Đất trồng là gì? Đất trồng có những thành phần nào? Vai trò của đất trong nhiệm vụ giữ chất dinh dưỡng cho cây ra sao? Đây là những thắc mắc được nhiều khách hàng gửi đến cho Công ty My Garden trong thời gian vừa qua. Chính vì vậy, hôm nay chúng tôi sẽ lần lượt giải đáp từng câu hỏi trên để giúp các bạn hiểu rõ hơn về đất trồng nhé!
Mục lục
1. Đất trồng là gì? Đặc điểm của đất trồng Việt Nam
Trước khi giải đáp vấn đề đất trồng có những thành phần nào, chúng ta hãy cùng tìm hiểu khái niệm và đặc điểm của đất Việt Nam. Đất là 1 lớp mỏng khoáng vật trên bề mặt trái đất đã bị phong hóa kết hợp với thành phần hữu cơ. Đây là yếu tố căn bản của nông nghiệp trồng trọt, đất tạo môi trường mà trên đó sản xuất ra lương thực thực phẩm cho con người cũng như hầu hết các sinh vật trên trái đất.
Đất trồng gồm những thành phần nào? Đất ở mỗi quốc gia trên thế giới sẽ có đặc trưng riêng khác nhau. Tại Việt Nam, có 31 triệu hecta đất được hình thành từ nhiều loại đá mẹ và mẫu chất. Theo số liệu thống kê, tại nước ta hiện có tổng 22 nhóm đất chính và 66 đơn vị đất. Trong đó, chiếm phần lớn là các nhóm đất phù sa, đất xám, đất đỏ (trên 90%). Đất Việt Nam có các đặc điểm như sau:
- Đa số diện tích đất là đất chua hoặc rất chua.
- Tỷ lệ các chất hữu cơ trong đất trồng thấp.
- Mức độ bão hòa bazơ thấp.
- Quá trình tích lũy sắt, nhôm xảy ra mạnh.
- Một nửa diện tích đất có chất lượng xấu cần được cải tạo.
Có thể bạn quan tâm: Hướng dẫn cách làm đất trồng cây cảnh chuẩn kỹ thuật
2. Đất trồng có những thành phần nào?
Đất trồng có những thành phần nào? Đất có 3 phần chính là phần khí, phần lỏng và phần rắn. Mỗi phần sẽ đảm nhiệm các chức năng riêng. Việc nắm rõ thông tin về thành phần của đất sẽ giúp các bạn có phương pháp cải tạo đất trở nên chất lượng hơn, làm cho cây mau lớn và khỏe mạnh.
2.1. Phần khí
Phần khí của đất trồng là không khí trong khe hở của đất, cung cấp oxy cần thiết cho cây và làm đất trở nên tơi xốp. Không khí có trong đất trồng cũng chứa các chất nitơ, oxi, cacbonic giống như không khí trong khí quyển. Tuy nhiên, lượng oxy trong đất thấp hơn lượng oxi trong khí quyển nhưng lượng cacbonic lại nhiều hơn lượng oxi trong khí quyển tới hàng trăm lần.
2.2. Phần lỏng
Phần lỏng của đất trồng là nước trong đất. Phần nước này có tác dụng hòa tan các chất dinh dưỡng. Cụ thể, rễ cây hấp thụ nước và muối khoáng nhờ lông mút, lông mút hấp thụ muối khoáng cho cây. Bất cứ một loại cây trồng nào cũng cần được cấp đủ nước mới sinh trưởng tốt. Chỉ cần thiếu nước trong một khoảng thời gian ngắn thì cây cũng có thể bị héo, chết khô.
2.3. Phần rắn
Phần rắn của đất trồng có các thành phần gì tạo thành? Phần rắn gồm các chất vô cơ và chất hữu cơ. Trong đó, đất canh tác khô thường chứa khoảng 5% chất hữu cơ và 95% chất vô cơ. Đất than bùn lại chứa tới 90% chất hữu cơ. Đất xám có chỉ có khoảng 1% chất hữu cơ.
2.3.1. Chất vô cơ
Chất vô cơ là thành phần chủ yếu của đất với các chất hóa học H, C, S, K, P và N cần thiết cho cây trồng. Những nguyên tố này chứa trong đất nhiều hơn trong đá nên đất trồng mới nuôi sống được thực vật. Một trong những sản phẩm cuối cùng của quá trình phong hóa đá mẹ là các hạt keo đất. Chúng có bản chất vô cơ với khả năng hấp phụ các chất độc trong đất, làm giảm độc tính của những chất gây độc cho thực vật.
2.3.2. Chất hữu cơ
Đất trồng có những thành phần nào? Thành phần hữu cơ của đất mặc dù chỉ chiếm ít hơn 5% nhưng lại đóng một vai trò vô cùng quan trọng, quyết định trực tiếp tới chất lượng và năng suất sinh học của đất.
- Chất hữu cơ trong đất là nguồn thức ăn của vi sinh vật, tham gia vào các phản ứng hóa học và ảnh hưởng đến tính chất vật lý của đất.
- Một số chất hữu cơ tham gia vào quá trình phong hóa các chất khoáng tạo thành đất.
- Một số vi khuẩn trong đất có thể tạo ra axit 2-keto gluconic, giúp hòa tan được nhiều ion kim loại làm phong hóa các khoáng vật.
- Một số nấm mốc trong đất có thể tạo thành axit citric và các axit hữu cơ khác có khả năng giải phóng kaki và ion kim loại cần thiết cho cây cối.
Tham khảo thêm: Cách ủ đất trồng rau sạch đơn giản tại nhà
3. Vai trò giữ chất dinh dưỡng của đất trồng
Đất trồng có những thành phần nào đến đây thì chắc hẳn các bạn đã nắm rõ. Tiếp theo, hãy cùng My Garden tìm hiểu xem vai trò giữ chất dinh dưỡng của đất như thế nào? Đất có vai trò cung cấp thức ăn để cây lớn lên khỏe mạnh và luôn tươi xanh. Để làm được điều đó thì đất phải có khả năng giữ chất dinh dưỡng tốt. Khả năng này chủ yếu phụ thuộc vào tính hấp phụ của đất.
3.1. Hấp phụ cơ học
Hấp phụ cơ học là khả năng của đất có thể giữ lại vật chất trong tầng đất khi các vật chất này di chuyển tại những khe hở của đất. Tuy nhiên, hình thức hấp phụ cơ học cũng thể hiện ý nghĩa tiêu cực ở chỗ là các khe hở trong đất bị lấp dần do vô số hạt mịn bị rơi từ tầng trên xuống, khiến cho đất bị bí chặt.
3.2. Hấp phụ hoá học
Hấp thụ hóa học là khả năng hấp phụ của đất gắn liền với việc làm cho một số chất trong đất từ dạng tan trở thành dạng kết tủa nằm lẫn trong phần rắn của đất. Quá trình này có tác dụng làm giảm nồng độ của một số chất độc dưới dạng ion trong đất nhưng nó cũng khiến một số chất dinh dưỡng bị đất giữ chặt, làm cây không hút được các chất dinh dưỡng đó.
3.3. Hấp phụ trao đổi
Hấp thụ trao đổi là khả năng hấp phụ của đất được thực hiện thông qua quá trình trao đổi ion giữa keo đất với dung dịch đất. Nhờ đó, khi bạn bón phân cho cây thì một phần phân bón sẽ được đất giữ lại. Khi lượng dinh dưỡng trong dung dịch đất giảm dần thì phần dinh dưỡng được đất giữ sẽ từ từ chuyển vào dung dịch đất, để cung cấp cho cây trồng.
Đất trồng có những thành phần nào? Mong rằng, những thông tin trong bài chia sẻ trên đây sẽ giúp cho các bạn hiểu rõ hơn về đất trồng cây. Hiện My Garden có cung cấp các sản phẩm đất trồng đóng bao sẵn giàu chất dinh dưỡng, đa dạng chủng loại, phù hợp với nhiều giống cây khác nhau. Để biết thêm thông tin chi tiết, hãy liên hệ ngay với chúng tôi theo số hotline.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :