Hướng dẫn lắp đặt hệ thống tưới dừa tự động thông minh cực chi tiết cho bà con

Để có một vườn dừa đạt chất lượng và cho năng suất cao thì người nông không nhữ phải chọn giống thật chính xác mà còn cần trang bị một hệ thống tưới dừa đạt chuẩn để cung ứng đủ lượng nước cho loại cây này.

Vậy hệ thống tưới dừa đạt chuẩn gồm những thành phần gì, cơ chế hoạt động ra sao và cách lắp đặt như thế nào để hoạt động tốt nhất. Trong bài viết này, My Garden sẽ giúp bà con phần nào giải đáp được những thắc mắc trên, vì vậy đừng vội lướt qua nhé!

1. Đôi nét về cây dừa

Dừa là giống cây phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn rất tốt, đây là loại cây trồng ưa thích các nơi sinh sống có nhiều nắng và lượng mưa bình thường (750–2.000 mm hàng năm). Chính điều này đã giúp nó trở thành loại cây có thể định cư bên các bờ biển nhiệt đới một cách tương đối dễ dàng. 

Để có thể phát triển một cách tối ưu nhất, dừa cần được cung cấp độ ẩm cao (70–80%+), điều này cũng đã lý giải tại sao nó rất ít khi được tìm thấy trong các khu vực có độ ẩm thấp, thậm chí cả khi các khu vực này có một nhiệt độ đủ cao.  Do đó mà dừa chỉ có thể trồng tới cuối tháng 11 hoặc đầu tháng 12. Nó rất khó để trồng và phát triển tốt ở trong các khu vực khô cằn.

Dừa là giống cây phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn rất tốt
Dừa là giống cây phát triển tốt trên đất pha cát và có khả năng chống chịu mặn rất tốt

Nước dừa hoàn toàn tự nhiên, tươi mát và có nhiều lợi ích tốt cho sức khỏe con người. Vì vậy, xu hướng trên thị trường hiện nay là dùng các loại nước giải khát từ thiên nhiên. Dừa có giá rất cao vào mùa khô. Tuy nhiên, khi nhu cầu đang tăng cao mà nguồn cung lại hạn chế nên từ như cầu thực tế đó, có rất nhiều nhà vườn đã chọn giải pháp lắp đặt hệ thống tưới dừa để mùa khô vẫn có thể dừa cho năng suất cao và bán giá tốt.

2. Nhu cầu nước tưới cho cây dừa trong mùa khô

Cấu tạo của rễ dừa không có lông hút, ở những rễ con có một đoạn được cấu tạo bởi các tế bào có vách mềm để cho nước và các dưỡng chất đi qua, đây chính là nơi hấp thụ nước và dưỡng chất của cây dừa. Những cây dừa có độ tuổi từ 5 năm trở lên, sẽ có khoảng 70% rễ mọc cách gốc trong vòng bán kính từ 1,5m đến 2,5m và không ăn sâu vào lòng đất (30-60cm). Đây là vùng rễ chủ yếu có khả năng hút nước và phân bón để nuôi cây, do đó việc bón phân và tưới nước nên tập trung vào vùng rễ này. 

Trong mùa nắng nóng, nhu cầu nước của cây dừa là rất cao
Trong mùa nắng nóng, nhu cầu nước của cây dừa là rất cao

Dừa là loại cây trồng cho trái quanh năm và muốn dừa cho trái sai và liên tục và chất lượng, thì cần phải bảo đảm cung cấp cho cây dừa luôn đủ các dinh dưỡng liên tục trong năm gồm có ánh sáng, phân bón và nước.

  • Trong mùa nắng nóng, nhu cầu nước của cây dừa là rất cao, nên tưới 7-10 ngày/lần như vậy sẽ góp phần gia tăng năng suất cho cây dừa. Thiếu nước, cây dừa sẽ không thể hút được các chất dinh dưỡng, không đậu trái hoặc rụng trái non sớm. Nên duy trì lớp thực vật trên mặt đất xung quanh bằng cách trồng xen, hoặc giữ một lớp cỏ mỏng, nhất là các cây cỏ họ đậu, hay dùng tàu dừa và các loại lá cây phủ lên mặt liếp xung quanh đó để chống việc rửa trôi đất trong mùa mưa, giữ cho đất đủ độ ẩm trong mùa khô, làm tăng độ màu mỡ của đất.
  • Nhằm tăng năng suất cho vườn dừa nhất là các nhà vườn tại miền Tây đã sử dụng phân bón rải đều trên các liếp dừa. Sử dụng hệ thống tưới tưới đều trên mặt liếp để cung cấp đủ lượng nước và làm tan phân bón để dừa dễ hấp thụ hơn. Tưới nước thường xuyên cho dừa giúp dừa phát triển xanh tốt, tăng năng suất cho vườn dừa vào mùa khô giúp quả to tròn, nhiều nước để bà con có lãi tốt.
  • Tưới nước kết hợp với bón phân cho cây sẽ giúp tăng năng suất cây dừa bằng cách áp dụng hệ thống tưới phun mưa tự động cho cây dừa vào mùa khô.
Tưới nước kết hợp với bón phân cho cây sẽ giúp tăng năng suất cây dừa
Tưới nước kết hợp với bón phân cho cây sẽ giúp tăng năng suất cây dừa

=> Có thể bạn quan tâm: Cách làm đất trồng cây trong chậu

3. Tìm hiểu về hệ thống tưới nước cho dừa

Trước đây, mỗi lần tưới nước cho dừa bà con nông dân thường phải kéo vòi tưới tới trực tiếp từng cây, như vậy sẽ mất rất nhiều thời gian và công sức. Nhất là khi dừa là loại cây cần cung cấp rất nhiều nước trong một ngày. Khi đó mỗi lần tưới nước cho 1ha vườn bà con sẽ phải mất đến 5,6 tiếng đồng hồ, có khi phải làm việc cả trong những lúc trời nắng nóng, vừa mệt mỏi cho người tưới mà hiệu quả đạt được lại không cao.Vì thế việc xây dựng một hệ thống tưới dừa phù hợp để cung cấp đủ lượng nước cho vườn dừa là điều vô cùng cần thiết…

Hệ thống tưới tự động cho vườn dừa đang được bà con nông dân sử dụng ngày một rộng rãi. Từ đó giúp tiết kiệm chi phí nhân công, tiết kiệm được lượng nước tưới và góp phần nâng cao năng suất cho cây.

Một vài hệ thống  tưới dừa mà bà con có thể tham khảo:

Hệ thống tưới phun mưa cục bộ

Mô hình tưới phun mưa cục bộ dưới gốc dừa được rất nhiều người dân sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Béc phun được thiết kế giúp tiết kiệm nước, phun xa với một béc phun đường kính khoảng 7m có thể cung cấp lưu lượng 90 lít/h. Đây là phương pháp tưới được đánh giá là hiệu quả nhất có sự ổn định và chất lượng tốt nhất.

Hệ thống tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc dừa

Tưới nhỏ giọt cuốn quanh gốc của cây dừa chỉ thích hợp với những cây lúc mới trồng. Khi cây lớn thì nhiều người có xu hướng thay béc tưới phun cục bộ để chỉnh được bán kính để tưới cho dừa. Vì cây dừa rễ ăn rất xa để tìm nước và một công dụng khác nữa là giúp cây đứng vững khi có gió lớn.

Trong bài viết hôm nay, My Garden sẽ chỉ giới thiệu tới bà con hệ thống tưới phun mưa cục bộ, bởi đây là phương pháp tưới được ưa chuộng sử dụng nhiều nhất hiện nay.

Hệ thống tưới phun mưa cục bộ
Hệ thống tưới phun mưa cục bộ

4. Những ưu điểm của hệ thống tưới tự động cho cây dừa

So với các phương pháp tưới tiêu truyền thống, hệ thống tưới dừa tự động có nhiều ưu điểm vượt trội hơn hẳn. Có thể kể tới như:

 – Dễ dàng trong việc lắp đặt và vận hành hệ thống. Bà con hoàn toàn có thể tự mua các vật tư về để lắp đặt hệ thống tưới dừa bởi các loại vật tư như: béc, đường ống hay các phụ kiện khác đều rất phổ biến và dễ mua trên thị trường.

– Tiết kiệm chi phí nhân công để chăm vườn dừa. Thay vì việc phải tưới tiêu thủ công chiếm rất nhiều thời gian và công sức thì hệ thống sẽ tự vận hành tưới đều cho cả vườn.

– Cùng một lúc có thể tưới nước được cho cả vườn. Máy bơm 2HP mỗi lần có thể tưới được cho 300-400 béc tưới.

– Thực hiện tưới nước trong thời gian ngắn. Nhờ đó tiết kiệm được một khoản đáng kể tiền điện và nước.

– Chủ động được thời điểm tưới nước cho vườn dừa.

– Có thể kết hợp giữa việc tưới nước và tưới phân tự động.

THAM KHẢO THÊM: Hệ thống tưới nhỏ giọt Israel – Nghệ thuật tưới nước của người Israel

5. Các thành phần của một hệ thống tưới phun mưa tự động cho cây dừa

Hệ thống phun mưa tưới bơm tự động bằng tưới phun mưa cục bộ cũng khá đơn giản và vô cùng dễ dàng trong việc lắp đặt.

Thông thường hệ thống tưới dừa này gồm có:

– Khu trung tâm bao gồm:

     + Máy bơm nước có công dụng hút và bơm nước cho cả khu vườn. Công suất của máy sẽ phụ thuộc vào số lượng cây dừa trong vườn cần tưới.

     + Bộ lọc để lọc bỏ các tạp chất. Đặc biệt rất cần thiết đối với những khu vực có nguồn nước nhiều mùn, cát và tạp chất.

     + Đồng hồ để đo áp suất

     + Vòi châm phân/thuốc và bồn chứa phân/thuốc

– Hệ thống ống chính: Có nhiệm vụ chính là chứa và dẫn nước từ khu trung tâm và chia đều cho từng đường ống nhánh. Tùy vào số lượng cây dừa trong vườn mà đi ống chính phù hợp. Ống chính thường sẽ sử dụng ống nhựa PVC, HDPE.

– Hệ thống ống nhánh: có nhiệm vụ là dẫn nước từ ống chính đến từng hàng cây. Tùy theo hàng cây trồng dài hay ngắn mà chọn loại ống LDPE. Ống nhánh thường dùng là các loại : PE ɸ16mm, PE ɸ20mm, PE ɸ25mm.

– Ống dẫn từ ống nhánh vào béc tưới thường sẽ dùng loại ống PE ɸ4.4x7mm.

– Béc tưới: Bà con nên sử dụng các loại béc tưới có thể tưới đúng lượng nước và đúng vị trí mà cây cần. Ví dụ như các dòng béc tưới BS5000, BS7000…

Hệ thống tưới phun mưa cục bộ cũng khá đơn giản và vô cùng dễ dàng trong việc lắp đặt
Hệ thống tưới phun mưa cục bộ cũng khá đơn giản và vô cùng dễ dàng trong việc lắp đặt

6. Áp dụng tưới tự động cho cây dừa với hệ thống tưới phun mưa cục bộ

Trên thực tế khi trồng dừa bà con thường trồng theo hàng lối và các cây thường cách nhau từ 6-10m. Để đảm bảo hệ thống tưới dưa đạt hiệu quả cao nhất thì bà con nên bố trí mỗi cây một béc tưới riêng. Béc này sẽ tưới vòng tròn tán xung quanh gốc cây dừa, đúng vị trí và đúng lượng nước mà cây cần.

Khi cây lớn, gốc cây to nên sẽ gây cản trở nước do vậy mà bà con có thể gắn thêm một béc, như vậy sẽ là hai béc tưới cho một cây.

Với bà con trồng cây còn nhỏ nên sử dụng các loại béc tưới có thể điều chỉnh được bán kính khi tưới cây. Cây nhỏ thì tưới sát gốc, cây lớn nên tưới ở bán kính lớn hơn, cây lớn hơn tưới xa hơn nữa.

Bà con có thể sử dụng các loại béc có van khóa để có được trải nghiệm tốt nhất. Hoặc dùng những loại béc không có van khóa để tiết kiệm được chi phí.

Riêng với bà con đang canh tác tại những khu vực đồi dốc thì cần sử dụng những loại béc tưới có chức năng bù áp. Ngoài ra, bà con cũng nên ưu tiên sử dụng những loại sản phẩm có khả năng chống côn trùng để giúp cho hệ thống luôn hoạt động bền bỉ và ổn định nhất.

=> Có thể bạn quan tâm Địa chỉ bán phân bón hữu cơ tốt

7. Phác thảo sơ đồ thiết kế hệ thống tưới dừa

Trước khi tiến hành lắp đặt hệ thống tưới dừa tự động, bà con nên tiến hành phác thảo sơ đồ thiết kế hệ thống tưới tự động cho cây dừa trước. Trong đó cần trình bày rõ các chi tiết:

 – Trồng bao nhiêu cây dừa, cần tưới bao nhiêu nước, quy cách trồng ra sao, cây dừa lớn hay nhỏ, đất có dốc hay không? Từ đó có thể tính ra được công suất của máy bơm, lưu lượng béc, lưu lượng ống chính.

– Sẽ trồng thành bao nhiêu hàng, hàng dài bao nhiêu, bao nhiêu cây? Từ đó tính ra ống nhánh cần dùng là bao nhiêu.

– Đường ống nên đi như thế nào để hợp lý nhất?

– Sơ đồ phác thảo càng cụ thể chi tiết bao nhiêu thì càng sẽ thuận tiện và dễ dàng hơn cho khâu lắp đặt bấy nhiêu.

Từ đó bà con có thể tính toán được tổng nhu cầu các loại vật tư:

– Cần bao nhiêu béc tưới phun mưa?

– Sử dụng máy bơm bao nhiêu HP là đủ?

– Dùng ống PVC cỡ nào, chất liệu ra sao?

– Ống PE cỡ nào, dài bao nhiêu?…

Nhờ phác thảo sơ đồ trước, bà con sẽ tránh được tình trạng mua thừa, mua thiếu hoặc mua nhầm các loại vật tư cần thiết cho hệ thống. Từ đó giúp tránh lãng phí thời gian và tiền bạc khi tiến hành lắp đặt hệ thống.

>> Nếu bạn đang sở hữu vườn rau cho riêng mình và đang băn khoăn chưa biết cách chăm sóc chúng như thế nào thì có thể tham khảo bài viết sau: 5 bước chăm sóc vườn rau đơn giản tại nhà xanh tốt quanh năm

8. Tiến hành lắp đặt hệ thống

Sau khi đã phác thảo được sơ đồ thiết kế hệ thống tưới tự động cho vườn dừa, chúng ta sẽ tiến hành lắp đặt hệ thống theo sơ đồ này.

Quy trình lắp đặt hệ thống tưới dừa tự động thường được tiến hành theo các bước:

Bước 1: Chuẩn bị nguồn nước cung cấp cho vườn dừa

Bước 2: Lắp đặt khu trung tâm điều khiển gồm có máy bơm, bộ lọc và hệ thống van khóa.

Bước 3: Làm đường ống dẫn nước chính của hệ thống.

Bước 4: Làm hệ thống các ống nhánh và ống dẫn tới từng hàng và từng cây dừa.

Bước 5: Lắp đặt các béc phun mưa.

Như vậy, trên đây My Garden đã giới thiệu sơ qua với bà con về hệ thống tưới dừa tự động cho vườn dừa. Ngoài ra, bà con cũng có thể tham khảo thêm các thông tin hoặc nhờ tư vấn bởi những chuyên gia có kinh nghiệm cũng như trình độ chuyên môn cao của My Garden.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.