Làm hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế qua 4 bước cực kì đơn giản

Có nhiều câu hỏi liên quan đến hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế như hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế hoạt động như thế nào? Lắp đặt hệ thống tưới nhỏ giọt tại nhà như thế nào? nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế là gì?

Để giải đáp những thắc mắc này hãy tham khảo bài viết dưới đây.

Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế
Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế ngay tại nhà

Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế là phương pháp làm cho nước tưới vào cây trồng nhỏ giọt giúp cây hấp thụ nước liên tục và đều đặn mà không làm úng nước trong cây. 

Ngoài ra đây là phương pháp thông minh, giúp nhiều người tiết kiệm được chi phí và tận dụng được nguồn nguyên vật liệu dễ kiếm. Hệ thống này tuy chưa được áp dụng rộng rãi vào những mô hình lớn như trang trại, nhưng phổ biến rộng rãi với những mô hình nhỏ hơn như vườn rau, cây cảnh tại nhà.

1. Ưu, nhược điểm của hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế

1.1. Ưu điểm

hệ thống tiện dụng với nhiều ưu điểm đó là chi phí thấp, nguyên vật liệu tạo thành gần gũi dễ mua dễ kiếm. Hệ thống dễ làm tại nhà có thể tự làm được bất kỳ lúc nào. Hệ thống tiết kiệm nhiều thời gian cho việc chăm sóc và tưới cây hoặc do gia chủ đi xa không có thời gian chăm sóc.

1.2. Nhược điểm

Hệ thống có tính chất tạm thời, hệ thống chỉ hoạt động hiệu quả được trong thời gian ngắn. Khi hết nước trong bình chứa thì phải thêm nước mới có thể hoạt động lại. Ngoài ra sau thời gian sử dụng cần vệ sinh định kỳ nếu không ống dẫn dễ bị tắc do rêu bám vào.

2. Cách xây dựng hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế ngay tại nhà bằng thủ công

Hệ thống tưới nước tự chế được xây dựng dựa trên nguyên lý áp lực không khí tạo nên di chuyển của dòng nước, đồng thời là sự áp dụng của ống truyền dịch trong y học.

Cùng My Garden chế tạo hệ thống tưới nhỏ giọt cho cây cảnh, rau sạch tại nhà với những bước đơn giản.

2.1. Nguyên liệu cần chuẩn bị

Để tiến hành thực hiện ta cần có:

  • Một bình nước 20 lít hoặc 2 lít tùy thuộc vào số lượng cây trồng tại nhà
  • Dây truyền y tế (số lượng phụ thuộc vào số lượng cây, chậu cây)
  • Máy khoan, mũi khoan (khoảng 6mm) hoặc dao nhọn tùy ý
  • keo nến

2.2. Các bước thực hiện

Thao tác thực hiện bao gồm 4 bước:

  • Bước 1: do kích thước của đầu ống dây truyền y tế. Sau đó sử dụng khoan hoặc vật nhọn tạo lỗ tương đương trên thân của bình nước. Lưu ý tạo lỗ gần đáy bình nước (Cách đáy bình 1 khoảng bằng 1/6 chiều cao của bình hoặc thấp hơn)
Lắp ống dẫn vào bình nước – hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế
  • Bước 2: Gắn đầu dây truyền vào lỗ đã đục trước đó (tương tự như cách bác sĩ đặt ống truyền nước). Sau đó sử dụng keo nến để bịt kín ngăn không cho nước rò rỉ ra ngoài.
  • Bước 3: Đặt bình ở vị trí cao hơn so với đầu ra của dây truyền để nước chảy từ cao xuống thấp, sau đó ta thêm nước đầy bình
Hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế tại vườn nhà
  • Bước 4: Đặt đầu dây truyền vào vị trí mong muốn, đồng thời sử dụng van để điều chỉnh tốc độ truyền.

2.3. Lưu ý khi lắp đặt hệ thống

sau khi lắp đặt xong các bước đơn giản cần chú ý

  • Không bịt kín miệng bình để không khí có thể vào tạo nên áp suất thì nước mới chảy được. Hoặc nếu muốn đậy nắp thì phải khoan thêm nhiều lỗ lớn gần miệng bình
  • khi chỉnh van cho nước chảy vừa phải, không để quá nhiều sẽ gây úng nước

Hệ thống tưới nước nhỏ giọt tự chế là giải pháp tuyệt vời nếu bạn muốn nuôi một vườn rau sạch nhỏ hay không có nhiều thời gian chăm lo cho những chậu cây kiểng tại nhà

3. Ứng dụng hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế vào quy mô vừa

Phát triển từ mô hình nhỏ hơn, sau đó tiếp tục cải tiến để hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế nay đã phù hợp với nhiều mô hình lớn hơn như vườn cà chua, vườn cây ăn quả,.. Để thực hiện chế tạo một hệ thống tự chế ta có thế tham khảo các bước

Đầu tiên chuẩn bị một thùng phi lớn, hoặc xây dựng bể chứa nước trên cao. chuẩn bị ống nhựa tùy theo kích cỡ khu vườn và số lượng cây để tránh lãng phí. Chuẩn bị cách ống dài (ống lớn để làm nhánh chính, ổng nhỏ để làm nhánh phụ). Chuẩn bị ống nối chữ T, chữ L và ống truyền dịch để thiết kế đường ống dẫn.

Tiếp theo đó ta thực hiện theo các công đoạn:

  • Bước 1: kết nối các ống chính và chia các ống nhánh theo địa hình khu vườn của bạn. Chú ý các ống lớn đi theo rãnh giữa các gốc cây và các nhánh rẽ tới từng cây
  • Bước 2: Từ vị trí các ống nhánh nối dài và sử dụng ống chữ L để tạo cổng tưới (như vòi nước)
  • Bước 3: Cắt các dây truyền y tế (như hình), sau đó gắn chúng lại với nhau thành một đầu có khả năng điều tiết lượng nước chảy qua.

Thiết kế van điều chỉnh bằng ống truyền nước – hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế
  • Bước 4: Lắp đầu truyền vừa làm ở trên vào đầu ra của vòi nước , sử dụng bật lửa để hơ hoặc dùng keo để bịt kín không cho nước chảy ra ngoài. Lưu ý khéo léo tránh làm hư ống nước.
Điều chỉnh van để điều tiết lượng nước chảy – hệ thống tưới nhỏ giọt tự chế
  • Bước 5: Lắp van đóng mở vào thùng phi hơn hoặc bể chứa sau đó nối với đầu vào của ống chính, điều chỉnh các van để cho lượng nước chảy nhỏ giọt như ý muốn.

Một biến thể khác của phương pháp này là có thể sử dụng máy bơm có áp lực vừa hoặc thấp để kết nối thay vì sử dụng bể chứa. Ngoài ra còn rất nhiều các biến thể tùy thuộc vào đặc điểm của khu vườn.

Tham khảo thêm nhiều phương pháp nông nghiệp hay tại https://mygarden.vn/. My Garden cung cấp nhiều dịch vụ và sản phẩm nông nghiệp đảm bảo về chất lượng và giá cả. Tất cả vì màu xanh cho cuộc sống hiện đại.

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.