Như vậy, các vi sinh vật trong chế phẩm sinh học EM đều là những vi sinh vật hữu ích có thể cung cấp vào môi trường tự nhiên đồng thời cùng với những vi sinh vật có ích sẵn trong cmôi trường đó sẽ hạn chế các vi sinh vật có hại. Với các vi sinh vật hoàn toàn tự nhiên, chế phẩm EM luôn đảm bảo độ an toàn sinh học.
1.3. Đặc điểm của chế phẩm EM gốc
Để đáp ứng tính hoạt động và an toàn chế phẩm EM gốc mang một số đặc điểm riêng có của một số loại sinh vật như:
- Dạng vật chất: Dung dịch đậm đặc màu nâu vàng, có mùi dễ chịu, vị chua ngọt. Ngoài ra, hiện nay đã có một số chế phẩm EM dạng bột được nhập khẩu từ nước ngoài.
- Độ pH: nhỏ hơn 3.5. (Độ pH >4 là chế phẩm hỏng).
- Dung dịch EM1 gốc sử dụng để chế tạo ra các chế phẩm dẫn xuất khác như EM thứ cấp, EM5, Bokashi
- Vi sinh vật sống trong EM cho phép hoạt động ở nhiều môi trường khác nhau, do đó có thể ứng dụng cho nhiều ngành.
- Đóng gói: Chế phẩm EM gốc hiện được đóng gói rất đa dạng từ các gói dạng bột 100g-500g và các chai nhựa 1 lít cho đến can lớn 50 lít.
- Chế phẩm EM-1 có nhiều loại, tuy nhiên chỉ có EM gốc mang logo màu xanh đã được tổ chức EMRO Nhật bản đăng ký bản quyền ở mỗi nước mới là sản phẩm chính thống.
>>>>XEM THÊM NGAY: Chế phẩm EM Plus gói 1kg cải tạo đất, kháng nấm bệnh, tuyến trùng
2. Tác dụng của chế phẩm EM gốc trong đời sống
Chế phẩm EM gốc được ứng dụng rất phổ biến trong đời sống hiện nay, trong đó phổ biến nhất là trong nông nghiệp, xử lý môi trường và chăn nuôi
2.1. Chế phẩm sinh học EM ứng dụng trong nông nghiệp
Trong nông nghiệp, vấn đề đất trồng cũng như dinh dưỡng cây trồng chính là vấn đề quan trọng nhất. Nhờ có các chế phẩm sinh học EM, các nhà nghiên cứu đã giúp cho sản xuất nông nghiệp sạch và bền vững hơn.
2.1.1. Chế phẩm sinh học xử lý đất
EM gốc và các chế phẩm khác từ EM gốc giúp phân hủy các chất hữu cơ nhanh chóng, thúc đẩy quá trình phân giải chất hữu cơ, tăng cường hệ sinh vật có lợi trong đất trồng. Đồng thời, các vi sinh vật có lợi trong chế phẩm sinh học cũng ức chế các loại vi sinh vật có hại khác.Từ đây, đất trồng được làm sạch, tăng cường dinh dưỡng và nâng cao chất lượng để cây trồng phát triển tốt nhất.
2.1.2. Chế phẩm sinh học EM đối với cây trồng
Các chế phẩm sinh học cũng được sử dụng để tăng khả năng sinh trưởng và phát triển trực tiếp cho cây trồng như: khả năng quang hợp, kích thích cây ra rễ khỏe, lá dày, tăng khả năng hấp thụ chất dinh dưỡng từ đất hoặc phân bón.
Các chế phẩm từ EM gốc cũng được sử dụng để làm các loại phân bón cho cây trồng như: Chế phẩm EM Plus gói 1kg cải tạo đất, kháng nấm bệnh, tuyến trùng, Chế phẩm sinh học EM Root chai 250ml siêu ra rễ, nảy chồi mạnh, Chế phẩm sinh học EM-DP chai 250ml trị bệnh hại cây…Đây đều là những chế phẩm từ EM gốc hỗ trợ cây trồng phát triển tốt nhất.
2.2. Chế phẩm EM giảm mùi và khử trùng
- Chế phẩm EM gốc cũng được sử dụng để làm các chế phẩm thứ phát giúp xử lý các vấn đề về môi trường như:
- Làm giảm mùi hôi của thức ăn ôi thiu, bãi rác, nhà vệ sinh…
- Khử mùi, làm sạch mùi cho các địa điểm bị nhiễm bẩn, có mùi hôi
- Khử trùng nước sau lũ lụt, nhiễm mặn, nước ô nhiễm.
- Tiêu hủy xác động vật, gia súc chết do dịch bệnh…
2.3. Chế phẩm sinh học EM trong chăn nuôi và thủy sản
- EM gốc được ủ chế theo công thức nhất định để trộn vào thức ăn chăn nuôi cho gia súc và thủy sản.
- Sử dụng EM để ủ chế các chế phẩm khác xử lý môi trường chăn nuôi, xử lý ao nuôi.
- EM gốc làm chế phẩm đệm lót sinh học cho vật nuôi, giảm khả năng gây bệnh.
- Sử dụng chế phẩm sinh học EM để làm giảm bệnh lý trên tôm cá và các loại thủy sản khác.
3. Tìm hiểu một số dạng thứ phát của chế phẩm sinh học EM gốc
Như đã giới thiệu ở trên, chế phẩm EM gốc được điều chế thành các dạng thứ phát hay còn gọi là các dạng chuyển hóa khác phục vụ cho những công việc khác nhau của đời sống.
3.1. Chế phẩm em 2
EM 2 được điều chế từ EM gốc hay EM1 được sử dụng để phân giải các chất hữu cơ, khử trùng làm sạch môi trường, trong nông nghiệp chúng đượ sử dụng để cải thiện tính chất hoá lý của đất, trong chăn nuôi được sử dụng hỗ trợ tăng trưởng cho vật nuôi.
3.1.1.Công thức pha chế phẩm EM2
Công thức pha chế phẩm EM2 từ chế phẩm gốc EM1 như sau:
Nguyên liệu: 1 lít chế phẩm gốc EM1 + 1 lít mật đường + 18 lít nước + thùng chứa có nắp đậy kín (Dung tích khoảng 45 – 50 lít). Có thể sử dụng thêm thêm 2-3kg bột ngô hoặc cám gạo.
3.1.2. Cách ủ chế phẩm EM2
Quy trình chế và ủ EM2 được thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Đổ nước vào thùng, đổ mật mía vào và khuấy cho tan mật mía.
Bước 2: Nếu sử dụng bột ngô hoặc cám gạo, đổ bột vào và khuấy đều.
Bước 3: Đổ 1 lít chế phẩm gốc EM vào và khuấy đều.
Bước 4: Đậy nắp thùng, đảm bảo yếm khí và bảo quản ở nhiệt độ thường, tránh ánh nắng trực tiếp.
Lưu ý: Thời gian ủ từ trong 3 đến 5 ngày sẽ tạo ra 20 lít EM2. Có thể thực hiện các bước tương tự với EM gốc dạng bột.
3.2. Chế phẩm EM5, EM tỏi
EM5 là chế phẩm sinh học được điều chế tăng sinh từ chế phẩm gốc EM1. EM5 được sử dụng để EM5 kích thích tôm cá tăng trưởng, kiểm soát bệnh dịch, trị nấm và ký sinh trùng bám trên tôm cá, làm sạch vỏ tôm… Từ EM5 ngâm tỏi sẽ tạo ra EM tỏi được sử dụng để phòng ngừa sâu bệnh, tăng cường sức để kháng và chống chịu thời tiết cho cây trồng, hỗ trợ cây trồng tăng trưởng nhanh.
3.2.1. Nguyên liệu để ủ chế EM5
Để điều chế EM5, chúng ta cần sử dụng những nguyên liệu như:
- Chế phẩm EM 1: 1 lít
- Mật mía hoặc rỉ đường: 1 lít
- Giấm: 1 lít
- Nước sạch: 6 lít
- Cồn thực phẩm 40-500 :1 lít
Ngoài ra, chúng ta có thể thay thế cồn thực phẩm bằng rượu trắng 35-390
3.2.2. Các bước ủ chế EM5
Sử dụng thùng chứa có nắp đậy để đảm bảo điều kiện yếm khí khi ủ. Các bước ủ được tiến hành như sau:
Đổ nước vào thùng và đổ mật mía hoặc rỉ đường vào và khuấy cho tan.
Đổ giấm + rượu (hoặc cồn) vào hỗn hợp mật mía + nước đã hòa tan, khuấy cho tan hoàn toàn.
Đậy kín nắp thùng và ủ trong vòng 3 ngày.
Lưu ý: Khi sử dụng có thể ngâm thêm cùng tỏi để làm thuốc bảo vệ thực vật tự nhiên, trộn với thức ăn của tôm cá, tạt ao tôm cá để trị ký sinh trên vỏ tôm cá.
3.3. Cách ủ chế EM FPE từ EM gốc
EM FPE hay còn được gọi là EM thực vật Fermented plant extract là loại chế phẩm chiết suất cây trồng lên men EM. EM F.P.E được ủ chế ra sẽ bao gồm các axit hữu cơ, khoáng chất, các chất hoạt động sinh học và các chất hữu cơ có lợi có nguồn gốc từ thực vật.
3.3.1. Nguyên liệu ủ chế EM PFE
Để tiến hành ủ chế EM PFE chúng ta cần có những nguyên liệu như sau:
- Các loại thực vật xanh và có mùi thơm( ngải cứu, bạc hà, các loại cây lá xanh, cành non, quả non xanh): khoảng từ 2 -3 kg chặt nhỏ.
- Nước sạch (có thể sử dụng thêm 0.1% nước biển để tăng khoáng chất): 14 lít.
- Rỉ đường : 420ml
- Chế phẩm EM1 : 420ml
3.3.2. Cách ủ chế EM FPE
Quá trình ủ chế EM F.P.E được tiến hành cụ thể theo những công đoạn như sau:
Bước 1: Chặt nhỏ cỏ, cây thành đoạn từ 2-5cm rồi cho vào thùng (thùng có nắp đậy kín)
Bước 2: Hòa tan EM1, rỉ đường vào nước, hòa tan sau đó đổ vào thùng chứa cỏ.
Bước 3: Phủ một lớp nilon đen trên miệng thùng sau đó sử dụng vật nặng ép nén cỏ trong thùng xuống.
Bước 4: Nén chặt cỏ, đậy chặt nắp thùng để tạo điều kiện yếm khí.
Bước 5: Đặt thùng ở nơi ấm 25-300C, đảo trộn cỏ trong thùng để xả khí gas sinh ra do lên men. Thời gian lên men từ 5 đến 7 ngày tùy theo nhiệt độ môi trường.
3.4. Ủ chế EM-Bokashi từ EM gốc
EM-Bokashi có thể được sử dụng để làm thức ăn gia súc hoặc xử lý môi trường dựa trên các nguyên liệu ủ chế khác nhau.
3.4.1. Các nguyên liệu để ủ chế EM-Bokashi
EM Bokashi có thể được tạo nên từ các vật liệu hữu cơ từ thực vật hoặc động vật như:
Nguyên liệu từ thực vật: Cám ngô, lúa, trấu, vỏ đỗ, rơm, rạ, bùn ép, bã mía, cỏ băm, mùn cưa, sơ dừa, cỏ biển khô….
Nguyên liệu từ phế thải động vật: bột cá, xương, phân gia súc, phế thải chế biến thịt, vỏ cua…
Nguyên liệu từ rác thải nhà bếp: cuống rau, vỏ trứng, thực phẩm thừa…
3.4.2. Công thức ủ chế EM Bokashi
*Để ủ chế Bokashi làm thức ăn cho gia súc, bạn có thể ủ theo công thức:
Bước 1: Công thức ủ: 20 lít nước + 1 lít chế phẩm gốc EM1 + 1 lít Rỉ đường + (30 – 50kg) nguyên liệu thực vật (Cám ngô, gạo, thức ăn gia súc…).
Bước 2: Trộn đều thức ăn cho gia súc kết hợp phun dung dịch đã tạo ở bước 1. Lưu ý, trộn đến khi ẩm khoảng 40%.
Bước 3: Cho thức ăn vừa trộn vào bao hoặc thùng chứa, đậy kín để tạo môi trường kỵ khí.
Bước 4: Ủ kỹ từ 7-10 ngày, kiểm tra thấy hỗn hợp lên men ngọt, thơm, có mốc trắng là đã hoàn thành và có thể đem cho vật nuôi ăn.
*Cách ủ chế EM Bokashi để xử lý môi trường
Công thức ủ chế: 100 lít Nước + 5 lít Rỉ đường + mùn cưa + Cám gạo + 5 lít EM1.
Các bước ủ chế:
Bước 1: Lấy tỷ lệ 1:1 cám gạo và mùn cưa, trộn đều.
Bước 2: Phun hỗn hợp công thức ủ chế bên trên vào cám gạo và mùn cưa đã trộn, phun ẩm khoảng 40%.
Bước 3: Cho hỗn hợp đã phun ẩm vào bao hoặc thùng chứa, đậy kín để lên men kỵ khí. Thời gian ủ từ 5 – 7 ngày.
4. Mua chế phẩm em gốc ở đâu?
Hiện nay, chế phẩm EM được bán rất rộng rãi trên thị trường. Tuy nhiên để mua chế phẩm em khách hàng nên lựa chọn sản phẩm tại các địa chỉ uy tín để đảm bảo chất lượng cũng như độ an toàn.
Khách hàng cần sử dụng chế phẩm EM gốc hoặc các chế phẩm khác từ EM1 thì đừng quên liên hệ ngay với My Garden. Chúng tôi luôn sẵn sàng các chế phẩm sinh học từ EM gốc sử dụng trong nông nghiệp và xử lý các vấn đề về dinh dưỡng hữu cơ.
>>> ĐỬNG BỎ LỠ: 3 loại chế phẩm chế phẩm sinh học cho hoa lan an toàn, hiệu quả
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :