Dưa hấu không đơn giản chỉ là loại quả ưa thích với nhiều người mà nó còn là loại cây trồng giúp đem lại nguồn thu nhập cho nhiều gia đình, cũng có thể coi việc trồng loại cây này như một thú vui, sở thích lúc rảnh rỗi.
Trồng loại cây này không quá khó nhưng cũng không phải là dễ, điều quan trọng là mỗi bước trong kỹ thuật trồng cây cần phải chuẩn, mà trước tiên là phải chọn được loại đất trồng dưa hấu thật đúng và chuẩn.
Mục lục
1. Cây dưa hấu có đặc điểm như thế nào?
Mỗi loại cây đều có những đặc điểm khác nhau về hình dạng hay điều kiện để cây có thể sinh trưởng, phát triển. Vậy cây dưa hấu có những đặc điểm gì cần phải quan tâm?
1.1. Cây dưa hấu có hình dạng như thế nào?
Hình dạng của cây dưa hấu được chia là hai giai đoạn, giai đoạn khi còn nhỏ và giai đoạn khi trưởng thành.
- Ở giai đoạn còn nhỏ:
Khi chúng ta gieo hạt xuống dưới đất, những hạt nảy sẽ nảy mầm, từ đó lớn lên thành cây con, cùng với đó là sự phát triển của lá mầm. Những chiếc lá mầm này có đặc điểm nhận dạng là phiến lá thuôn dài ra ngoài, đỉnh lá thì thụt vào bên trong. Độ dài khoảng 20mm với độ rộng 10mm.
Những chiếc lá mầm của cây con sẽ hơi dày, gân nổi lên trên. Đầu tiên, những chiếc lá đó sẽ mọc cách nhau, là lá đơn, mỗi phiến lá mầm được cắt thành 3 – 5 thùy.
- Ở giai đoạn trưởng thành:
Ở giai đoạn trưởng thành, cây dưa hấu có những thay đổi rõ rệt về rễ, lá và bắt đầu cho ra hoa, quả.
Về rễ cây: Cây dưa hấu có đặc điểm là rễ cái, có trục và xung quanh trục rễ cái chính này sẽ là những rễ phụ mọc ngang ra.
Về lá cây: Vẫn là lá đơn và mọc cách nhau, gân mặt dưới lá có lông, cuống lá dài từ 5cm đến 15cm cũng được bao phủ bởi lông tơ. Thông thường, phiến lá dưa hấu có hình bầu dục, dài tầm 15cm và rộng tầm 12cm. Xẻ thành 5 – 7 thùy. Cả 2 mặt lá đều sần sùi.
Chúng ta có thể bắt gặp dưa hấu leo, mọc trên các vật thể khác nhau đó là nhờ vào tua cuốn. Những tua cuốn này sẽ có sự biến hóa khác nhau để thích ứng với vật mà chúng bám vào.
Về lá cây: Cây dưa hấu cho cả hoa đực và hoa cái màu vàng, cụ thể:
Hoa đực có đài hoa gồm 5 lá, 5 cánh hoa hình bầu dục, độ dài khoảng 4cm, lá có đầu nhọn, có nhụy, bao phấn và lông mịn.
Còn hoa cái gắn vào đỉnh bầu noãn dạng hình cầu.
Về quả dưa hấu: Cây cho quả rất to và hình dạng không giống nhau, có thể là hình cầu hoặc hình quả trứng. Hạt của quả dưa hấu có độ dài 10mm, độ rộng 5mm với độ dày tầm 2mm. Và khi trưởng thành thì hạt này sẽ mịn, có màu nâu hoặc trắng.
1.2. Cây dưa hấu phát triển trong điều kiện nào?
Có nguồn gốc xuất phát từ vùng có khí hậu nóng và ấm áp, khô ráo lại có đầy đủ ánh nắng. Nên khi trồng cây dưa hấu trong điều kiện như này sẽ giúp cây ra nhiều hoa cái, giúp quả nhanh chín.
Cây phát triển yếu ở nơi có nhiệt độ thấp, khi mưa nhiều thì khiến cho rễ có khả năng cao bị thối chết, khó ra bông, khó để thụ phấn và quả sẽ khó ra hơn. Hơn nữa, nếu quả có ra thì cũng sẽ dễ hư hỏng, bị thối, sâu bệnh.
Do đó, nhiệt độ thích hợp cho cây dưa hấu phát triển, sinh trưởng là từ 25 độ tới 30 độ C. Bên cạnh đó, hoa thích hợp nở với thụ phấn trong điều kiện nhiệt độ 25 độ C và nhiệt độ 30 độ C rất phù hợp để kích thích dưa hấu lớn lên.
2. Tư vấn đất trồng dưa hấu nên thế nào mới hiệu quả
Cây dưa hấu cũng như các loại cây trồng khác, cần phải được chăm sóc thật kỹ từ khâu chọn hạt giống cho tới đất trồng và vun tưới như thế nào. Vậy nên, đất trồng cây dưa hấu loại nào mới là tốt cho điều kiện sinh trưởng, phát triển của cây.
2.1. Đất trồng như nào thì phù hợp với cây dưa hấu
Căn cứ vào đặc điểm hình thái, cũng như điều kiện sinh trưởng của loại cây này mà người trồng cây dưa hấu có thể biết được rằng với giống cây ưa khô ráo và ấm áp như vậy, loại đất trồng tơi, xốp, có giàu chất dinh dưỡng, chẳng hạn như đất cát có khả năng thoát nước tốt sẽ tạo điều kiện cho dưa hấu phát triển. Bởi đất dễ thoát nước sẽ tránh cho rễ dưa hấu không bị ngập úng, thối.
Ngoài ra, loại đất trồng dưa hấu cũng cần được bón thêm nhiều những loại phân khác như phân gà, phân chuồng, có thể là vỏ dừa hoặc vỏ trấu… cũng giúp gia tăng độ tơi, xốp, làm giàu giá trị dinh dưỡng cho đất trồng.
2.2. Làm sao để đất giàu chất dinh dưỡng
Có rất nhiều cách để có thể cải tạo đất, giúp đất có thể màu mỡ và có nhiều dinh dưỡng trở lại. Sau đây sẽ là 3 cách phổ biến thường được áp dụng nhất:
Cách thứ nhất: Sử dụng thêm phân hữu cơ
Với cách này, người trồng cây hãy bón thêm phân hữu cơ vào mùa thu, bởi mùa này có đặc điểm là nhiệt độ mát mẻ, sự bốc hơi ở mặt đất giảm nên chất dinh dưỡng được giữ lại trong đất nhiều hơn. Chúng ta có thể phủ thêm lá khô lên trên để giúp chất dinh dưỡng trong đất giữ lại được nhiều hơn.
Cách thứ hai: Cho thêm chất dinh dưỡng vào phần đất muốn cải tạo
Việc trộn thêm chất dinh dưỡng vào đất còn phụ thuộc vào việc đất bị thiếu cái gì hay đang gặp phải vấn đề gì. Với việc trồng cây dưa hấu, một trong những yêu cầu là đất cần có khả năng dễ thoát nước. Cho nên, nếu đất trồng dưa hấu mà trong tình trạng lưu giữ nhiều nước quá thì chúng ta hãy trộn thêm phân xanh vào đất, thì đất sẽ có khả năng thoát nước cao hơn.
Cách thứ ba: Có thể trồng thêm cây che phủ
Trồng cây che phủ có rất nhiều tác dụng, nó không những hạn chế sự mọc lên của cỏ dại mà còn có thể hút được nhiều chất dinh dưỡng từ sâu dưới đất lên trên bề mặt, giúp tăng chất hữu cơ có lợi cho đất và cho cây trồng, nhất là dưa hấu.
3. Kỹ thuật chăm sóc cây dưa hấu
Ngoài việc lựa chọn hạt giống, đất trồng dưa hấu nên như thế nào thì 4 kỹ thuật dưới đây cực kỳ quan trọng, cần thiết. Cụ thể:
3.1. Kỹ thuật tưới nước
Cây dưa hấu cần được tưới nước 2 lần/ngày một cách đều đặn, có thể là sáng sớm hoặc vào buổi chiều mát mẻ. Nhưng tuyệt đối không được tưới nhiều, đề phòng đất khó thoát nước, làm cho dưa hấu bị thối, hỏng. Chúng ta cũng có thể sử dụng nước vo gạo cũng có tác dụng cung cấp chất dinh dưỡng cho loại quả này.
Chú ý rằng, quả mới được hình thành thì người trồng không nên tưới nhiều nước quá và nên tưới xung quanh gốc, tránh tưới nước lên thân cây, hoa hay thậm chí là quả.
3.2. Kỹ thuật sử dụng phân bón
Cây càng lớn lên, sinh trưởng nhanh hơn thì đòi hỏi phải được cung cấp chất dinh dưỡng cũng lượng phân bón hợp lý. Chúng ta có 2 cách là dùng phân lân để bón 3 lần vào gốc ngay sau khi trồng, sau 25 ngày sẽ bón tiếp. Bên cạnh đó, người trồng còn có thể bón thúc, đặc biệt với những loại phân như N – P – K…
3.3. Làm giàn cho dưa hấu leo
Chúng ta có thể sử dụng các loại vật dụng như thanh nhựa hay thanh tre, gỗ để tạo thành những bộ khung, từ đó, buộc thân của cây dưa hấu vào giàn này. Việc tạo giàn sẽ giúp cho cây có khả năng để sinh trưởng cao hơn. Và khi quả đã tới giai đoạn trưởng thành chúng ta có thể dùng túi lưới để có thể treo quả lên được trên giàn.
3.4. Trị, loại bỏ sâu bệnh
Tuy đây là khâu cuối cùng nhưng lại được coi như là bước quyết định, không thể không quan tâm nếu muốn quả dưa hấu sinh trưởng khỏe mạnh và cho năng suất cao.
Giả sử, nếu trồng cây trong điều kiện thời tiết mát lạnh thì chúng ta cần phải tưới thêm nước ấm và che chắn gió cho cây khỏi lạnh. Và ngược lại, khi trồng cây dưa hấu mà gặp phải điều kiện thời tiết nóng thì người trồng cần chú ý tưới thêm nước cho cây.
Không những vậy, người trồng cây dưa hấu cần đảm bảo cây không gặp phải các loài sâu bệnh có hại như bọ, rầy hay là chuột.
Trồng dưa hấu cần lưu ý điều gì?
Việc quan trọng là phải nhớ rằng đất trồng dưa hấu có yêu cầu như thế nào, điều kiện sinh trưởng của cây ra sao để có thể đáp ứng được tốt nhất cho quá trình cây dưa hấu.
Thứ nhất, trồng cây dưa hấu vào mùa hè thì cần che chắn cho cây có thể là bằng lớp kính mỏng.
Thứ hai, không nên tạo ra sự thay đổi trong môi trường trồng cây như là chế độ nước tưới hay kỹ thuật chăm sóc khác.
Cuối cùng, mật độ trồng cây dưa hấu chỉ nên là 2 – 3 cây trong một chậu, một gốc khoảng 2 – 3 quả lớn, 3 – 4 quả nhỏ.
=> Có thể bạn quan tâm: Đất đỏ trồng cây ăn quả gì và các kỹ thuật cần biết
4. Top 5 giống dưa hấu phổ biến nhất
Dưa hấu có rất nhiều loại và dưới đây sẽ là những loại phổ biến, được nhiều người ưa chuộng nhất.
Thứ nhất – giống Sugarbaby: Đặc điểm của giống dưa hấu này là quả tròn, khối lượng từ 3kg – 7kg, vỏ có màu xanh đen, vỏ mỏng và cứng. Ưu điểm của dưa hấu Sugarbaby là ruột đỏ thẫm, hạt nhỏ mà ít, sinh trưởng từ 65 ngày tới 70 ngày.
Thứ hai – dưa hấu An Tiêm: Có khả năng thích nghi cao với thời tiết và chống lại bệnh tốt. Dễ ra hoa và quả từ 6kg – 9kg. Giống dưa hấu An Tiêm là loại ruột đỏ với năng suất tù 3 tấn đến 4.5 tấn/1000m2, sinh trưởng trong thời gian ngắn từ 70 ngày đến 75 ngày.
Thứ ba – loại giống dưa hấu Hồng Lương: Đặc điểm nhận dạng là vỏ có màu xanh nhạt, sọc xanh đậm, quả trung bình có cân nặng từ 5kg – 6kg. Dưa này có ruột đỏ mà nhiều nước, vỏ mỏng với cứng, lại có khả năng kháng bệnh tốt, sinh trưởng trong 65 ngày tới 70 ngày.
Thứ tư – giống dưa Xuân Lan: Là loại sở hữu vỏ màu xanh nhạt, ruột có màu vàng, sọc đậm xanh, nặng trung bình 2kg – 3kg.
Thứ năm – loại dưa hấu Huỳnh Châu: Có ruột vàng, quả dài, vỏ màu xanh sáng, sọc mờ. Quả mỏng, dài, cứng. Ưu điểm là khi ăn có vị ngọt, đậm, có ít hạt.
5. My Garden cung cấp đất trồng dưa hấu cho năng suất cao
My Garden được ví như cuốn cẩm nang chia sẻ những kinh nghiệm, bí quyết trồng cây hiệu quả, đặc biệt là cây dưa hấu. Do đó, chúng tôi cung cấp đầy đủ những vật dụng, phân bón, đất trồng dưa hấu cho tất cả người trồng.
Một số loại phân bón, đất trồng dưa hấu mà My Garden cung cấp có thể kế đến như: Đất sạch Vinatap, Đất sạch Tribat, Phân bón NPK, Đạm đen Vaseed, Phân trùn hay thuốc trừ sâu…
=> Xem chi tiết các sản phẩm hỗ trợ trồng cây dưa hấu tại đây
Nắm vững các kỹ thuật trồng cây dưa hấu chỉ là điều kiện đủ, còn điều kiện cần là đất trồng dưa hấu loại nào mới tốt. Với những nội dung chia sẻ trên, rất hi vọng các bạn sẽ có được kinh nghiệm trồng cây dưa hấu hiệu quả và cho năng suất cao. MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN: CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :