Bạn là người chơi hoa hay đơn giản bạn là người thích hoa thì chắc hẳn bạn không thể nào bỏ qua các giống hoa lan, đặc biệt là lan hồ điệp. Lan hồ điệp được biết đến là một loài hoa quý, đẹp và có giá trị nhất thị trường cây cảnh, hoa cảnh hiện nay. Sở hữu một chậu lan hồ điệp đẹp, nở hoa đều và lâu tàn là mong ước của người chơi hoa. Vậy cách chăm sóc hoa lan hồ điệp có khó không? Cần chú ý đến những kỹ thuật gì? Hãy khám phá ngay câu trả lời thông qua bài viết dưới đây của My Garden.
Mục lục
1. Lan Hồ Điệp – loài hoa đẹp đến mê mẩn
Mệnh danh là “nữ hoàng của các loài hoa”, Lan hồ điệp mang một vẻ đẹp quý phái, quyến rũ, thu hút mọi tình yêu của người chơi hoa dành cho mình. Thú chơi hoa lan, đặc biệt là chơi lan hồ điệp đòi hỏi người ta phải thật sự công phu, tỉ mỉ, dành nhiều thời gian chăm sóc và tìm hiểu thật kỹ về loài hoa này. Nhất là cách chăm sóc hoa lan hồ điệp trong từng thời kỳ như: cách chăm sóc lan hồ điệp con, cách chăm sóc lan hồ điệp đang ra hoa, cách trồng lan hồ điệp sau Tết hay cách trồng lan hồ điệp trong nhà,….Dù có công phu đến đâu nhưng thành quả thu lại được luôn làm thỏa lòng người chơi hoa.
Vậy bạn đã biết giá trị của lan hồ điệp là như thế nào chưa? My Garden chia sẻ đến quý khách hàng một số giá trị biểu tượng của hoa lan hồ điệp, cụ thể:
1.1. Biểu tượng cho tình yêu
Trước hết, hoa lan hồ điệp được coi là biểu tượng cho tình yêu. Nguyên do bắt nguồn từ đặc tính của cây phát triển khá dễ dàng, hoa có thể nở dưới mọi điều kiện. Vào thời Victoria thì người ta đã xem hoa lan hồ điệp như là một món quà giá trị để khẳng định một tình yêu đẹp, vững bền. Và họ có quan niệm rằng bạn chọn hoa làm quà tặng ít hoa như lan hồ điệp thì tình yêu của bạn càng sâu đậm. Và đến nay người Châu Âu đã chọn loài hoa này là biểu tượng tình yêu quan trọng.
1.2. Biểu tượng cho vẻ đẹp hoàn thiện
Hoa lan hồ điệp có hình dạng đối xứng nhau và có các đường thẳng trên cánh hoa vì thế mà người ta dùng hoa này để đại diện cho vẻ đẹp đối xứng, là hình ảnh của một vẻ đẹp quý hiếm, giá trị, hoàn hảo nhất. Mỗi bông hoa là hình ảnh thu nhỏ của vẻ đẹp hoàn hảo một người phụ nữ.
1.3. Biểu tượng cho sự sang trọng, sung túc
Giá trị của lan hồ điệp không hề nhỏ, do vậy người chơi hoa phải là người có kinh tế, có vị trí thượng lưu trong xã hội. Với Nhật Bản trước kia thì loài hoa này chỉ được trưng trong hoàng gia. Do vậy sự sang trong, sung túc và quý phái được lan hồ điệp thể hiện đầy đủ nhất.
2. Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp trong nhà
Bước đầu tiên trong những kỹ thuật về cách chăm sóc hoa lan hồ điệp My Garden muốn chia sẻ đến các bạn chính là toàn bộ quy trình trồng cây. Lan hồ điệp nếu biết trồng đúng cách thì cây phát triển khá tốt, dễ sống và cho hoa đẹp. Do vậy đây là bước quan trọng đầu tiên mà khách hàng cần tìm hiểu khi chơi loại hoa này.
2.1. Chọn cây con
Hiện nay các vườn cây cho giống hoa lan hồ điệp đều chọn cách ươm giống hoa. Ngoài ra nếu biết cách tận dụng từ lan hồ điệp tại gia các bạn có thể tách cây hoặc nhân giống từ những cây con.
Chọn cây giống lan hồ điệp nên chọn những cây có bộ rễ chắc chắn, lá cây bản to, xanh là thân cây chắc chắn. Như vậy, việc trồng cây sẽ tăng tỷ lệ sống hơn. Hạn chế những cây con yếu ớt, thân cây không chắc chắn và bộ rễ bị thối khi còn nhỏ.
2.2. Chuẩn bị giá thể trồng lan hồ điệp
Bước tiếp theo sau khi đã chọn được cây giống hoa lan hồ điệp chính là bước chọn giá thể trồng lan. Lưu ý giá thể trồng lan phải có đặc tính giữ nước, giữ độ ẩm tốt cho cây. Đây cũng là tiêu chí ảnh hưởng trực tiếp đến tỷ lệ sống của cây vườn ươm lan cũng như quá trình sinh trưởng thành phẩm.
Giá thể trồng lan cần phải tơi xốp, thoáng khí, giữ nước cũng như thoát nước tốt, kích thước không quá nặng. Do đó, một số giá thể trồng lan hồ điệp tốt nhất là đá trân châu, vỏ cây dương xỉ, than bùn, dớn trắng,…Những giá thể này cần phải loại bỏ hết các vi khuẩn gây bệnh và cung cấp dinh dưỡng trước khi trồng cây.
2.3. Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp con
Việc chăm sóc lan hồ điệp con cần rất nhiều công phu, sự tỉ mỉ của người chơi hoa, đặc biệt là trong quá trình cây đang thời kỳ sinh trưởng. Điều kiện ánh sáng, độ ẩm, môi trường cũng như là hàm lượng dinh dưỡng cho cây.
Về ánh sáng thì cây con cần ánh sáng lý tưởng nhất có nền nhiệt là 18 độ C hoặc từ 18 – 30 độ C. Không nên để cây tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Khi trồng cây con nên bọc hai lớp lưới để cây được phát triển tốt hơn.
Tiếp theo, về độ ẩm thì hoa lan hồ điệp thuộc loại cây trồng có khả năng chịu được nhiệt tốt, phù hợp với điều kiện nhiệt đới. Tuy nhiên, việc chăm sóc cho cây đủ độ ẩm sẽ giúp cây phát triển tốt hơn, nên tưới nước vào buổi sáng.
Dinh dưỡng cho cây cũng là điều cần được quan tâm. Nên chọn những loại phân bón có khả năng hòa tàn tốt.
Xem thêm: https://mygarden.vn/1001-cach-nhan-biet-cac-loai-hoa-phong-lan/
3. Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp
Việc chăm sóc lan hồ điệp trong từng thời kỳ đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nguồn sống và phát triển ra hoa của cây. 2 thời gian quan trọng nhất trong cách chăm sóc hoa lan hồ điệp cần chú ý là thời gian cây ra hoa và thời gian sau Tết. Cụ thể từng cách chăm sóc như sau:
3.1. Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp đang ra hoa
Thời kỳ ra hoa là thời kỳ lan hồ điệp cần được chăm sóc kỹ lưỡng nhất. đặc biệt là mọi điều kiện về môi trường cũng như dinh dưỡng và phòng tránh sâu bệnh hại.
Khi cây ra nụ hoa các bạn cần lưu ý đến trường hợp cây bị đục nụ, do đó nếu phát hiện sâu bệnh cần loại bỏ nhanh chóng và vệ sinh sạch sẽ vùng sâu bệnh sinh trưởng. Thời gian lan hồ điệp ra hoa cần được chăm sóc trong điều kiện ánh sáng từ 20 – 30 độ, tránh ánh sáng trực tiếp, độ ẩm từ 60 – 80%. Đồng thời, cần cung cấp chất dinh dưỡng hoặc chất kích thích ra hoa để có được những bông hoa nở đẹp nhất và lâu nhất.
3.2. Cách chăm sóc hoa lan hồ điệp sau tết
Tết chưng hoa lan hồ điệp là một trong những thú vui của rất nhiều người. Vậy để sau Tết hoa vẫn sinh trưởng và phát triển tốt thì trước tiên bạn phải giữ hoa trong chậu sau đó cắt bỏ ngồng hoa trên cuống từ 3cm.
Bước tiếp theo dùng thuốc Atonic và bông tẩm thuốc để vào chỗ vừa cắt từ 5 – 7 ngày để cây ra chồi mới. Phần lá cây loại bỏ hết lá úa vàng, giữ lại lá xanh. Phần rễ cây loại bỏ hết rễ cây thị thối, phần cắt rễ nên bôi vôi hoặc dùng thuốc làm liền cây. Nếu rễ cây còn xanh thì giữ loại toàn bộ và cố định chặt gốc cây trong chậu.
Sau đó các bạn đặt cây ở nơi có bóng mát, từ – 4 ngày thì tưới cây một lần cho đẫm toàn bộ chậu. Bổ sung thêm phân bón hoặc thuốc kích thích tăng trưởng pha thật loãng, phun sương hằng ngày. Khi cây xuất hiện rễ mới thì bạn cho thêm một lớp giá thể phủ kín rễ. Sau 1 -2 tháng cây phát triển tốt thì bạn chăm sóc cây như bình thường.
4. Lưu ý khi chăm sóc hoa lan hồ điệp
Vấn đề cuối cùng được My Garden chia sẻ đến quý khách hàng về kỹ thuật cách chăm sóc hoa lan hồ điệp là những lưu ý về ánh sáng, độ ẩm tưới nước và cung cấp dinh dưỡng cho cây. Cụ thể từng lưu ý như sau:
4.1. Ánh sáng
Một trong những lưu ý quan trọng đầu tiên mà người chơi hoa lan hồ điệp không được bỏ qua chính là điều kiện ánh sáng cung cấp cho cây. Ánh sáng là một trong những nhu cầu thiết yếu nhất để cây sinh trưởng và phát triển tốt. Lan hồ điệp phát triển tốt ở điều kiện ánh sáng bình thường, nhiệt độ từ 20 – 30 độ C. Do đó khách hàng có thể trồng, hoặc treo lan hồ điệp trong nhà, ngoài trời hay ở ban công.
Tùy vào từng thời gian phát triển của cây thì lượng ánh sáng tiêu thị sẽ khác nhau:
-Với cây non mới trồng thì nên hạn chế tiếp xúc với ánh sáng trực tiếp của mặt trời, do đó các bạn nên làm lưới che hai lớp cây lại.
-Giai đoạn cây bắt đầu sinh trưởng thì tháo bớt 1 lớp che đi, giữ lại 1 lớp để cây có đủ ánh sáng cho quá trình quang hợp.
Lưu ý trong quá trình trồng cây lá cây sẽ bị bụi bẩn ngoài môi trường bám vào do đó hãy dùng khăn vải ướt lau sạch để cây tiếp thu ánh sáng một cách tốt nhất.
4.2. Nước
Vấn đề cần lưu ý tiếp theo khi trồng hoa lan hồ điệp chính là cung cấp nước bao nhiêu là đủ cho hoa sinh trưởng và phát triển tốt nhất. Đặc tính của lan hồ điệp là loài hoa đơn thân, diện tích bốc hơi từ các bản lá khá lớn do nên lượng nước cần cung cấp sẽ nhiều hơn các loại hoa lan khác.
Vào mùa hè thì người chơi hoa nên tưới nước từ 5 – 7 ngày/ lần. Còn với mùa đông khi độ ẩm cao hơn thì chỉ cần tưới khoảng 10 – 12 ngày/ lần.
Vậy thời gian tưới nước khi nào cho lan hồ điệp là tốt nhất? Các bạn nên tưới cây vào buổi sáng, không nên hoặc hạn chế tưới cây vào buổi chiều. Lượng nước tưới còn phụ thuộc và giá thể trồng lan hồ điệp nếu là đá trân châu, than củi hay vỏ cây dương xỉ thì lượng nước tưới nên hạn chế lại bởi giá thể này giữ ẩm khá tốt.
4.3. Phân bón và sâu bệnh
Vấn đề lưu ý cuối cùng về cách chăm sóc hoa lan hồ điệp My Garden chia sẻ đến các bạn là phân bón và phòng trừ sâu bệnh cho cây.
Để hoa sinh trưởng và nở hoa đẹp, lâu dài thì việc cung cấp chất dinh dưỡng cho cây là vô cùng cần thiết, nhất là vào giai đoạn cây đang tăng trưởng mạnh mẽ. Thời gian bón phân cho cây từ 2 cho đến 3 tuần và mùa hè, còn mùa đông thì giảm đi 1 – 2 lần bởi cây sử dụng ít chất dinh dưỡng hơn. Phân bón nên sử dụng phân hòa tan như NPK,…
Sâu bệnh cũng là một vấn đề khách hàng cần quan tâm khi trồng lan hồ điệp, bởi đây là giống hoa thu hút nhiều sâu bệnh như nhện, rệp đỏ, ốc sên, đục nụ,…Khi phát hiện sâu bệnh cần phải loại bỏ và dùng nước xà phòng rửa sạch bề mặt lá bằng miếng vải mềm. Nếu sâu nhiều có thể dùng nước trừ sâu thương mại.
Tóm lại, bài viết trên đây My Garden đã chia sẻ đến cho quý khách hàng những thông tin cần biết về cách chăm sóc hoa lan hồ điệp. Mong rằng với những chia sẻ trên khách hàng chơi hoa có thể trồng và chơi lan hồ điệp trong thời gian dài. Nếu quý khách hàng cần tìm giống cây hoăc cần được tư vấn thêm về kỹ thuật trồng, chăm sóc lan hãy liên hệ với chúng tôi để được tư vấn kỹ càng nhất. MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN: CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :