Kinh nghiệm làm đất trồng Địa lan Trần Mộng tại nhà

Đất trồng Địa lan Trần Mộng là đất gì? Cách xử lý đất trước khi tiến hành trồng như thế nào? Với những người yêu thích hoa lan thì chắc hẳn không ai không biết đến Địa lan Trần Mộng. Loài hoa này có vẻ đẹp mê hoặc lòng người và thường được chưng trong những ngày tết. Cách trồng Địa lan Trần Mộng không quá phức tạp, bạn hoàn toàn có thể tự trồng và chăm sóc để có được những chậu lan thật đẹp. Hãy cùng My Garden tìm hiểu về cách làm đất trồng giống hoa tuyệt vời này trong bài viết dưới đây nhé!

1. Đặc điểm chung của hoa Địa lan Trần Mộng 

Muốn biết cách làm đất trồng Địa lan Trần Mộng đúng kỹ thuật, đảm bảo nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cây thì trước tiên, bạn phải hiểu rõ đặc điểm của chúng. Địa lan Trần Mộng là một trong số những loài hoa vương giả, mang vẻ đẹp quyền quý với hương thơm ngọt ngào. Giá loài hoa này có thể lên tới vài chục triệu cho mỗi chậu nhưng vẫn luôn được nhiều người săn đón và sẵn sàng bỏ tiền ra để sở hữu. Địa lan Trần Mộng có những đặc điểm chung như sau:

dat-trong-dia-lan-tran-mong-1
Địa lan Trần Mộng là loài hoa vương giả, mang vẻ đẹp mê hoặc lòng người
  • Chỉ sinh trưởng và phát triển tốt ở những nơi có điều kiện khí hậu mát mẻ.
  • Lá dạng hẹp, dài, to ngang. Cành vươn dài, so le từng bông hoa rực rỡ.
  • Hoa thường nở trong khoảng thời gian từ đầu đông tới đầu xuân.
  • Bông khá lớn, cánh hoa xòe rộng, có hình dáng như những ánh sao rơi, màu hồng pha màu cánh gián. 
  • Hoa nở thường hơi uốn cong về phía sau rất đẹp. Mỗi chùm hoa lại có nhiều bông và cao từ 80 đến 90cm.
  • Vào thời kỳ lan chuẩn bị ra hoa, người trồng cần áp dụng phương pháp chăm sóc phù hợp thì hoa mới to, có sắc, lâu tàn và hương thơm quyến rũ.

Kiến thức hay: Cách làm đất trồng lan với 5 loại giá thể cơ bản

2. Các yếu tố cần chú ý khi trồng Địa lan Trần Mộng

Đất trồng Địa lan Trần Mộng, thời vụ, giống, ánh sáng và độ ẩm là những điều bạn cần đặc biệt quan tâm khi có ý định theo đuổi loài hoa này. Bởi việc trồng Địa lan Trần Mộng không quá khó nhưng cũng không hề đơn giản, yêu cầu người chơi phải có kiến thức nhất định và sự chăm chút cẩn thận. Chỉ như vậy mới có thể giúp cây lớn lên khỏe mạnh và cho ra những bông hoa xinh đẹp như mong muốn. 

2.1. Thời vụ trồng

Mỗi năm, Địa lan Trần Mộng có thể ra hoa 2 lần vào mùa Thu và cuối Đông. Chính vì vậy, khoảng thời gian thích hợp để tách nhánh địa lan là vào tháng 9 âm lịch. Thời điểm này, mầm mới cây Địa lan Trần Mộng đã phát triển hoàn thiện, củ lan đã hình thành và tích lũy dinh dưỡng cần thiết để chuẩn bị ra hoa. Cho nên, tách nhánh vào tháng 9 âm sẽ giúp củ địa lan sinh sôi nảy nở 2 lần trong năm, phục vụ mục đích nhân giống nhanh chóng của người trồng. 

dat-trong-dia-lan-tran-mong-2
Khoảng thời gian thích hợp để tách nhánh địa lan là vào tháng 9 âm lịch

2.2. Ánh sáng và độ ẩm thích hợp 

Đất trồng hoa Địa lan Trần Mộng chúng ta sẽ dành phân tích cụ thể ở bên dưới. Yếu tố tiếp theo cần chú ý là ánh sáng và độ ẩm. Về ánh sáng, Địa lan Trần Mộng ưa ánh sáng tự nhiên, không chịu được ánh nắng trực tiếp. Bạn có thể giảm bớt cường độ ánh sáng mặt trời bằng cách sử dụng lưới che. Hoặc trồng lan ở những khu vực có tán cây che phủ, nắng chỉ xuyên qua các tán lá chiếu xuống. 

Về độ ẩm, Địa lan Trần Mộng không thể chịu hạn cũng không thể chịu úng. Môi trường có độ ẩm cao là điều kiện lý tưởng nhất cho cây phát triển. Lan phát triển tốt ở nhiệt độ từ 20 đến 30 độ C. Do đó, bạn cần đảm bảo môi trường không quá nóng và quá lạnh. Cây rất khó sống và phát triển nếu gặp trời lạnh. Còn đối với những ngày nắng nóng, bạn cần có biện pháp làm mát cho vườn lan như quạt gió, phun sương.

2.3. Cây giống địa lan Trần Mộng

Cây giống cũng quan trọng như đất trồng Địa lan Trần Mộng nên bạn cần chú ý. Nên chọn những cây giống lan chất lượng, không bệnh tật, khỏe mạnh. Sau khi những khóm lan được mang về thường mọi người sẽ treo ngược ngọn xuống đất để giữ ẩm. Để ghép Địa lan Trần Mộng thành từng giò lớn, bạn cũng nên chọn những cây khỏe đẹp. Lúc lan đã thay một lượt lá sẽ thực hiện tách cây để cho ra chậu mới. 

  • Cây lan ở chậu cũ: Đầu tiên, bạn dùng dao sắc hoặc tay để cắt bỏ lá hỏng ở từng thân cây rồi tách thành nhiều khóm nhỏ và loại bỏ rễ thối. Sau đó, sát trùng và làm khô vết tách ngay lúc khi tách xong, bằng cách dùng que sắt khoảng nung nóng. Tiếp theo, sử dụng sơn bôi vào vết tách để tránh việc bị nhiễm bệnh và thối nước. Cuối cùng, để chậu lan vào chỗ mát chờ cho khô sơn và tiến hành chăm sóc. 
dat-trong-dia-lan-tran-mong-3
Tiến hành chọn tách những nhánh lan khỏe bằng dao
  • Cây giống đem đến từ nơi khác đến: Cách tách Địa lan Trần Mộng cũng thực hiện tương tự như với những khóm cây còn nguyên trong chậu cũ. Tuy nhiên, nếu bạn chỉ muốn tách 1 đến 2 thân từ khóm lan thì phải chú ý sát trùng và làm khô vết tách càng nhanh càng tốt. Nhằm tránh để hoa lan bị vi khuẩn, nấm và các loài sâu bệnh tấn công làm ảnh hưởng đến cây mẹ.

3. Cách làm đất trồng Địa lan Trần Mộng cho cây khỏe mạnh, hoa đẹp

Đất trồng cây trồng Địa lan Trần Mộng là điều vô cùng quan trọng, tạo ra môi trường sinh sống để lan sinh trưởng. Đất trồng sẽ chia làm 3 phần là phần lót dưới cùng chậu, đất chính và lớp che phủ bên trên mặt chậu. Mỗi phần sẽ sử dụng những nguyên vật liệu khác nhau như sau:

Bài viết liên quan: Top 5 loại giá thể làm đất trồng địa lan tốt nhất

3.1. Phần lót dưới cùng chậu

Phần lót nằm ở đáy chậu trồng Địa lan Trần Mộng có tác dụng thoát nước tốt. Vì lan không ưa quá nhiều nước, nếu nước tưới không thoát nhanh thì sẽ có thể khiến cây bị thối rễ, chết úng. Bạn có thể sử dụng gạch xỉ, xơ dừa, xốp,…

  • Gạch xỉ: Gạch phải nung thật già, để ngăn chặn rêu mọc và nên dùng gạch ngói thay vì gạch thẻ. Bởi nó có độ cong nên chất trồng có được độ thoáng khí thích hợp, bề mặt rễ bám cũng rộng hơn, giúp cây sẽ phát triển tốt hơn. 
  • Xơ dừa: Xơ dừa có giá thành rẻ, dễ tìm, tạo môi trường rất tốt cho Địa lan Trần Mộng sinh trưởng. Nhược điểm của xơ dừa là dễ mọc rêu, không thoáng, dễ mục. Khi sử dụng xơ dừa trồng chậu phải hạn chế tưới nước và phun thuốc ngừa sâu bệnh thường xuyên. 
dat-trong-dia-lan-tran-mong-4
Xơ dừa lót đáy chậu tạo môi trường rất tốt cho Địa lan Trần Mộng sinh trưởng

3.2. Phần che phủ bên trên mặt chậu

Phần che phủ bên trên chậu đất trồng hoa lan Trần Mộng có nhiệm vụ che chắn cho phần chất trồng chính không bị xói mòn và giữ ẩm cho bên trong chậu. Thông thường, mọi người hay dùng xỉ than, rêu,…

  • Rêu: Rêu có khả năng giữ nước và cho rễ cây bám hút cao, độ bền lâu dài; đặc biệt thích hợp cho những người bận rộn không có thời gian tưới nước cho lan thường xuyên. Sau khi được lấy từ rừng về cần đem rêu rửa sạch đất cát rồi phơi khô xong rải lớp nhẹ trên mặt chậu lan.
  • Than củi: Giá thể than củi có độ bền cao, khoảng  5 – 6 năm bạn mới phải thay chậu. Bên cạnh đó, một số loại côn trùng không ưa sống trong than nên việc dùng nó phủ địa lan góp phần hạn chế sự phá hại rễ của côn trùng. Nhưng than củi lại có hạn chế là giữ chất muối và phân bón nên bạn phải nhớ xả nhiều nước cho cây khoảng 1 lần mỗi tháng.

3.3. Phần đất trồng địa lan Trần Mộng chính

Phần đất trồng Địa lan Trần Mộng chính có vai trò cung cấp những chất dinh dưỡng cần thiết cho cây. Bạn nên sử dụng đất bùn ao phơi khô hoặc hỗn hợp cát đen + xỉ than. Hướng dẫn cách làm:

3.3.1. Đất trồng địa lan Trần Mộng bằng bùn ao phơi khô

Với bùn ao phơi khô, bạn cần dùng búa hoặc dao đập nhỏ ra thành những mảnh lớn nhất là 2-3cm và vụn nhỏ cỡ 1-1,5cm. Đem cục to cho xuống bên dưới còn viên nhỏ ở trên. Tiến hành trồng như sau:

dat-trong-dia-lan-tran-mong-5
Bùn áo phơi khô là loại đất trồng Địa lan Trần Mộng chính phù hợp mà bạn nên lựa chọn
  • Xếp các khóm Địa lan Trần Mộng vào trong chậu cho cân đối. Chú ý xoay thân già vào tâm chậu, thân trẻ hướng ra miệng chậu. 
  • Sử dụng một tay để giữ bụi lan hoặc dùng que tre và dây buộc để định vị các khóm lan, tay còn lại thì cho đất vào chậu theo nguyên tắc nhỏ dần.
  • Khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây lan thì dừng lại. Lưu ý, trong quá trình cho đất trồng vào chậu thì thỉnh thoảng bạn nên vỗ nhẹ vào thân chậu.

3.3.2. Đất trồng địa lan Trần Mộng bằng hỗn hợp xỉ than + cát đen

Xử lý đất trồng Địa lan Trần Mộng bằng hỗn hợp xỉ than + cát đen như thế nào? Bạn dùng búa đập nhỏ xỉ than, vụn to cỡ 1-1,5cm rồi đem trộn đều với cát đen ẩm theo tỉ lệ 60% xỉ than + 40% cát đen. Tiến hành trồng như sau:

  • Xếp các khóm lan vào trong chậu, xoay thân già vào tâm chậu, thân trẻ hướng ra miệng chậu. Để các cây con phát triển ra bên ngoài chậu.
  • Dùng một tay để giữ bụi lan hoặc sử dụng que tre và dây buộc định vị các khóm lan, tay kia thì cho đất vào chậu theo nguyên tắc nhỏ dần.
  • Dừng lại khi chất trồng chính phủ kín 1/3 thân cây hoa lan. Trong quá trình cho đất trồng vào chậu thì thỉnh thoảng bạn nên lấy tay vỗ nhẹ vào thân chậu.

Đất trồng Địa lan Trần Mộng thích hợp là bùn ao phơi khô hoặc hỗn hợp xỉ than + cát đen với cách xử lý như đã hướng dẫn ở trên. Nếu bạn còn điều gì băn khoăn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới Công ty TNHH My Garden để được hỗ trợ nhanh chóng, tận tình.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.