Kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà phố diện tích nhỏ hẹp

Nguồn rau xanh được bán tại các chợ trên thị trường hiện nay khiến nhiều chị em nội trợ e ngại về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, trồng rau sạch tại nhà đang là xu hướng chung được người dân đô thị hưởng ứng. Để có một vườn xanh tốt và khỏe mạnh sẽ không hề khó khăn nếu bạn nắm rõ những kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà dưới đây.

1. Mẹo trồng rau sạch tại nhà đơn giản và hiệu quả

1.1 Xem xét kỹ trước khi bắt tay vào thực hành

Mong muốn sở hữu một vườn rau xanh tại nhà đôi khi khiến bạn quá nôn nóng muốn trồng cây gieo hạt ngay lập lực. Tuy nhiên, để rau phát triển tốt nhất bạn nên ngâm ủ hạt giống trước khi tiến hành gieo. Ngâm ủ là phương pháp để bạn biết được tỷ lệ hạt giống nảy mầm. Thời gian ngâm tốt nhất trong khoảng 6 tiếng và sau đó ủ lại trong giấy ướt khoảng 1-2 ngày. Khi bạn thấy hạt bắt đầu nứt vỏ hãy tiến hành vùi hạt vào đất.

Chọn đất sạch và dinh dưỡng để trồng rau
Chọn đất sạch và dinh dưỡng để trồng rau

1.2 Chọn đất trồng rau sạch và an toàn

Trong quy trình trồng rau sạch tại nhà, chọn đất trồng là bước vô cùng quan trọng. Đặc biệt là các gia đình trên thành phố thì việc lựa chọn đất trồng càng là vấn đề cần quan tâm. Tận dụng đất có sẵn trong nhà để trồng rau thực chất là điều không khả thi. Đa số các loại đất có sẵn đều bị cứng, hàm lượng dinh dưỡng ít không thích hợp để trồng rau. Ngoài ra, đặc điểm của rau là bộ rễ cạn nên nếu đất không giữ ẩm tốt rau dễ bị khô và cây lớn lên còi cọc, lá nhỏ, kém dinh dưỡng.

Bạn có thể kết hợp trộn đất cùng các loại phân bón như phân vô cơ hay phân trùn quế để cung cấp thêm dinh dưỡng cho cây non phát triển tốt nhất. Mỗi loại cây sẽ cần nguồn dưỡng chất nhất định để phát triển. Không hẳn đất càng màu mỡ thì cây rau càng phát triển nhanh. Vì vậy, trước khi trồng một loại dầu nào đó bạn nên nghiên cứu kỹ lưỡng chế độ dinh dưỡng của chúng để tìm ra phương pháp chăm sóc thích hợp nhất.

1.3 Chọn vị trí trồng cây thích hợp

Kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà là bạn nên chọn vị trí trồng cây có ánh sáng và nguồn nước tiện lợi. Không nên lựa chọn các địa điểm thiếu sáng vì rau cần ánh sáng để sinh trưởng và phát triển. Đa phần các loại rau đều cần khoảng ít nhất 6 giờ mỗi ngày được chiếu sáng để đạt năng suất tốt nhất. Ngoài ra, mỗi ngày bạn cần tưới nước ít nhất 1-2 lần nên việc chọn địa điểm trồng rau gần nguồn nước là giải pháp hàng đầu giúp bạn tiết kiệm thời gian trong việc chăm sóc rau hàng ngày.

Có thể bạn quan tâm: Trồng rau thơm siêu đơn giản, chi phí thấp,hiệu quả cao tại nhà

1.4 Chú ý khoảng cách cây với nhau

Cách trồng rau sạch tại nhà phố đa phần đều có xu hướng trồng cây với khoảng cách gần nhau và trồng nhiều loại rau trong cùng một chậu. Điều này giúp bạn tiết kiệm diện tích cho khu vườn nhưng lại khiến vườn rau của bạn trở nên chật chội, thiếu ánh sáng và dinh dưỡng. Vì vậy, để đảm bảo chất lượng bạn nên gieo hạt theo đúng khoảng cách trong hướng dẫn phù hợp với từng loại rau.

1.5 Lưu ý khi dùng phân bón trồng cây tại nhà

Các loại phân bón hóa học sẽ để lại ít nhiều những tàn dư các hóa chất độc hại trong cây rau ảnh hưởng đến sức khỏe người sử dụng. Vì vậy, khi trồng rau tại nhà bạn có thể hạn chế liều lượng phân bón hóa học bằng cách sử dụng các dòng phân bón hữu cơ giá thành rẻ, dễ sử dụng và dễ tìm. Ngoài ra, nếu bắt buộc phải dùng phân hóa học bạn cần sử dụng dưới liều lượng cho phép và thời gian cách ly dài hơn.

1.6 Quan tâm đến vườn rau mỗi ngày

Chăm sóc vườn rau mỗi ngày để thu được thành quả tốt nhất
Chăm sóc vườn rau mỗi ngày để thu được thành quả tốt nhất

Việc quan sát thường xuyên là rất cần thiết giúp bạn sớm nhận ra các dấu hiệu của rau như sâu bệnh , trứng côn trùng hay vàng lá để có biện pháp bảo vệ hợp lý nhất.

1.7 Thu hoạch rau trồng đúng cách

Ngoài học hỏi phương pháp trồng rau sạch tại nhà, bước thu hoạch rau cũng là vấn đề quan trọng bạn cần biết. Những loại rau có thể thu hoạch nhiều lần như mồng tơi, rau muống bạn nên cắt rau bằng kéo sắc để không làm dập thân cây giúp cây dễ dàng hơn khi ra nhánh mới. Rau cải nên thu hoạch bằng cách tỉa cả cây tạo khoảng cách thưa dần giữa các cây giúp cây nhanh lớn không bị cạnh tranh dinh dưỡng.

2. Cách trồng rau sạch tại nhà phố ít sâu bệnh dành cho người bận rộn

2.1 Chuẩn bị thùng xốp

Thùng xốp là dụng cụ trồng rau được ứng dụng nhiều tại nhà phố vì sự tiện lợi và dễ sử dụng. Thùng xốp cao sẽ đựng được nhiều đất và giúp cây sinh trưởng tốt hơn. Các loại thùng xốp cao kích thước 40x70x50 thích hợp để trồng cà chua, bầu, mướp, đu đủ… Các loại thùng xốp nhỏ hơn loại 30x35x50 thích hợp trồng các giống cây rau nhỏ như rau ăn lá. Ví dụ như các loại rau cải bạn nên chọn thùng xốp cao vì đất sẽ giữ ẩm được lâu hơn không cần tưới nhiều tránh cây bị đổ rạp, yếu ớt khi tưới nước ở thời điểm cây còn non. Lưu ý đục lỗ ở thành thùng xốp, không đục ở đáy thùng tránh nước tưới bị chảy và phân bón bị trôi ra ngoài.

2.2 Làm đất

Đất tốt nhất dùng để trồng rau là đất thịt và đất phù sa. Bạn trộn đất theo tỷ lệ:

  • Đất thịt tơi khoảng 60%
  • Xỉ than đem ngâm 2 ngày, mỗi ngày thay nước 2 lần đem vớt ráo và đập nhỏ.
  • Trấu tươi, mụn dừa, phân trùn quế
  • Phân hữu cơ tự ủ

Đem đổ tất cả hỗn hợp vào thùng xốp để cách miệng khoảng 5 cm.

2.3 Gieo hạt

Kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà hiệu quả là bạn nên ngâm hạt giống qua đêm. Các loại hạt to như hạt mướp, hạt bầu bạn nên ngâm qua đêm và bỏ khăn ẩm để chỗ tối đợi hạt nứt ra thì đem ươm hạt. Khi cây có 2 lá bạn mới bắt đầu đem trồng ra đất. Với các giống rau hạt nhỏ bạn có thể reo trực tiếp nhưng rải thưa và thêm một lớp đất mỏng phủ lên trên, tưới nước cho ẩm đất. Thời điểm lý tưởng để gieo hạt là khi thời tiết mát mẻ.

2.4 Ủ phân hữu cơ bón rau

Ủ rác nhà bếp để bón cho rau là phương pháp tiện cả đôi đường được chị em nội trợ ưa chuộng. Bạn có thể đổ cơm nguội, rau thừa, nước canh, vỏ trứng, vỏ rau củ hay nước vo gạo vào ngâm trong thùng đậy kín khoảng 1 tuần sau đó lấy nước cốt pha loãng và tưới trực tiếp lên lá. Tránh dùng đồ dầu mỡ và đồ mặn để ủ vì sẽ gây ảnh hưởng đến chất lượng.

2.5 Xử lý sâu hại

Dùng thuốc lào pha với nước trong 2 ngày và trộn cùng với khoảng 1 lít nước cho vào bình xịt. Đây là cách hay giúp diệt rệp và một số loại sâu ăn lá phổ biến. Ngoài ra, bạn có thể xay nhỏ gừng, tỏi, ớt ngâm với rượu và lọc với nước cốt pha loãng phun cho cây để phòng bệnh và loại bỏ các loại sâu bệnh.

3. Một số vấn đề cần lưu ý trong quy trình trồng rau sạch tại nhà

3.1 Làm thế nào để tái sử dụng đất trồng rau sau khi thu hoạch?

Đất trồng rau có thể tái sử dụng để trồng lứa rau mới
Đất trồng rau có thể tái sử dụng để trồng lứa rau mới

Với kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà, về lý thuyết thì đất trồng rau sẽ được tái sử dụng nhiều lần. Tuy nhiên, phần đất này sẽ có tồn dư rễ rau còn sót lại nên có thể dễ bị ủ mầm bệnh. Nếu bạn muốn tái sử dụng nên nhặt hết lá và rễ thừa phía dưới bằng cách xới tơi đất và phơi nắng khoảng một tuần để tiêu diệt mầm bệnh. Sau đó, bạn có thể trộn thêm phân trùn quế hoặc đất dinh dưỡng và trồng loại rau mới.

3.2 Lượng nước tưới khi trời nắng hay trời mưa bão như thế nào?

Rau trồng trong nhà sẽ cần tưới nước nhiều hơn các loại rau trồng tự nhiên. Mùa hè nắng gắt bạn nên tưới 2 lần/ngày. Trường hợp rau nhỏ hay mới trồng chưa bén rễ bạn cần che bớt ánh nắng lúc trưa tránh rau bị héo. Mùa mưa bão, rau dễ chết do nước mưa làm ngập úng,thối rễ hay dập lá. Bạn có thể che chắn bớt tránh nước mưa rơi trực tiếp vào rau và phun thêm phân bón để tăng thêm vi sinh đề kháng cho rau. Ngoài ra, sau mỗi đợt thu hoạch rau bạn cũng cần bổ sung phân bón hữu cơ để rau thêm dinh dưỡng mọc thêm nhánh mới.

Xem ngay bài viết hay: Bí quyết trồng cải bó xôi tại nhà ăn mãi không hết cho các chị em

3.3 Nên chọn chậu trồng rau nào cho diện tích nhà phố?

Mẹo trồng rau sạch tại nhà với diện tích nhỏ hẹp tại thành phố là bạn nên chọn chậu trồng rau phù hợp với không gian. Nếu bạn trồng rau theo phương pháp thủy canh, bạn sẽ cần thiết kế hệ thống giàn trồng, ống nhựa chuyên dụng. Trong trường hợp bạn trồng rau kiểu thổ canh ở ban công, ngoài thùng xốp cồng kềnh khá tốn diện tích bạn có thể ưu tiên những loại chậu trồng rau nhỏ gọn. Tuy nhiên, chọn chậu trồng rau cần phù hợp với quá trình phát triển của mỗi loại rau. Rau thơm, rau gia vị có thể thích hợp trồng trong chậu nhưng cà chua hay ớt, cá tím lại cần chậu trồng lớn hơn để cung cấp đầy đủ dưỡng chất phát triển.

3.4 Trộn đất với phân bón tỷ lệ nào phù hợp?

Trong hướng dẫn kỹ thuật trồng rau sạch tại nhà, chuẩn bị đất trồng cần đảm bảo tỷ lệ pha trộn giữa đất và phân bón. Hiện nay trên thị trường có bán một số loại đất sạch đóng túi chuyên dùng để phục vụ nhu cầu trồng cây của gia đình bạn có thể mua về sử dụng. Ngoài ra, bạn có thể tự chuẩn bị đất trồng bằng cách lót một lớp chất xơ như xơ dừa để dễ thoát nước và giữ chất dinh dưỡng ở đáy chậu. Phía trên là lớp đất thịt đã trộn phân bón hữu cơ, tro trấu. Đối với các loại rau ăn trồng trong nhà nên trộn khoảng 20-30% phân bón là tỷ lệ hợp lý.

4. Thiết kế vườn rau sạch tại nhà sao cho đẹp và tiện ích?

Thiết kế vườn rau khoa học và đẹp mắt
Thiết kế vườn rau khoa học và đẹp mắt

Ngoài cách trồng rau sạch tại nhà hiệu quả, thiết kế vườn rau sao cho đẹp và hợp lý là vấn đề được nhiều chị em quan tâm. Một vườn rau xanh, sạch, đẹp không chỉ cung cấp cho gia đình những bữa ăn an toàn mà còn là mẹo nhỏ tạo thêm không gian mát mắt cho tổng thể thiết kế ngôi nhà.

Công ty TTHH My Garden là đơn vị uy tín có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực thiết kế vườn rau tại nhà chất lượng và hiệu quả cao. Chúng tôi có đội ngũ nhân viên kỹ thuật trình độ chuyên môn cao với dịch vụ đa dạng từ thiết kế đến chăm sóc vườn rau tại nhà cho khách hàng lựa chọn. Ngoài ra, My Garden sử dụng các thiết bị tối ưu cùng kỹ thuật tiên tiến nhất với chi phí phải chăng giúp tiết kiệm thời gian và ngân sách cho khách hàng.

Cùng chúng tôi chia sẻ những kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà và liên hệ để được tư vấn trực tiếp theo địa chỉ sau:

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.