Bông hồng luôn được coi biểu tượng của sắc đẹp và tình yêu. Chắc hẳn bạn cũng muốn sở hữu một vườn bông hồng rực rỡ sắc màu cho riêng mình? My Garden sẽ chia sẻ bí kíp chọn đất trồng bông hồng và cách chăm sóc đơn giản nhất cho bạn nhé
Mục lục
1.Đặc điểm của bông hồng và cách chọn đất trồng phù hợp
1.1. Chọn đất trồng bông hồng
Chọn loại đất tơi xốp có độ thoát nước tốt, không để nước tưới bị ứ đọng trong chậu làm hỏng bộ rễ. Ưu tiên sử dụng phân hữu cơ như phân trùn quế để bón lót cho cây. Khi sử dụng phân trùn quế, cây được cung cấp dinh dưỡng, hệ vi sinh vật tự nhiên vì vậy đất luôn trong tình trạng thông thoáng. Do là một loại phân hoàn toàn hữu cơ nên phân trùn quế sẽ giúp cải tạo đất và cân bằng độ pH trong đất. Ngoài ra còn giúp cho cây sai hoa, chất lượng hoa tốt và màu sắc bền đẹp, cứng cây, dày lá, giúp bộ rễ khỏe mạnh nhờ có chứa các chủng vi sinh vật đối kháng nấm bệnh giúp cây tăng sức đề kháng chống chịu được sâu bệnh hại tấn công cây hoa hồng.
1.2. Chọn giống cây
Hiện nay, các loại giống hồng trên thị trường rất đang dạng về nguồn gốc, chủng loại và màu sắc. Người trồng có thể chọn những giống hoa phù hợp với sở thích, nhưng nên chọn cây khỏe mạnh và có khả năng chống chịu sâu bệnh. Bạn có thể trồng hoa hồng từ loại giống có rễ trần hay loại đã trồng sẵn trong chậu. Cây hồng có rễ trần nên trồng vào đầu mùa xuân, cho chúng có thời gian bén rễ trước khi đâm chồi vào lúc thời tiết ấm lên. Còn cây hồng đã trồng sẵn trong chậu có thể để trong nhà suốt mùa đông, sau đó mang ra ngoài khi mùa xuân ấm áp hơn. Ngoài ra có thể sử dụng cây giống nhân bằng phương pháp giâm cành hoặc cây ghép. Cây ghép có ưu điểm nhanh phục hồi, khoẻ nhưng dễ thoái hoá, còn cây giâm thời gian đầu chậm hơn cây ghép nhưng sản lượng hoa cao và lâu bị thoái hoá giống hơn.
1.3. Chọn chậu trồng bông hồng
Nên chọn chậu trồng phù hợp với độ tuổi và kích thước của cây hoa hồng. Nếu đó là một cây hồng trưởng thành, thân cây lớn, nhu cầu hút nước nhiều thì trồng trong một chậu lớn sẽ giúp giữ ẩm lâu. Còn để trồng những cành giâm mới mọc rễ và còn yếu thì nên chọn chậu nhỏ sẽ thích hợp hơn, nếu dùng chậu lớn, kh bạni tưới cây lượng nước dư thừa không có lối thoát ra thì bộ rễ cây hồng sẽ hư thối, làm chết cây.
Đồng thời, khi chọn chậu trồng hoa hồng nên chọn loại chậu có chân, để đáy chậu không áp sát xuống mặt đất, gây trở ngại cho việc thoát nước. Nếu không, phải kê chậu lên cao, cách mặt đất khoảng 5cm. Chú ý phải có lỗ thoát nước ở dưới đáy chậu bởi hoa hồng không chịu được ngập úng. Nên chọn loại chậu có hai lỗ thoát nước, nếu chỉ có một, thì lỗ đó phải đủ rộng (đường kính khoảng 2cm) mới đủ sức thoát nước.
1.4.Chọn nơi trồng phù hợp
Nơi trồng phù hợp là nơi cung cấp cho cây ánh sáng, nhiệt độ, độ thông thoáng trong đất,…một cách phù hợp nhất. Để cây có điều kiện phát triển tốt nhất, bạn nên chọn:
- Ánh sáng: Hoa hồng thích hợp với những nơi nhiều ánh nắng. Chú ý quan sát lựa chọn hướng ánh sáng (ánh nắng mặt trời) để đặt vị trí của chậu cây, cần phải lựa chọn nơi có ánh nắng mặt trời chiếu buổi sáng hay nắng chiếu xuyên, tránh ánh nắng gay gắt và những nơi thiếu sáng.
- Thông thoáng: hoa hồng là loại cây thích nơi trồng thoáng gió. Đặc biệt, bạn cần lưu ý tạo môi trường xung quanh cây là nơi thoát nước tốt, tránh ngập úng khi trời mưa.
- Nhiệt độ: Nhiệt độ phù hợp nhất cho hoa hồng phát triển khỏe mạnh từ 23-25C. Tuy nhiên, khoảng nhiệt sẽ thay đổi tùy vào giống hồng, thời gian thuần hóa tại nơi trồng cũng như cách chăm sóc hoa của người trồng. Từ đó, hoa hồng có thể được trồng ở rất nhiều nơi.
2.Những lưu ý trong quá trình chăm sóc bông hồng
2.1.Thường xuyên cắt tỉa
Bắt đầu tỉa bớt lá của cây để cho gốc cây thoáng hơn, tránh cho cây bị sâu bệnh. Thường xuyên cắt bỏ lá hoa hỏng, đối với hoa đã nở nên cắt bỏ, khi cắt cần lưu ý cắt bấm ngọn thêm hai tầng lá để tạo cho cây hoa hồng có sức đâm nhánh mới. Khi đó, từ mỗi đầu nhánh đó sẽ cho ra những nụ hoa mới. Sau những đợt cho hoa, nên dọn tỉa tán cây, cắt bỏ những cành già để tạo điều kiện cho cây nảy chồi mới, hạn chế sâu bệnh. Sau khi mầm chính lên cao 20-25cm, thì tiến hành bấm ngọn chỉ để 4-5 cành cấp một toả đều xung quanh tạo thành bộ khung chính của cây.
2.2.Tưới nước
Đối với hoa hồng trồng chậu, nên tưới nước hai lần vào sáng sớm và chiều mát. Tưới nước khi thấy cây đã khô nước, lúc tưới phải tưới ướt đẫm để cung cấp đủ nước cho cây. Nếu cây thiếu nước sẽ xuất hiện nhện hại cây, cây bị vàng lá và rụng lá. Hạn chế tưới nước vào buổi tối hoặc khi thời tiết mưa nhiều, bởi nếu nước đọng lại trên lá sẽ dễ khiến lá cây bị nấm bệnh. Đặc biệt không được tưới nước trực tiếp lên hoa, dễ gây thối hoa.
2.3.Bón phân
Sau tưới nước, thì bón phân là yếu tố cũng rất quan trọng để kích thích cho hoa hồng nở đúng thời điểm bạn mong muốn. Được cung cấp đủ chất dinh dưỡng, hoa hồng sẽ nở hoa đẹp và lâu tàn hơn. Vì thế khi thấy cây gầy, cao, lá không xanh đậm thì ngay lập tức bạn cần bổ sung thêm các chất dinh dưỡng cho cây.
Từ 10-15 ngày sau khi trồng, cây bắt đầu bén rễ và ra lá non, nên bổ sung chất dinh dưỡng thông qua các loại phân bón lá và phân hữu cơ. Định kỳ bón mỗi tháng một lần các loại dinh dưỡng hữu cơ. Đặc biệt khi thấy cây đâm nhánh mới, khi bắt đầu tạo nụ và sau mỗi đợt hoa nên lưu ý bổ sung thêm chất dinh dưỡng cho cây.
2.4. Sâu bệnh
Sâu bệnh của hoa hồng thường là các loại nấm cây, phát triển cực nhanh dẫn đến cây nhanh chóng bị chết, cần quan sát khi các bạn ngắm hoa và chơi hoa. Ngoài ra các đối tượng sâu hại thường xuất hiện trên hoa hồng như: nhện đỏ, nhện trắng, bọ trĩ, sâu ăn lá, ốc sên… cũng là những kẻ thù vô cùng nguy hiểm, chúng ta có thể trực tiếp quan sát được bằng mắt thường. Để giúp cây hạn chế sâu bệnh, nên áp dụng các sản phẩm sinh học như Trichoderma và kết hợp bón phân trùn quế, giúp cây tăng sức đề kháng chống chịu sâu bệnh.
3.Các loại đất trồng bông hồng chất lượng
My Garden tự hào là đơn vị cung cấp các sản phẩm đất trồng nông nghiệp chất lượng cao, được nhiều khách hàng tin tưởng chọn lựa. Tại My Garden hiện có những loại đất trồng bông hồng phù hợp như:
3.1. Đất trồng Aber
Đất trồng Aber đảm bảo cung cấp đủ oxy, cung cấp đủ nước và chất dinh dưỡng một cách tốt nhất cho cây trồng. Ngoài ra, thành phần dưỡng chất có trong đất giúp cho rễ cây hấp thụ oxy một cách tốt hơn, hạn chế việc kích ứng với các biến đổi trong môi trường sống. Đặc biệt, đất sạch trồng hoa và cây cảnh Aber còn được đánh giá cao về việc giữ nước, thoáng nước và khả năng thông thoáng trong đất rất cao.
3.2. Đất sạch Vinatap 20dm3
Đất sạch Vinatap là loại đất được cấu tạo từ nhiều thành phần dinh dưỡng sạch khác nhau. Các thành phần này của đất đã được đem đi xử lý làm sạch và loại bỏ đi các chất độc tố. Rồi sau đó được đem đi ủ hoai mục trong vòng ít nhất là 1 tháng. Nguyên liệu chính cấu thành nên đất sạch Vinatap đó chính là mùn dừa, đất phù sa và phân hữu cơ. Bên cạnh đó, các chất dinh dưỡng đa vi lợi được lấy từ những nguồn hữu cơ vi sinh sẽ được xay, ủ và trộn với đất. Điều này giúp đất trồng có nhiều vi sinh vật sẽ tốt cho cây trồng phát triển.
3.3. Đất sạch Potting Mix 5dm3
Đất sạch Potting Mix 5dm3 được làm từ những thành phần hữu cơ cực kì có lợi, không có chất hóa học, đảm bảo cho sự phát triển bình thường của cây. Với những hạt khoáng trong thành phần, đất sạch Potting Mix giữ ẩm vô cùng tốt, nhưng vẫn tạo được sự thông thoáng, thoát nước tốt cho cây. Ngoài ra, đất giúp tăng cường khả năng kiểm soát các loại vi khuẩn, mầm bệnh có hại gây bệnh cho cây, khiến cây bị teo nhỏ, sâu rễ và không lớn được.
Qua bài viết trên, My Garden hy vọng đã đem lại nhiều thông tin hữu ích về sản phẩm đất trồng bông hồng và cách chăm sóc cây bạn có thể dễ dàng thực hiện tại nhà. Hãy đến với My Garden để được tư vấn miễn phí và lựa chọn các sản phẩm nông nghiệp chất lượng với giá thành phải chăng nhất thị trường.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :