Nông nghiệp hữu cơ đang là xu hướng phát triển an toàn và bền vững trên toàn thế giới. Với các chế phẩm sinh học đang được sử dụng ngày càng nhiều trong trồng trọt, tuy nhiên nhiều người chưa hiểu rõ công dụng tuyệt vời của sản phẩm này. Hôm nay My Garden sẽ giới thiệu tới các bạn khái niệm chế phẩm sinh học là gì và ứng dụng của nó trong nông nghiệp.
Mục lục
1. Chế phẩm sinh học là gì?
Những năm gần đây do điều kiện khí hậu thay đổi thất thường cùng với việc lạm dụng phân bón hóa học và thuốc bảo vệ thực vật trong thời gian dài đã khiến đất trồng bị thoái hóa, sự phát triển của các loại sâu bệnh có hại cho mùa màng. Phát minh ra chế phẩm sinh học là bước đột phá mới trong nghiên cứu thực nghiệm mà sản phẩm được điều chế, chiết xuất từ những thành phần nguyên liệu có sẵn trong tự nhiên và có nguồn gốc từ thực vật (rong, rêu, tảo…), động vật (giun quế, côn trùng…), vi sinh vật… Các sản phẩm chế phẩm sinh học có độ an toàn cao, thân thiện với con người và môi trường, không gây độc hại cho vật nuôi, cây trồng, thủy sản.
Cụm từ “chế phẩm sinh học” (Probiotics) có nguồn gốc từ tiếng Hy Lạp, gồm hai từ Pro là “Thân thiện” và Biosis là “sự sống”. Thay cho việc sử dụng thuốc trừ sâu để tiêu diệt các loại vi khuẩn, nấm bệnh thì chế phẩm sinh học được sản xuất với mục đích kích thích sự gia tăng các loài vi khuẩn có lợi trong môi trường để tăng khả năng tự kháng bệnh của cây trồng.
Các “Chế phẩm sinh học” được sản xuất phục vụ cho canh tác nông nghiệp mà chúng ta thường gặp như: phân bón sinh học, thuốc trừ sâu sinh học cho cây trồng; men ủ vi sinh phục vụ cho chăn nuôi; các chế phẩm bổ sung vi sinh vật có lợi cho nguồn nước, thức ăn vi sinh dùng trong nuôi trồng thủy sản; chế phẩm vi sinh, thảo mộc giúp xử lý chất thải ngoài môi trường…
Một số thói quen có hại cho cây trồng mà nông dân thường gặp phải:
- Lạm dụng phân bón hóa học
Phân hóa học bón trực tiếp vào đất, sẽ chỉ có khoảng 60% đến 70% lượng hòa tan được cây trồng hấp thụ được. Còn lại 30-40% không hòa tan và bị tồn trong đất, khiến đất bị nèn cứng làm cho bộ rễ của cây không hấp thụ được dinh dưỡng nên cây phát triển kém, dễ bị nấm bệnh và sâu tấn công.
- Lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật
Sử dụng trực tiếp các loại thuốc hóa học có thể nhanh chóng diệt trừ sâu bệnh. Tuy nhiên việc sử dụng liên tục sẽ khiến cây trồng bị kháng thuốc. Nấm bệnh, sâu bệnh có hại khi tiếp xúc với môi trường thuốc hóa học thường xuyên, cơ thể chúng sẽ tự điều tiết để kịp thích nghi và sinh trưởng trong chính môi trường thuốc hóa học. Khi đó việc trị tận gốc sâu bệnh cho cây trồng sẽ càng trở lên khó khăn và phức tạp hơn.
- Lạm dụng chất kích thích sinh trưởng
Nhờ chất kích thích sinh trưởng mà cây trồng có thể lớn rất nhanh nhưng lại khiến cây khó đậu quả. Hoặc ra quả rất nhiều nhưng sau khi một mùa thu hoạch cây sẽ bị héo khô và chậm phát triển hơn.
Bên cạnh những vấn đề do thói quen canh tác lâu đời ảnh hưởng đến đất đai, dịch bệnh, năng suất cây trồng. Dư lượng thuốc bảo vệ thực vật và chất kích thích còn tồn trong cây ăn quả, hoa màu vượt mức cho phép. Điều này đang kiềm chế sự phát triển của ngành nông nghiệp muốn đưa sản phẩm ra thị trường nước ngoài và tăng giá thành sản phẩm của mình.
Trước những thực trạng báo động như vậy, hiện nay nhờ có các chế phẩm sinh học như: thuốc trừ sâu sinh học, thuốc trừ bệnh sinh học, phân bón hữu cơ vi sinh,… Nhiều nông dân đã mạnh dạn tìm ra cho mình hướng đi mới, giải pháp nông nghiệp công nghệ cao khi áp dụng các chế phẩm sinh học vào quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Nâng cao giá trị sản phẩm nông nghiệp và đảm bảo sức khỏe cho người tiêu dùng.
2. Vai trò của chế phẩm sinh học trong sản xuất nông nghiệp
2.1. Vai trò của sử dụng chế phẩm sinh học
- Không gây ảnh hưởng có hại đến sức khỏe con người, vật nuôi, cây trồng. Không gây ô nhiễm môi trường
- Có tác dụng cân bằng hệ sinh thái ( vi sinh vật, dinh dưỡng …) trong môi trường đất nói riêng và môi trường sinh thái nói chung.
- Sử dụng các chế phẩm sinh học không làm hại tới kết cấu đất, thoái hóa đất mà còn góp phần tăng độ phì nhiêu trong đất.
- Có tác dụng đồng hóa các chất dinh dưỡng trong đất, góp phần tăng năng suất và chất lượng nông phẩm.
- Tiêu diệt côn trùng gây hại, tăng sức đề kháng bệnh của cây trồng mà không làm ảnh hưởng tới môi trường như các loại thuốc bảo vệ thực vật có nguồn gốc hóa học khác.
- Có khả năng phân hủy, chuyển hóa các chất hữu cơ bền vững, các phế thải sinh học, phế thải nông nghiệp, công nghiệp, góp phần giúp làm sạch môi trường.
2.2. Các chế phẩm sinh học cơ bản được chia làm 3 nhóm
- Nhóm 1: chế phẩm sinh học ứng dụng cho việc phòng trừ sâu, bệnh hại cho cây trồng.
- Nhóm 2: chế phẩm sinh học dùng cho sản xuất phân bón hữu cơ sinh học, phân hữu cơ vi sinh, chất kích thích tăng trưởng cho cây trồng.
- Nhóm 3: chế phẩm sinh học dùng trong cải tạo đất, xử lý phế thải nông nghiệp.
3. Các chế phẩm sinh học tốt nhất cho cây trồng
My Garden với nhiều năm kinh doanh trong lĩnh vực nông nghiệp, hiện nay đang cung cấp rất nhiều sản phẩm chế phẩm sinh học chất lượng cho trồng trọt. Bạn có thể tham khảo các dòng sản phẩm được công nhận đạt chất lượng cao, an toàn cho cây trồng và con người với giá thành hợp lý dưới đây
3.1. Chế phẩm vi sinh đậu tương P-gro
P-gro là chế phẩm có chứa lượng lớn các vi sinh vật sống. Các vi sinh vật này đều có ích cho sự phát triển của các loại cây trồng. Chế phẩm Pgro là sản phẩm có nguồn gốc từ Nhật Bản được đóng chai và sản xuất tại Công ty TNHH đầu tư Tân Hồng Đức. Sản phẩm có nhiều ưu điểm vượt trội như:
- Cung cấp dưỡng chất đầy đủ cho cây trồng: thành phần của P-gro gồm có Acid béo Natri, Sodium Carbonate và Enzym với phương pháp điều chế độc quyền đến từ Nhật Bản. Sản phẩm có khả năng kích thích cây trồng mọc mầm và mọc rễ.
- Bảo vệ cây trồng khỏi các loại bệnh: cung cấp dưỡng chất cho cây, có khả năng ngăn ngừa các loại vi khuẩn và sinh vật có hại cho cây trồng.
- Thân thiện với môi trường: thành phần được sản xuất hoàn toàn từ thiên nhiên gồm dịch đậu tương, vitamin tổng hợp nhằm mang đến những vi sinh vật có lợi cho cây và đất trồng. Nên sản phẩm này rất thân thiện với môi trường và sức khỏe của người sử dụng.
- Cải tạo đất trồng: trong thành phần của chế phẩm P-gro có chứa những vi khuẩn có lợi cho đất.
3.2. Chế phẩm EM Plus
Chế phẩm có chức năng nuôi dưỡng cây, ngăn chặn tuyến trùng vàng lá đồng thời bảo vệ bộ rễ cây. Chế phẩm EM Plus gia tăng sức đề kháng cho cây trồng trước tác động của môi trường ngoại cảnh. Sản phẩm giúp khống chế tình trạng cây bị thối, chết trong mùa bão lũ hiệu quả. Công dụng của sản phẩm gồm:
- Kháng các loại nấm bệnh tuyến trùng
- Kháng các loại bệnh lý liên quan đến thân cây trồng
- Kích thích ra rễ, bảo vệ rễ cây
- Cải tạo đất và giải độc đất
3.3. Chế phẩm sinh học Bio HLC
Sử dụng Chế phẩm sinh học Bio HLC giúp phòng trừ sâu hại, bổ sung vi nấm và bảo vệ cây trồng. Công dụng chế phẩm sinh học Bio HLC như sau:
- Chế phẩm sinh học Bio HLC phòng trừ sâu hại: sâu bọ, côn trùng, nhện đỏ, nhện trắng, các loài bọ phấn,…
- Bổ sung vi nấm, bảo vệ cây trồng
- Chế phẩm sinh học Bio HLC giúp tăng hiệu quả kinh tế: tăng năng suất cây trồng, không để lại tồn dư, giảm sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật trong quá trình trồng trọt.
Qua bài viết trên My Garden hy vọng bạn đã hiểu rõ chế phẩm sinh học là gì và ứng dụng tuyệt vời của sản phẩm trong sản xuất nông nghiệp. Đến với My Garden để được tư vấn miễn phí sản phẩm chất lượng và phù hợp nhất cho mọi nhu cầu của bạn.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :