Trước đây, thuốc diệt cỏ thường được sử dụng rất phổ biến trong nông nghiệp. Mặc dù có hiệu quả làm sạch cỏ nhưng hậu quả nó để lại vô cùng nghiêm trọng. Bởi vậy, những năm gần đây, nông dân cũng như người làm vườn đã tìm hiểu và lựa chọn nhiều phương án diệt cỏ không dùng thuốc vừa hiệu quả lại an toàn. Hãy cùng My Garden tìm hiểu cụ thể về những phương pháp này trong phần nội dung dưới đây!
Mục lục
1. Thuốc diệt cỏ là gì? Tác hại của thuốc diệt cỏ đối với con người và môi trường.
Trước khi đi tìm hiểu các phương pháp diệt cỏ không dùng thuốc, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu về thuốc diệt cỏ và tác hại của nó đối với môi trường và sức khỏe con người.
1.1. Thuốc diệt cỏ là gì?
Thuốc diệt cỏ là những hợp chất hóa học có tác dụng ngăn chặn sự phát triển của thực vật bao gồm cả cỏ dại và cây trồng. Trên thực tế, hiện nay có hai loại thuốc diệt cỏ đó là thuốc diệt cỏ có chọn lọc và thuốc diệt cỏ không có chọn lọc.
Thuốc diệt cỏ có chọn lọc là những loại thuốc diệt cỏ được nghiên cứu và phối hợp các chất hóa học để ngăn sự phát triển của cỏ dại mà không ảnh hưởng đến cây trồng. Loại thuốc này được sử dụng chủ yếu trong nông nghiệp.
Loại thứ hai là thuốc diệt cỏ không có chọn lọc. Nghĩa là các hợp chất trong thuốc diệt cỏ này có thể hủy diệt toàn bộ thực vật ở khu vực được phun tưới. Loại thuốc này chủ yếu được sử dụng chủ yếu trong các khu vực xây dựng, khu công nghiệp… để diệt cỏ diện rộng.
1.2. Hậu quả khi sử dụng thực phẩm dính thuốc diệt cỏ
Thông thường, tất cả các loại thuốc trừ sâu, diệt cỏ, thuốc bảo vệ thực vật nói chung đều cần phải có thời gian cách ly sau phun để đảm bảo không con dư lượng thuốc bám trên nông phẩm. Tuy nhiên, có rất nhiều người không hề tuân thủ đúng thời gian cách ly, vì vậy có thể gây ra hậu quả rất nghiêm trọng khi người dùng ăn rau có thuốc diệt cỏ, thực phẩm có thuốc diệt cỏ.
Thuốc diệt cỏ là loại thuốc có độc tố cao, thuộc dạng độc tố rất nguy hiểm. Độc có thể ảnh hưởng đến con người thông qua tiếp xúc, hít theo đường thở và qua thực phẩm. Người bị ngộ độc thuốc trừ sâu sẽ có các dấu hiệu nôn, tiêu chảy, khó thở, tụt huyết áp. Khi ngộ độc nặng có thể co giật, suy tim phổi, suy hô hấp, tổn thương hệ thần kinh gây lú lẫn…
1.3. Tác hại của thuốc diệt cỏ với môi trường
Thuốc diệt cỏ thường không thẩm thấu nhiều vào thực vật mà chủ yếu ngấm vào đất, nước và gây ô nhiễm đất và nguồn nước nghiêm trọng. Đặc biệt, khi phun thuốc, bao bì, vỏ đựng thuốc không được xử lý đúng cách mà vứt bỏ trong nguồn nước, đất đai khiến lượng thuốc còn lại thấm vào đất, nước. Khi người hoặc động vật sử dụng nguồn nước này sẽ gây ngộ độc nghiêm trọng.
Hơn nữa, thuốc diệt cỏ sẽ làm khô đất, mất dinh dưỡng và gây hại các loại vi sinh vật trong đất làm hệ sinh thái đất bị tổn hại. Nếu sử dụng thuốc diệt cỏ trong thời gian dài, đất đai sẽ mất màu, khô cằn, cây trồng còi cọc, kém phát triển và làm giảm năng suất cây trồng.
Ngoài ra, thuốc diệt cỏ cũng có khả năng phát tán trong không khí gây ô nhiễm. Khu vực phun thuốc diệt cỏ cần được cách ly đủ thời gian mới để cho người và động vật xuất hiện. Nếu không lượng thuốc có trong không khí có thể gây ngộ độc.
2. Tổng hợp những cách diệt cỏ không dùng thuốc hiệu quả nhất
Thay vì sử dụng các loại thuốc diệt cỏ hóa học độc hại thì còn rất nhiều phương pháp khác diệt cỏ hiệu quả mà không gây ảnh hưởng đến con người cũng như môi trường.
2.1. Tổng hợp một số cách diệt cỏ không dùng thuốc
Hiện nay, để diệt cỏ chúng ta có thể tiến hành một số biện pháp an toàn và thân thiện với môi trường như:
Diệt cỏ theo phương pháp thủ công truyền thống: Kết hợp xới đất và làm cỏ. Phương pháp này phù hợp với nhà vườn, nông nghiệp quy mô nhỏ lẻ.
Diệt cỏ bằng ure và kali: Sáng kiến của người nông dân tỉnh Hậu Giang. Dựa trên nguyên lý “ngộ độc hữu cơ” mà không ảnh hưởng đến cây trồng. Pha Ure + Kali + nước theo tỷ lệ 1:1:10 để diệt cỏ triệt để và hiệu quả lâu dài.
Diệt cỏ bằng giấm: Sử dụng giấm trắng nguyên chất phun lên vùng cỏ dại để diệt cỏ. Phương pháp này phù hợp với cây cỏ vườn nhà, trồng rau sạch sân thượng…
Diệt cỏ bằng chế phẩm sinh học: Sử dụng các chế phẩm sinh học có nguồn gốc vi sinh, thảo mộc để trừ cỏ dại an toàn, hiệu quả.
2.2.Cách diệt một số loại cỏ triệt để không cần dùng thuốc
Dưới đây là một số phương pháp diệt một số loại cỏ sống dai và thường xuất hiện ở các khu vực trồng cây nông nghiệp, công nghiệp theo phương pháp không dùng thuốc trừ cỏ.
2.2.1. Cách diệt cỏ gấu tận gốc
Cỏ gấu là loại cỏ xuất hiện nhiều nhất ở các vùng đất trồng cây nông nghiệp, công nghiệp. Đặc tính của chúng là loại thực vật họ cói, phát triển cực nhanh và mạnh, làm cằn đất, lấn át sự phát triển của hoa màu. Cỏ gấu rất khó tiêu diệt bởi chúng có thể phục hồi cây nhanh chóng chỉ cần có một mẩu thân, rễ hay củ. Phần rễ cây còn có thể mọc thành rất nhiều đoạn củ khác nhau để mọc thành cây mới.
Cỏ gấu lan ra bằng rễ và củ, vì vậy phương án thủ công xới đất nhặt củ thường được áp dụng nhiều. Tuy nhiên phương pháp này khá mất thời gian và công sức. Chúng ta có thể vỡ đất vào ngày nắng to, phơi ải 2-3 ngày nắng to sau đó trồng dây khoang lang. Lưu ý trồng dày để che phủ đất khiến cỏ không mọc được. Ngoài ra, nếu trong vườn nhà có thể nuôi ngan, ngỗng để chúng rỉa cây, củ cỏ gấu rất hiệu quả.
2.2.2. Cách diệt cỏ tranh tận gốc
Cỏ tranh cũng là loại cỏ sống dai và lan tràn cực kì nhanh. Hơn nữa, chúng thường lấn át cây trồng, tranh dinh dưỡng bón vào cây khiến cây trồng còi cọc. Để xử lý cỏ tranh, tốt nhất chúng ta nên kiểm soát sự phát triển của chúng và diệt tận gốc.
Khi vỡ đất để bắt đầu làm mùa vụ, hãy nhặt hết rễ cỏ tranh sót lại khi bắt đầu gieo trồng. Khi cỏ mọc lên thì cắt để chúng không thể ra hoa và rụng hạt. Ngoài ra bạn có thể sử dụng giấm trắng để phun diệt cỏ tranh. Sử dụng giấm trắng + xà phòng hòa tan và xịt lên thân, lá cỏ. Lặp lại quá trình nhiều lần đến khi cỏ được diệt hoàn toàn.
3. Một số loại chế phẩm sinh học diệt cỏ nhanh, hiệu quả, tiết kiệm
Dưới đây là một số chế phẩm sinh học diệt cỏ an toàn và có hiệu quả cao. Các sản phẩm được sử dụng nhiều trong trồng cây nông nghiệp và công nghiệp.
3.1. Chế phẩm sinh học diệt cỏ DC Organic CT5
Thành phần, đặc tính: Chế phẩm sinh học DC Organic CT5 gồm là dạng dung dịch lỏng màu vàng. Thành phần có vi sinh vật cố định nito tự do 1.0×108 cfu/ml, các vi sinh vật có lợi khác 1.0×105 cfu/ml, các tinh chất thảo mộc tự nhiên khác.
Tác dụng: Diệt cỏ gà, cỏ gấu, cỏ mần trầu…
Ưu điểm: khiến cỏ chết khô xuống đất thành thảm phân bón hữu cơ tự nhiên, kích thích vi sinh vật có lợi phát triển làm tơi xốp đất.
Cách sử dụng: Pha 1 lít chế phẩm sinh học trong 100 lít nước, phun đều khắp phần đất có cỏ dại. Nếu mật độ cỏ dày và cỏ đã trưởng thành pha 1 lít chế phẩm trong 80 lít nước.
3.2. Chế phẩm sinh học diệt cỏ Anti Grass
Thành phần: Vi sinh vật cố định Nito tự do 108 cfu/ml. Vi sinh vật tập đối với vi sinh vật cố định nito 105 cfu/ml. Các tinh chất thảo mộc tự nhiên khác.
Công dụng: diệt cỏ gấu, cỏ gà, cỏ mần trầu, làm tăng số lượng giun và vi sinh vật có lợi, không gây hại cho thiên địch, giữ ẩm đất.
Cách sử dụng: Pha 500ml trong 40 – 80 lít nước, Phun sương vào thời điểm nắng, tránh trời mưa và lúc sương đọng. Phun đều thân và lá cỏ để đạt hiệu quả diệt cỏ.
4. Địa chỉ mua sản phẩm diệt cỏ sinh học
Khách hàng quan tâm đến các sản phẩm trừ cỏ sinh học hoặc các phương pháp trừ cỏ an toàn khác đừng quên liên hệ ngay với My Garden. Chúng tôi luôn có sẵn các sản phẩm vật tư nông nghiệp chất lượng cao và phù hợp với điều kiện khí hậu Việt Nam.
Ngoài các sản phẩm phân bón hữu cơ, chế phẩm sinh học, thuốc trừ sâu sinh học… chúng tôi luôn sẵn sàng cung cấp các loại vật tư nông nghiệp khác như hạt giống rau, hoa, củ, quả, chậu cây, hệ thống tưới tiêu, dụng cụ trồng và chăm sóc cây trồng.
Mọi thông tin chi tiết quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn trực tiếp. Ngoài ra, quý khách hàng cũng sẽ có cơ hội nhận được nhiều ưu đãi hấp dẫn khác khi mua hàng.
>> ĐỪNG BỎ QUA: Sử dụng thuốc trừ sâu không mùi bảo vệ cây trồng
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :