Tất tần tật về đất trồng hoa sứ và kỹ thuật trồng cho cây ra hoa

Hoa sứ hiện nay đang được trồng nhiều vì nó là loại cây cảnh đẹp được rất nhiều người ưa chuộng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết về loại cây này như đất trồng hoa sứ và kỹ thuật trồng cây sao cho hiệu quả.

1. Thông tin về hoa sứ

Có lẽ bạn chưa biết, hoa sứ (tên nước ngoài là Adenium, được mệnh danh với cái tên Hoa hồng sa mạc. Giống cây này được nhập từ Thái Lan nên nó còn được nhiều người gọi với cái tên thân mật là Sứ Thái, Sứ sa mạc.

cay-hoa-su
Cây hoa sứ

Dù là loài cây được trồng phổ biến nhưng thông tin về cây hoa sứ lại không được biết đến nhiều. Vậy cây hoa sứ có đặc điểm như thế nào?

Cây này có hình dáng mập mạp, cây mọng nước lại có bộ rễ phình, to, gốc cây lớn. Lá của cây hoa sứ thuôn, dài, có màu xanh bóng hay màu xanh xám, thường mọc tập trung phía đầu cành. 

Khi thời tiết trở nên lạnh, cây hoa Sứ Thái sẽ bị rụng lá. Mùa xuân cho tới mùa hè thì cây sẽ ra hoa nở rộ khi lá đã rụng hết.  

Các bông hoa sứ có năm cánh, mỏng, hình dạng phễu, màu sắc của hoa trắng, hồng, đỏ. Hoa sứ khi được lai nhiều cành kép thì màu sắc sẽ trở nên sặc sỡ, rực rỡ hơn.

Điều kiện khí hậu, thời tiết phù hợp với cây hoa sứ đó là khi trời có nắng, hanh khô.

2. Đất trồng hoa sứ nên là loại nào?

Nhiều người trồng hoa sứ cũng có lẽ là bởi vì đây là loài cây dễ trồng, không kén đất. Chỉ cần là loại đất tơi xốp, có khả năng thoát nước cao thì dù là đất cát, đất thịt hay thịt nhẹ đều dùng được.

dat-trong-hoa-su
Đất trồng hoa sứ

Có 3 yếu tố cần có khi trồng cây hoa sứ đó là chất dinh dưỡng, độ pH hợp lý tầm 6.0 tức là hơi chua và đất phải có khả năng thoát nước thật tốt. Chúng ta có thể trộn đất trồng cây hoa sứ với tỷ lệ như sau:

  • Để giúp đất tơi hơn, tăng khả năng ra rễ non, thoát nước tốt, giữ ẩm tốt thì dùng 25% đá Perlite vào đất.
  • Muốn giữ ẩm cho cây và tiết kiệm phân bón thì chúng ta hãy trộn thêm vào đất 25% đá Pumice hoặc dùng tro trấu với xơ dừa để thay thế cũng được.
  • Trộn cùng 20% phân bò hay phân trùn quế để chống nấm.
  • Cuối cùng là bổ sung thêm dưỡng chất cho cây với 30% Peat Moss, Akadama hoặc là Tribat.

=> Xem thêm Đất trồng hoa

3. Cách trồng và chăm sóc cây hoa sứ

Sau khi đã nắm được thông tin đất trồng hoa sứ nên là loại nào thì chúng ta cũng cần quan tâm tới cách trồng cây, cũng như chăm sóc ra sao để cây có thể ra được hoa.

3.1. Cách trồng cây hoa sứ

  • Về chậu cây:

Khi đã chọn được đất trồng hoa sứ thì cần lựa chọn cả chậu trồng cây. Vì đây là loại cây rất ưa điều kiện thời tiết khô hạn nên việc sử dụng chậu cây không được tráng men, lại dễ hút nước vừa hợp lý lại vừa đẹp mắt, làm tăng giá trị của Sứ sa mạc lên rất nhiều.

chau-trong-cay-hoa-su
Chậu trồng cây hoa sứ

Chúng ta có thể trồng cây trong chậu chất liệu bằng xi măng, đá mài, bộ rễ của cây này cũng khá lớn nên chậu cũng cần phải có lỗ lớn tương xứng giúp tăng khả năng thoát nước. 

  • Về việc nhân giống:

Để trồng cây hoa sứ thì chúng ta có thể gieo từ hạt giống hoặc là sử dụng phương pháp giâm cành. Khi hạt giống được thụ phấn bởi cây mẹ khỏe, mạnh thì hạt giống sẽ càng tươi tốt. Chúng ta có thể gieo hạt giống ở nơi đất ẩm cũng góp phần giúp hạt nhanh ra mầm.

nhan-giong--cay-hoa-su
Nhân giống cây hoa sứ

Hoa sứ có thể có màu sắc sặc sỡ và cách để làm được như vậy đó là ghép cành và đây cũng là phương pháp được khá nhiều người áp dụng.

  • Về cách bón phân cho cây hoa sứ:

Nguyên tắc bón phân cho hoa sứ đó là: 

Đối với cây con, cây mới ra mầm hay mới tách đang lớn lên về kích cỡ thì sử dụng 30% phân Đạm, 10% phân Lân, 10% Kali.

Đối với cây đã trưởng thành từ 6 tháng đến 1 năm và đang cần ra hoa thì tưới phân bón theo tỷ lệ 10% phân Đạm, 30% phân Lân, 10% Kali. 

Giai đoạn sau khi cây ra nụ, chuẩn bị nở hoa, thậm chí là đã có hoa thì áp dụng công thức 10% phân Đạm, 10% phân Lân, 30% Kali.

Cây sứ có thể không cần phun tưới các chất dinh dưỡng mà vẫn có thể phát triển được. Sử dụng phân hữu cơ từ phân bò gà hay từ lá cây sẽ tốt hơn là phân vô cơ.

=> Có thể bạn quan tâm Địa chỉ bán phân bón hữu cơ tốt

3.2. Cách chăm sóc cây hoa sứ

Chăm sóc cây hoa sứ không chi là bón phân cho cây thế nào, đất trồng hoa sứ ra sao, mà còn cần quan tâm tới nhiều vấn đề khác như sau:

  • Ánh sáng: Nhiều, lớn, gay gắt và chiếu trực tiếp giúp hoa nở càng đẹp hơn.
  • Tưới nước: Không được để cây ngập úng, không cần tưới nhiều, nhưng khí đất khô thì vẫn nên tưới. Quan trọng là phải đảm bảo khả năng thoát nước tốt và không nên tưới nước cho cây hoa sứ vào buổi trưa.
  • Nhiệt độ môi trường: Tùy vào loại cây hoa sứ có thể sống tốt trong môi trường lạnh hay nóng thì sẽ có các cách chăm sóc phù hợp khác nhau.
thay-chau-cay-hoa-su
Chăm sóc hoa sứ bằng cách thay chậu cây

Ngoài ra, thời gian tốt nhất để thay chậu cho cây hoa sứ đó chính là vào mùa nắng, phải đảm bảo chậu cây khô, ráo khi thay. Cách để thay chậu cho cây hoa sứ như sau:

Nâng tất cả bầu rễ của cây ra khỏi chậu cũ, cắt bỏ phần thối hay rễ dài quá. Ở mỗi vết cắt, chúng ta hãy diệt nấm với kháng khuẩn bằng dung dịch như nước vôi lỏng. Tiếp theo hãy đặt cây Sứ Thái vào chậu mới đã chuẩn bị sẵn, rải rễ và san lấp. Tưới nước sau khoảng 1 tuần hoặc có thể là lâu hơn.

Trên đây là thông tin về đất trồng hoa sứ và cách trồng, cách chăm sóc cây để  nhanh ra hoa. Để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích khác về nhà vườn, các bạn vui lòng xem thêm ở đây.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.