Cây bạc hà không còn quá xa lạ với cuộc sống xung quanh chúng ta. Có thể bắt gặp chúng ở bất cứ đâu, từ đồ ăn đến thức uống hay cả trong làm đẹp. Cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để biế thêm về những công dụng đa năng cũng như cách gieo trồng hạt giống bạc hà.
Mục lục
1. Giới thiệu về cây bạc hà
1.1. Đặc điểm chung
Bạc hà có tên khoa học Mentha arvensis là loài cây thân thảo dễ trồng và sinh trưởng, sống lâu năm.
Cây bạc hà có một số đặc điểm hình thái như: thân cây có màu xanh hoặc tím nhạt, xuất hiện nhiều lông ngắn; ở lá có mép răng cưa, hình dạng quả trứng thon dài, phiến lá dài 3-5 cm, rộng 2-3 cm, có cuống dài 0,5-1,0 cm; hai mặt lá có nhiều lông tơ nhỏ; toàn cây có mùi hương thơm vị cay, mát; khi trưởng thành cây cao khoảng 60-80cm, cây mọc đứng, phân nhánh.
1.2. Một số loại cây bạc hà phổ biến
1.2.1. Cây bạc hà âu
Cây bạc hà âu hay còn có tên gọi tiếng anh là “Peppermint” và có tên thương phẩm là “peppermint oil”. Loại cây này có lá dài, mép lá hình răng cưa. Cây thường mọc đứng hoặc bò cao từ 30cm cho đến 50cm. Toàn thân cây bạc hà âu đều có tinh dầu mang mùi thơm đặc biệt riêng. Đây là cây phổ biến nhất trong số những loại cây bạc hà.
Bên cạnh đó, cây bạc hà âu có chứa một lượng lớn chất menthol và được dùng trong sản xuất nhiều sản phẩm như kem bạc hà, trà bạc hà, kẹo cao su, kem đánh răng,… cho đến các sản phẩm dầu gội và xà phòng tắm đều sử dụng nguyên liệu từ loại cây này.
1.2.2. Cây bạc hà mèo
Cây bạc hà mèo (hay còn gọi là Catmint) được biết đến với việc khiến những chú mèo thư giãn, thoải mái và mê mẩn. Vì vậy những người nuôi mèo thường tìm mua và sử dụng các sản phẩm được làm từ loại cây này khá nhiều.
Trong cây bạc hà mèo chứa thành phần là một chất kích thích gây hưng phân thần kinh tự nhiên không có tác dụng phụ. Khi những chú mèo ăn phải lá cây này sẽ cảm thấy sảng khoái, thư giãn. Thêm vào đó, cây còn có tác dụng tốt cho cải thiện vấn đề tiêu hóa và hô hấp ở người
1.2.3. Cây bạc hà hăng
Cây bạc hà hăng có tên gọi thương phẩm là “pennyroyal oil”. Chúng còn có tên gọi tiếng anh là Pennyroyal mint. Cây tỏa ra mùi hương thơm nồng, mọc đứng cao khoảng 40-50cm. Lá cây có hình dạng giống quả trứng, mép lá có răng cưa. Hoa của cây bạc hà hăng màu tím cà nhạt có cuống.
Loại được sử dụng như một vị thuốc bổ cho tiêu hóa vì chúng giúp tăng dịch tiêu hóa, giảm đầy bụng và để trị giun. Ngoài ra, bạc hà hăng còn là thuốc tốt cho việc chữa đau đầu và các bệnh nhiễm trùng hô hấp nhẹ, giảm sốt, ho, điều hòa kinh nguyệt và công dụng đặc biệt tiêu diệt bọ chét.
1.2.4. Cây bạc hà gừng
Tên tiếng anh của bạc hà gừng là Ginger mint. Đây là loài lai giữa bạc hà Á Mentha arvensis và bạc hà Mentha spicata. Khi trưởng thành, cây sẽ có chiều cao khoảng 40cm.
Cây bạc hà gừng được sử dụng như một loại thảo dược hoặc so thể dùng trong nấu ăn và làm thuốc chống côn trùng (đuổi ruồi, gián, muỗi,…),
2. Công dụng đa năng của cây bạc hà
2.1. Mang lại hơi thở thơm mát
Cây bạc hà mang rất nhiều công dụng đa năng khác nhau. Công dụng được biết đến nhiều nhất đó là chữa hôi miệng nhờ mùi thơm từ tinh dầu của cây tỏa ra. Trong lá bạc hà có vị cay, the mát và khả năng sát khuẩn rất tốt. Vì vậy nhai lá bạc hà hoặc các sản phẩm làm từ lá bạc hà như kẹo trong miệng sẽ có tác dụng tiêu diệt các vi khuẩn gây hôi miệng giúp cho người sử dụng có được một hơi thở thơm mát, lôi cuốn.
2.2. Nguồn thực phẩm thơm ngon
Không thể bỏ qua công dụng tuyệt vời này của bạc hà. Bạc hà được biết đến là một loại rau gia vị trong mỗi bữa ăn của người Việt. Chúng giúp bữa ăn dậy mùi thơm ngon hơn, kích thích vị giác của người ăn. Không những thế, bạc hà còn được rất nhiều nhà sản xuất đồ ăn ưa chuộng, bằng chứng là sự xuất hiện của chúng trên các bảng thành phần của các loại bánh, kẹo, đồ uống,…
2.3. Cây bạc hà đuổi muỗi
Với công dụng làm cây đuổi muỗi, bạc hà càng được nhiều người ưa chuộng hơn. Bạn chỉ cần trồng cây bạc hà trong nhà, để nơi thoáng mát như ban công hay cửa sổ thì sẽ không cần lo lắng vấn đề muỗi xuất hiện nữa. Ngoài ra, tinh dầu bạc hà còn có thể xua đuổi kiến, gián và chuột khá hiệu quả.
2.4. Trị ho, cảm và nhức đầu
Một trong những thành phần chính của các vị thuốc trị ho, cảm và nhức đầu đó là lá cây bạc hà. Trong loại cây này có chưa hàm lượng chất chống viêm, kháng khuẩn khá lớn. Chúng đem lại tác dụng tích cực cho những bệnh nhân mắc các bệnh về đường hô hấp như hen suyễn, viêm xoang,…
2.5. Làm đẹp
Bạc hà là vị thuốc tốt hỗ trợ tiêu hóa và tăng cường khả năng trao đổi chất của cơ thể người. Vì vậy lá bạc hà được dùng áp dụng trong một số chế độ giảm cân và làm đẹp tự nhiên của nhiều người. Cây bạc hà có khả năng trị mụn hiệu quả và đơn giản, nhờ cách đắp lá bạc hà nghiền nhỏ lên các vết mụn thường xuyên sẽ làm giảm đi phần nào tình trạng sưng đỏ.
2.6. Giải tỏa stress
Các chất trong tinh dầu bạc hà có thể tác động lên hệ thần kinh con người. Nếu uống một cốc trà hoặc xông tinh dầu bạc hà trước khi ngủ sẽ giúp ngủ ngon, sâu hơn và giảm stress khá tốt.
2.7. Chống ung thư
Một số loại thuốc dành cho bệnh nhân mắc ung thư được chiết xuất từ cây bạc hà vì trong cây có chứa thành phần là vitamin C và các chất chống Oxy. Theo một nghiên cứu của Đài Loan cho biết, rau bạc hà còn có tác dụng giảm thiểu cholesterol, hỗ trở cải thiện tối đa hệ tiêu hóa và hệ miễn dịch.
3. Chuẩn bị trước khi gieo trồng hạt giống bạc hà
3.1. Hạt giống bạc hà
Đây là một bước rất quan trọng không thể thiếu vì không có hạt giống bạc hà thì không thể gieo trồng cây được. Đầu tiên, bạn cần xác định giống cây bạc hà mà bạn muốn trồng vì bạc hà có rất nhiều loại. Sau đó, hãy tìm mua hạt giống bạc hà tại các cơ sở bán hạt giống uy tín như MY GARDEN.
Gợi ý tham khảo: Mua hạt giống rau ở đâu có chất lượng tốt nhất ?
3.2. Đất trồng hạt giống bạc hà
Bạc hà là một loài khá dễ trồng và chăm sóc nên yêu cầu về đất trồng hạt giống cây bạc hà không quá khắt khe. Tuy nhiên vẫn cần đảm bảo được các yếu tố cơ bản như độ tơi xốp, độ pH trung tính và giàu dinh dưỡng. Chú ý tránh trồng trên đất bị nhiễm phèn hoặc nhiễm mặn gây ảnh hưởng đến sự phát triển của cây bạc hà. Để đất trồng đầy đủ chất dinh dưỡng cho bạc hà phát triển, có thể trộn lẫn phân ủ mục và mùn cưa với đất để giữ độ tơi xốp. Ngoài ra, để tiết kiệm thời gian, bạn có thể mua đất trồng tại các cơ sở cung cấp vật tư nông nghiệp uy tín như MY GARDEN.
Nếu không có khuôn viên để trồng, bạn có thể chuẩn bị thêm một số chậu, khay hoặc thùng xốp để đựng đất trồng hạt giống bạc hà.
3.3. Phân bón
Sử dụng lượng phân bón phù hợp cho từng diện tích trồng cây bạc hà. Nên bón các loại phân thay phiên nhau bao gồm các loại như phân lân, phân đạm, phân chuồng, phân hữu cơ, phân kali clorua trong tất cả quá trình chăm sóc bao gồm bón lót và bón thúc cho cây.
3.4. Thời vụ gieo trồng hạt giống bạc hà
Dựa vào đặc tính của cây và thời tiết của từng vùng miền, thời vụ gieo trồng hạt giống bạc hà được chia thành như sau:
- Miền Nam: cây bạc hà thích hợp gieo trồng quanh năm. Thời gian sinh trưởng của cây sẽ rơi vào khoảng 80-90 ngày.
- Miền Bắc: với khí hậu của miền Bắc, có thể gieo trồng hạt giống cây bạc hà thành có 2 vụ: trồng tháng 2 và tháng 3 thu hoạch vào tháng 6 và 7; trồng cây bạc hà vào tháng 8, 9 rồi thu hoạch tháng 2 năm sau.
4. Hướng dẫn gieo trồng hạt giống bạc hà đúng cách
4.1. Tiến hành gieo hạt giống bạc hà
Vì hạt giống bạc hà khá nhỏ nên bước ngâm hạt không quá cần thiết, mà chúng ta sẽ trực tiếp gieo chúng lên đất. Gieo hạt giống rau bạc hà đều xuống đất trồng. Nhằm tránh các tác động xấu từ môi trường và nâng cao tỷ lệ nảy mầm, bạn nên phủ một lớp đất mỏng đủ che kín hạt giống.
4.2. Cấp nước cho hạt giống cây bạc hà
Sau bước gieo hạt giống bạc hà sẽ là bước duy trì độ ẩm. Cấp một lượng nước vừa phải cho cây bằng bình xịt phun sương 2 lần vào sáng và chiều mát. Trong thời gian gieo hạt và chờ cây nảy mầm, các bạn lưu ý để nơi có ít nắng, tránh gió mạnh và mưa. Khi tưới cây các bạn tránh tưới mạnh tay làm cây đổ rạp xuống đất kể cả khi cây trưởng thành.
5. Cách chăm sóc và thu hoạch cây bạc hà
5.1. Cách chăm sóc cây bạc hà
- Gieo trồng hạt giống bạc hà tại nơi có nhiều ánh sáng để thuận tiện cho quá trình trao đổi và hấp thụ chất dinh dưỡng. Nhớ che chắn cho cây khi có nắng gắt hoặc mưa to.
- Thường xuyên cấp nước đều đặn cho cây. Khi thấy tình trạng đất khô cằn, bạn cần bổ sung nước thêm. Lưu ý không tưới quá nhiều nước gây úng, thối, lũn cây.
- Trong cả vụ trồng, thỉnh thoảng hãy xới đất vun gốc vài lần cho đất tơi xốp và hạn chế cỏ dại. Ngoài ra ,ngắt bỏ thu gom các lá gốc già vàng úa.
- Kết hợp chăm sóc cây cùng các loại phân bón có hỗ trợ cho quá trình phát triển và sinh trưởng của cây rau bạc hà.
- Sau mỗi đợt thu hoạch sử dụng phân để bón thúc giúp cây nảy chồi nhanh và đều hơn.
5.2. Thu hoạch cây bạc hà
- Cây bạc hà có chu kỳ trưởng thành rơi vào 80-91 ngày. Tuy nhiên, sau khi trồng cây được 1 tháng, bạn hoàn toàn có thể thu hoạch. Cứ trung bình 15 ngày là thu hoạch 1 lần.
- Khi tiến hành thu hoạch cây bạc hà hãy cắt đoạn thân phía trên, sau đó để lại gốc dài khoảng 10-15cm. Bạn có thể tưới phân thúc cho cây tái sinh mạnh mẽ hơn.
- Nếu sử dụng bạc hà vào việc làm tinh dầu thì nên để cây già khoảng 90 ngày trở đi rồi hẵng thu hoạch lứa đầu. Thu hoạch trung bình 2 tháng/1 lần.
Để có thể biết thêm thông tin về hạt giống bạc hà một cách tốt nhất, hãy liên hệ với chúng tôi qua thông tin sau:
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :