Mướp đắng có một tên gọi khác ở Việt Nam, đó là khổ qua. Đây là một loại cây leo giàn cho quả. Quả mướp đắng khi ăn sẽ có vị đắng nơi đầu lưỡi nhưng nó lại rất tốt cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, nhiều gia đình có diện tích rộng sẽ lựa chọn việc trồng mướp đắng ngay trong sân vườn của mình. Để trồng được mướp đắng tại nhà, bạn cần biết cách chọn hạt giống mướp đắng tốt và chăm sóc chúng.
Mục lục
1. Thông tin cơ bản về hạt giống mướp đắng
Sản phẩm hạt giống để trồng mướp đắng này có xuất xứ từ Thái Lan. Nơi đây được biết đến là một trong những quốc gia Đông Nam Á phát triển mạnh mẽ trong lĩnh vực nông nghiệp.
Đặc biệt, loại hạt giống này còn là loại hạt F1. Chính vì vậy, khả năng nảy mầm của hạt sẽ rất cao khi được gieo trồng đúng cách. Một gói hạt giống này được sản xuất và đóng gói bao gồm 10 hạt. Và sản phẩm hiện được phân phối bởi Công ty trách nhiệm hữu hạn My Garden.
2. Đặc điểm của sản phẩm hạt giống mướp đắng
Hiện nay, trên thị trường có rất nhiều loại hạt giống mướp đắng khác nhau. Đó có thể là loại giống địa phương như khổ qua xiêm, hay giống lai F1 như là Chiatai,…
Tuy nhiên, sản phẩm hạt giống mướp đắng xuất xứ từ Thái Lan được nhắc đến ở đây hoàn toàn là loại hạt F1. Do đó, hạt giống có chất lượng cao, chắc khỏe, có sức đề kháng tốt. Vì thế, tỷ lệ nảy mầm của hạt rất cao.
3. Cách gieo trồng và chăm sóc
Từ hạt giống mướp đắng, để cây kết trái, người trồng sẽ phải tỉ mỉ, trải qua nhiều công đoạn. Có ba vấn đề cần lưu ý khi trồng mướp đắng.
3.1. Cách gieo hạt và trồng
Để hạt giống mướp đắng dễ nảy mầm hơn thì cần phải tiến hành xử lý hạt trước khi gieo. Bước đầu tiên, trong vòng 5 đến 6 giờ, hãy cho hạt ngâm vào trong nước. Nước dùng để ngâm phải được pha với tỷ lệ 2 sôi 3 lạnh. Sau khi hoàn thành việc ngâm hạt giống, bạn hãy vớt hạt ra và ủ chúng vào khăn ẩm trong 24 giờ. Sau khi ủ đủ trong thời gian trên, bạn sẽ thấy hạt có một lớp nhầy ở bên ngoài. Hãy đem rửa sạch chúng và lại tiếp tục ủ hạt.
Sau khi ủ hạt lần thứ 2 cho đến lúc hạt đã nứt nanh, bạn sẽ bắt đầu bước vào giai đoạn gieo hạt. Hạt giống nên được gieo vào trong đất với độ sâu khoảng 0,2cm ở tư thế đứng. Đầu nứt nanh là chiều bên dưới. Sau 7 ngày gieo hạt, bạn hãy tỉa một vài nhánh cây nhỏ và yếu để cây sinh trưởng tốt hơn.
Vì mướp đắng là giống cây leo giàn nên khi trồng chúng, bạn phải dựng giàn. Bạn không cần làm giàn quá cao vì quả mướp đắng không dài như nhiều loại quả leo giàn khác. Tuy nhiên, bạn cần làm giàn sớm và cố định để cây leo ngay khi chúng sinh trưởng. Như vậy thì cây mới phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, khi làm giàn cũng cần chú ý không nên cắm cọc gần rễ vì có khả năng sẽ làm tổn thương rễ của cây.
3.2. Cách chăm sóc
Một lưu ý khi chăm sóc cho cây mướp đắng, đó là trong quá trình phát triển của chúng cần phải khoanh dần gốc. Tùy vào diện tích của chậu mà bạn có thể khoanh khoảng 4-5 vòng. Khoanh gốc sẽ giúp cho giàn cây hút được chất dinh dưỡng tốt hơn.
Để cây phát triển nhanh, bạn có thể bón thêm một số loại phân cho cây. Nếu cây xuất hiện lá già thì hãy tỉa bớt chúng đi để cây có khả năng ra nhiều quả chất lượng. Khi hoa đã đậu thành quả non thì cần phải sử dụng bọc nilon hoặc túi bọc để quả không bị sâu hay ruồi bọ chích.
Trong đợt thu hoạch đầu tiên, khi cây ra hoa thì bạn nên ngắt hoa và nụ. Để cây khỏe mạnh, sống được lâu hơn và ra nhiều quả chất lượng hơn trong những đợt tới, bạn hãy bón thêm phân đạm pha loãng cho cây.
3.3. Cách xử lý sâu bệnh gây hại
Thông thường, những loại cây leo giàn sẽ bị sâu bệnh, rệp hay bị đốm lá. Với cây mướp đắng cũng vậy. Khi gặp các loại sâu bệnh này, nước gừng hay nước tỏi sẽ là một cách để loại bỏ chúng. Ngoài ra, nếu phát hiện thấy cây có những lá già hay nhánh cây bị héo thì nên kịp thời ngắt chúng đi để không ảnh hưởng đến tốc độ phát triển của cây.
Trên đây là những thông tin cơ bản nhất về hạt giống mướp đắng thế hệ F1 có xuất xứ từ Thái Lan. Để có một giàn mướp đắng khỏe mạnh cho gia đình, bạn hãy liên hệ với My Garden để mua sản phẩm chính hãng, chất lượng cao. MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN: CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :
ninhbinhweb.info
Good