Cấu tạo của hệ thống tưới tiết kiệm nước hoàn chỉnh

Hệ thống tưới tiết kiệm nước được tạo thành từ 4 bộ phận chính là béc nước, ống dẫn nước, máy bơm và các khớp nối. Mỗi bộ phận lại được làm bằng chất liệu khác nhau và đảm nhiệm vai trò riêng, giúp cung cấp lượng nước cần thiết cho cây trồng. Cùng tham khảo bài viết dưới đây của My Garden để hiểu rõ hơn về cấu tạo của thiết bị tưới hiện đại này nhé!

1. Tìm hiểu cấu tạo của hệ thống tưới tiết kiệm nước

Công nghệ kỹ thuật phát triển, hệ thống tưới tiết kiệm nước ra đời và nhanh chóng chiếm được cảm tình của người tiêu dùng. Nhằm đáp ứng nhu cầu sử dụng đa dạng của khách hàng mà ngày càng có nhiều thiết bị tưới xuất hiện và được rao bán trên thị trị trường. Tuy nhiên, hầu hết các dòng sản phẩm này đều có cấu tạo khá giống nhau với 4 bộ phận chính như sau:

he-thong-tuoi-tiet-kiem-nuoc-1
Hệ thống tưới tiết kiệm nước khi mới ra đời đã nhanh chóng chiếm được cảm tình của khách hàng

1.1. Máy bơm nước

Máy bơm nước là thiết bị đầu tiên mà chúng tôi muốn nhắc đến khi bàn về cấu tạo của hệ thống tưới tiết kiệm nước thông minh. Công dụng chính của nó là cung cấp nước đến các ống dẫn chính rồi đến các ống nhánh và béc tưới. Hiện có 2 loại máy bơm nước được sử dụng phổ biến là máy bơm bằng xăng dầu và máy bơm bằng điện. Trong đó, máy chạy bằng điện được nhiều người ưa chuộng và lựa chọn hơn; bởi nó có độ bền cao, ít hư hỏng. Lưu ý khi chọn máy bơm:

  • Xác định lượng nước cần tưới cho cây, tránh tình trạng thiếu nước khiến cây phát triển kém hoặc thừa nước gây ngập úng.
  • Dựa theo lưu lượng nước cần sử dụng để lựa chọn máy bơm có công suất phù hợp.
  • Xác định đường kính đầu ra và đầu vào của máy bơm để lựa chọn mua ống dẫn chính và ống dẫn nhanh phù hợp.
  • Chọn máy bơm phù hợp với nguồn điện sử dụng, tránh trường hợp điện năng không đủ cung cấp cho máy hoạt động bình thường.
  • Tính áp suất nước dựa vào thông số kỹ thuật, độ đẩy cao của máy bơm và độ đẩy cao của máy; được quy đổi thành áp suất theo tỷ lệ 1:10 (1bar=10mH2O).

1.2. Ống dẫn nước chính, ống dẫn nước nhánh

Ống dẫn trong hệ thống tưới tiết kiệm nước là nơi nước từ nguồn đi đến vòi tưới, giữ vai trò quan trọng trong toàn bộ hệ thống. Về cơ bản, ống dẫn nước được phân thành 2 dạng cơ bản.

  • Ống dẫn nước chính: Có kích thước to, bởi nó là nơi nguồn nước đi qua để chia dẫn đến các ống nhánh. Ống dẫn nước chính thường được bố trí cố định tại một vị trí bằng cách chôn dưới đất để đảm bảo độ bền cao nhất.
  • Ống dẫn nước nhánh: Đây là các ống với nhiều kích thước lớn nhỏ khác nhau, nối từ ống dẫn chính qua các béc tưới, đầu tưới. Các ống dẫn nhánh thường được làm bằng chất liệu nhựa mềm để dễ dàng hơn trong việc lắp đặt.
he-thong-tuoi-tiet-kiem-nuoc-2
Ống dẫn trong hệ thống tưới tiết kiệm nước là nơi nước từ nguồn đi đến vòi tưới

1.3. Béc tưới (đầu tưới)

Béc tưới trong hệ thống tưới tiết kiệm nước là vị trí mà nước tưới sẽ đi ra và làm nên sự sống của một thiết bị tưới cây. Đầu tưới được chia thành 4 dạng cơ bản.

  • Đầu tưới cầm tay: Được thiết kế từng tia nước nhỏ giống như vòi tắm hoa sen, có thể điều chỉnh tốc độ tưới nhanh chậm tùy ý của người dùng.
  • Đầu tưới phun mưa: Tạo ra những cơn mưa giả trên khu vườn diện tích rộng lớn, có khả năng điều chỉnh bán kính tưới gần hoặc xa.
  • Đầu tưới phun sương: Biến nước tưới biến hành dạng tia nước nhỏ giống như những hạt sương, phù hợp với những cây hoa cảnh.
  • Đầu tưới nhỏ giọt: Lượng nước tưới ra theo từng giọt nhỏ với các thiết kế 1 đường ra trên béc tưới hoặc nhiều tia tùy thuộc vào nhu cầu của mỗi giống cây trồng.

1.4. Đầu nối và các khớp nối

Bộ phận thứ 4 trong hệ thống tưới tiết kiệm nước là đầu nối và các khớp nối. Chúng có nhiệm vụ cố định các đoạn ống nước và các béc tưới thành một thể hoàn chỉnh. Người ta thường dùng keo dán ống chuyên dụng để gắn chặt đầu nối. Tuy nhiên, với kỹ thuật phát triển đã cho ra đời những sản phẩm đầu khớp nối hiện đại, cho phép bạn điều chỉnh và thay thế dễ dàng. Ngoài 4 phần chính là máy bơm nước, ống dẫn, béc nước, đầu nối thì trên các hệ thống tưới hiện đại còn trang bị thêm nhiều phụ kiện khác như:

  • Thiết bị lọc nước tưới hiện đại.
  • Bộ phận châm phân bón tự động.
  • Bù áp để điều chỉnh áp suất nước tưới.
  • Thiết bị cảm biến thời tiết chính xác và hiệu quả.
  • Thiết bị hẹn giờ tưới tự động bằng bảng điều khiển, bằng điện thoại thông minh.
he-thong-tuoi-tiet-kiem-nuoc-3
Đầu nối và các khớp nối có nhiệm vụ cố định các đoạn ống nước và các béc tưới thành một thể hoàn chỉnh

2. Các phương pháp tưới tiết kiệm nước thông dụng hiện nay

Có nhiều phương pháp tưới tiết kiệm nước khác nhau nhưng được ứng dụng rộng rãi nhất là hình thức tưới nhỏ giọt và tưới phun mưa. Mỗi hệ thống này lại có những ưu điểm và hạn chế riêng, tùy thuộc vào đặc điểm của từng khu vườn và nhu cầu sử dụng mà bạn sẽ lựa chọn cách tưới phù hợp.

2.1. Hệ thống tưới tiết kiệm nước dạng phun mưa

Hệ thống tưới tiết kiệm nước dạng phun mưa là phương pháp đưa nước tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo, nhờ các thiết bị tia mưa thích hợp. Phương pháp này đang được sử dụng phổ biến ở nước ta.

2.1.1. Ưu điểm nổi bật

Phương pháp tưới phun mưa phù hợp với những khu vườn hay trang trại nông nghiệp có diện tích rộng lớn. Hệ thống tưới tiết kiệm này có những ưu điểm như sau:

  • Khả năng tiết kiệm nước cao, hạn chế tốt sự tổn thất nước do bốc hơi. Vì tia phun ngắn, cường độ phun mưa và diện tích có thể được điều chỉnh phù hợp với sự tăng trưởng của cây trồng.
  • Hạt mưa được tạo ra có kích thước nhỏ nên không tạo ra dòng chảy mặt đất, không phá vỡ cấu tượng đất.
  • Toàn bộ hệ thống đường ống đặt ngầm nên tiết kiệm đất, thuận tiện việc chăm sóc cũng như canh tác trên đồng ruộng.
  • Nâng cao năng suất tưới và năng suất các khâu canh tác nông nghiệp khác như bón phân, phòng trừ sâu bệnh.
  • Tiết kiệm năng lượng do hệ thống tưới sử dụng áp lực làm việc loại trung bình và thấp, lưu lượng yêu cầu nhỏ.
  • Góp phần cải tạo vi khí hậu khu tưới; hạn chế sâu bệnh, cỏ dại phát triển; có thể kết hợp việc tưới nước với bón phân, phun thuốc trừ sâu, bón phân hóa học.
he-thong-tuoi-tiet-kiem-nuoc-4
Kỹ thuật tưới phun mưa là phương pháp đưa nước tới cây trồng dưới dạng mưa nhân tạo

2.1.2. Các nhược điểm còn tồn tại

Bên cạnh những ưu điểm tuyệt vời thì hệ thống tưới tiết kiệm nước cũng còn tồn tại một vào hạn chế như sau:

  • Vòi phun dễ bị tắc nghẽn nếu nước tưới có nhiều tạp chất, nhất là với các vòi phun sương mù có lỗ phun mưa rất nhỏ.
  • Chi phí đầu tư ban đầu cao hơn so với phương pháp tưới truyền thống.
  • Các đường ống dẫn nước và thiết bị dễ bị hư hỏng, mất mát do con người và côn trùng tại mặt ruộng.
  • Lắp đặt khá phức tạp, yêu cầu người thực hiện phải có kiến thức và trình độ nhất định trong thiết kế xây dựng, quản lý.

2.2. Hệ thống tưới tiết kiệm nước nhỏ giọt

Hệ thống tưới nhỏ giọt ở Việt Nam đang rất được ưa chuộng, bởi mọi người nhận thấy được những lợi ích thiết thực mà nó mang lại. Tưới nhỏ giọt là hình thức đưa nước dưới dạng từng giọt nhỏ trực tiếp đến vị trí cây trồng một cách liên tục, nhờ các vòi tạo giọt.

2.2.1. Ưu điểm nổi bật

Ưu điểm của hình thức tưới nhỏ giọt là gì? Không phải ngẫu nhiên mà phương pháp tưới cây này lại được giới chuyên gia cũng như người dùng đánh giá cao. Nó sở hữu những điểm vượt trội mà không phải thiết bị tưới nào cũng có được.

  • Tiết kiệm nước đến mức tối đa, triệt tiêu các loại tổn thất nước do thấm và bốc hơi; tiết kiệm 30 – 60% so với kỹ thuật tưới thông thường.
  • Phân bố độ ẩm đồng đều trong tầng đất canh tác, tạo nên điều kiện thuận lợi cho cây trồng phát triển.
  • Đảm bảo năng suất tưới, nâng cao năng suất lao động vì có khả năng cơ khí hóa, tự động hóa cao khâu tưới nước.
he-thong-tuoi-tiet-kiem-nuoc-5
Tưới nhỏ giọt giúp tiết kiệm nước đến mức tối đa, triệt tiêu các loại tổn thất nước
  • Ít phụ thuộc vào các yếu tố thiên nhiên như độ dốc địa hình, thành phần và cấu trúc đất, mực nước ngầm.
  • Ngăn chặn được sự xuất hiện và phát triển của cỏ dại quanh gốc cây, vì nước tưới chỉ làm ẩm quanh gốc cây.
  • Tránh được hiện tượng tập trung muối trong nước và trong đất, không gây ra xói mòn đất, không tạo nên váng đất và không phá vỡ cấu tượng đất.

2.2.2. Các nhược điểm còn tồn tại

Hệ thống tưới tiết nước dạng nhỏ giọt có nhược điểm lớn nhất là dễ gây ra sự tắc bí tại các vòi tạo giọt và ống nhỏ giọt. Cụ thể, đường ống dẫn dễ bị tắc do bùn cát, rong tảo, tạp chất hữu cơ, chất dinh dưỡng không hòa tan, chất keo và cacbonat canxi kết tủa. Tình trạng tắc này gây tốn thời gian cũng như công sức xử lý khắc phục. Bên cạnh đó, hình thức tưới nhỏ giọt còn tồn tại một vài hạn chế sau:

  • Không có khả năng làm mát cây, không có khả năng rửa lá cây, khả năng cải tạo vi khí hậu bị hạn chế.
  • Chi phí đầu tư ban đầu tương đối cao và đòi hỏi người lắp đặt phải có trình độ chuyên môn nhất định.
  • Một số trường hợp, sự phân bố độ ẩm tưới bị thiếu hoặc không đồng đều ở khối đất canh tác chứa bộ rễ cây.
  • Trường hợp tưới nhỏ giọt bị gián đoạn thì cây trồng sẽ xấu đi nhanh hơn so với những cách tưới khác.

Đến đây, các bạn đã biết được cấu tạo của hệ thống tưới tiết kiệm nước cũng như những phương pháp tưới thông dụng hiện nay rồi phải không? Nếu bạn đang có nhu cầu lắp đặt hệ thống tưới cây, hãy liên hệ ngay tới My Garden. Bằng uy tín lâu năm, kinh nghiệm dày dặn, các thiết bị chất lượng, đội ngũ nhân viên trình độ cao cùng sự tận tâm; chúng tôi chắc chắn sẽ mang đến cho quý vị những giải pháp tưới tiêu hiện đại, tiết kiệm, hiệu quả tốt nhất!

 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.