Trùn quế là loại phân hữu cơ giàu dinh dưỡng và hoàn toàn không gây hại tới môi trường. Bởi thế, nhiều gia đình, nhà vườn quan tâm đến cách nuôi trùn quế trồng rau sạch để cung cấp cho mọi loại cây trồng. Nếu bạn có cùng mối quan tâm, đừng bỏ lỡ bài viết để được bật mí bí quyết nuôi trùn quế tại nhà từ A đến Z!
Mục lục
1. Các vật dụng cần thiết để nuôi trùn quế trồng rau sạch tại nhà
Trùn quế còn được gọi là phân trùn đỏ là loại phân hữu cơ thu hoạch được sau quá trình nuôi sinh vật trùn quế. Trong loại phân này có chứa hàm lượng lớn các vi sinh vật, vi khuẩn cố định đạm, khuẩn giải lân có lợi cho cây trồng. Để tự nuôi trùn quế tại nhà, bạn cần chuẩn bị các nguyên vật liệu cần thiết sau đây:
1.1. Thùng xốp hoặc thùng nhựa có nắp đậy
Các loại thùng làm từ chất liệu xốp hoặc nhựa đều thích hợp để nuôi trùn quế. Chỉ có điều bạn nên chú ý sử dụng thùng có nắp đậy để ngăn chặn sự “phá hoại” từ các loại chuột.
1.2. Con giống trùn quế
Lời khuyên cho bạn là nên mua con giống trùn quế tại các trang trại lớn. Bởi những nơi này mới đảm bảo chất lượng của con giống tốt nhất.
1.3. Đất ẩm
Đất nuôi trùn quế cần lựa chọn kỹ lưỡng mới tạo môi trường thuận lợi cho sinh vật này phát triển mạnh. Bạn nên chọn đất có độ ẩm thích hợp, tơi xốp, tránh đất khô và nhiều sỏi đá.
1.4. Thức ăn cho trùn quế
Trùn quế là một loại sinh vật ăn tạp và rất dễ nuôi nên bạn không quá khó khăn trong quá trình chọn thức ăn. Nuôi trùn quế bằng rau, vỏ đậu, bã đậu nành, vỏ trái cây… hoặc các phụ phẩm nông nghiệp như thân đậu, lạc, ngô, rơm rạ băm nhỏ. Ngoài ra, trùn quế rất yêu thích phân các loại động vật như gà, vịt, lợn, bò, dê. Bạn có thể ủ các loại phân này với phụ phẩm nông nghiệp nghiền nhỏ rồi trộn với đất.
2. Bật mí cách nuôi trùn quế trồng rau sạch đơn giản
Trùn quế là một loại phân sạch và giàu dưỡng chất cho cây trồng. Đặc biệt, nuôi trùn quế bằng rác thải thực vật hữu cơ đang là giải pháp được nhiều hộ gia đình, nhà vườn lựa chọn để tiết kiệm chi phí phân bón. Hơn thế, loại phân này góp phần không nhỏ giúp nhà vườn tận dụng phụ phẩm nông nghiệp hiệu quả. Bạn có thể áp dụng cách nuôi trùn quế đơn giản với các bước vô cùng đơn giản dưới đây!
2.1. Chuẩn bị thùng nhựa
Cách làm thùng nhựa nuôi trà quế thực hiện rất đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị thùng nhựa có nắp, sau đó dùng khoan để khoan các lỗ lấy dịch trùn quế dưới đáy và khoan lỗ thông hơi hai bên.
Bạn tiếp tục đặt 2 viên gạch xuống đáy thùng rồi đặt tiếp vỉ tre lên trên. Tiếp theo, bạn lắp đặt van để lấy dịch trà trùn quế thuận tiện. Bạn có thể cắt và lắp mái tôn che cho thùng nhựa để đảm bảo môi trường ẩm cao, tránh mưa nhiều để cho trùn quế phát triển tốt.
2.2. Chuẩn bị thức ăn và làm đất
Thức ăn của trùn quế gồm các loại rác hữu cơ: Rau thừa, bã đậu, vỏ đậu, cơm thừa, vỏ hoa quả, thân cây trồng và các loại phân động vật. Đất được làm tơi xốp và trộn lẫn với rác hữu cơ sẵn sàng để trùn quế phát triển.
2.3. Thả con giống trùn quế
Đây là bước đặc biệt quan trọng trong cách nuôi trùn quế tại nhà. Trùn quế giống được mua từ các trang trại rất ưa điều kiện ẩm nên bạn cần làm ẩm đất trước khi thả con giống.
- Thời điểm lý tưởng để thả là vào buổi sáng sớm khi thời tiết mát mẻ.
- Mật độ con giống thích hợp là 1 – 2 kg trên 1 mét vuông tương đương khoảng 8 đến 10 ngàn trùn quế.
- Mỗi một lớp trùn quế, bạn lại rải lên trên một lớp rác thải hữu cơ từ rau củ hoặc phân động vật. Nếu có phân trùn thì tốt nhất bạn rải phân trùn bởi trong đó có chứa rất nhiều trứng trùn quế.
Khi nuôi trùn quế trồng rau sạch, bạn dùng tay nhẹ nhàng con giống xuống thùng nhựa. Tiếp theo, bạn phải đậy nắp hoặc trùm bao tải, lá chuối để sinh vật nhanh chóng thích ứng với điều kiện môi trường.
2.4. Chăm sóc trùn quế
Trùn quế phát triển, sinh sôi tốt ở điều kiện ẩm đạt 70%. Bởi vậy mà vào mùa hè nóng bức, người nuôi phải tưới nước cho ẩm đất mỗi ngày 2 – 3 lần. Vào mùa đông, số lần tưới nước có thể giảm từ 1 – 2 lần. Song song với đó, các thùng chứa trùn quế được đặt dưới mái che râm mát. Bạn tuyệt đối không được dùng nước có chứa thành phần vôi bột, xà phòng sẽ khiến trùn bị chết.
2.5. Thu hoạch trùn quế
Sau khoảng 25 – 30 ngày ủ, phân trùn quế tơi xốp, có màu nâu và nhiều trùn con là đạt tiêu chuẩn. Người nuôi trùn quế trồng rau sạch có thể đem bón cho cây.
Xem thêm: https://mygarden.vn/cach-trong-rau-sach-bang-xi-than-de-nhu-tro-ban-tay/
3. Cách làm trà trùn quế để bón rau sạch
Phân trùn sau khi được thu hoạch có thể dùng để làm trà trùn bón rau sạch. Không chỉ cung cấp nguồn dưỡng chất dồi dào cho cây trồng, trà trùn còn chứa nhiều vi sinh vật có lợi, ngăn chặn dịch bệnh phá hoại.
Bước 1: Lấy đầy một xô nước sạch để trong một ngày nhằm giúp clo hoàn toàn bay hơi.
Bước 2: Tiến hành sục khí cho thùng nước trong khoảng 2 tiếng để tăng lượng oxy trong nước. Đồng thời, sục khí cũng làm hàm lượng chlorine gây chết các lợi khuẩn. Khi nguồn nước không có đủ oxy sẽ bốc mùi hôi và là mầm mống gây bệnh cho rau sạch.
Bước 3: Chuẩn bị trùn quế vào xô nước đã sục khí theo tỷ lệ 1:10.
Bước 4: Cho trùn quế vào túi vải rồi buộc kỹ để trùn quế không thoát ra ngoài. Sau đó, bạn để túi này ngâm vào xô nước đã chuẩn bị để lấy toàn bộ dưỡng chất từ phân trùn.
Bước 5: Đặt xô trà trùn quế ở nơi thoáng mát, không bị tác động bởi ánh nắng mặt trời.
Bước 6: Ngâm trà trùn quế trong khoảng 1 – 2 ngày sẽ thấy nước trong xô chuyển từ trắng trong sang nâu vàng.
Trà trùn quế được sử dụng để phun, tưới cho rau xanh, cây trồng. Lưu ý dung dịch này chỉ sử dụng trong vòng 4 – 5 ngày là tốt nhất. Nếu quá thời gian thì các vi sinh vật có lợi sẽ chết, dưỡng chất cũng bị biến chất gây bốc mùi hôi khó chịu.
4. Những lưu ý cần biết khi nuôi trùn quế trồng rau sạch
Nuôi trùn quế trồng rau sạch năng suất cao thì bạn phải quan tâm đến “khẩu phần” ăn của chúng. Nếu thức ăn hợp “khẩu vị” thì trùn quế sẽ phân hủy nhanh chóng hơn. Với các loại phân động vật, rác thải hữu cơ bạn nên ủ hiếu khí để phân giải hoàn toàn các độc tố. Cách này cũng giúp trùn quế dễ tiêu hóa thức ăn hơn.
Theo các chuyên gia khi nuôi trùn quế trồng rau sạch tại nhà, công thức thức ăn lý tưởng cho loài sinh vật này là 50% rác thải hữu cơ và 50% phân động vật. Đồng thời, bạn cần cải tạo môi trường đất tơi xốp, thông thoáng. Trùn quế sẽ được cung cấp dưỡng chất và môi trường sống lý tưởng nhất.
Trứng của trùn quế khi sống trong môi trường ẩm ướt rất dễ bị thối. Vì thế, chúng tôi khuyên bạn nên trộn rơm rạ, rau thừa, vỏ trái cây vào đất để nuôi trùn quế. Ngoài ra, người nuôi cần phải lưu ý các bệnh lý mà loài sinh vật này thường mắc phải:
- Trùn quế no hơi: Sau khi ăn, trùn quế nổi lên trên bề mặt đất rồi chuyển từ đỏ hồng sang tím bầm và chết. Rất có thể loài sinh vật này đã mắc chứng no hơi. Cách khắc phục tốt nhất là bạn không nên cung cấp quá nhiều thức ăn giàu đạm vào đất nuôi.
- Trùn quế trúng khí độc: Khi sinh vật này không được cấp đủ oxy sẽ tím bầm và chết vì ngạt. Trong trường hợp này, người nuôi dùng cuốc xẻng để xới cho tơi lớp đất để trùn được cấp đủ oxy.
Bài chia sẻ trên đây đã giúp bạn đọc có được bí quyết nuôi trùn quế trồng rau sạch từ A đến Z. Nếu không có thời gian để nuôi và sử dụng phân trùn quế bón cho cây trồng, bạn có thể lựa chọn dịch trùn quế Masinari. Sản phẩm chính hãng, chất lượng cao được My Garden cung cấp với giá cả ưu đãi nhất thị trường! MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN: CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :