Làm phân bón từ mùn cưa những năm gần đây đang trở thành phương pháp được nhiều bà con nông dân áp dụng trong trồng trọt. Mùn cưa là một loại rác thải tự nhiên từ việc chế biến gỗ. Trước kia, người ta thường ít dùng loại vật liệu thừa này vì cho rằng chúng vô dụng. Tuy nhiên, những năm gần đây khi phát hiện ra được các công dụng hữu ích của mùn cưa trong sự phát triển của cây trồng, họ đã ứng dụng nó rất nhiều trong nông nghiệp.
Mục lục
1. Mùn cưa là gì? Nó có công dụng như thế nào trong cuộc sống?
Trước khi chia sẻ về cách làm phân bón từ mùn cưa, chúng ta hãy cùng tìm hiểu xem mùn cưa là gì và nó có công dụng như thế nào? Mùn cưa là một loại vật liệu hữu cơ, có nguồn gốc từ việc chế biến gỗ trong công nghiệp. Cụ thể, những loại gỗ, tre, nứa say khi thợ bào mỏng sẽ được nghiền vụn thành dạng hạt có kích thước nhỏ. Trước đây, mùn cưa chỉ được coi như một loại rác thải tự nhiên. Nhưng ngày nay, sau khi tìm ra được những lợi ích thực tế mà nó mang lại thì mùn cưa được ứng dụng phổ biến trong nhiều ngành nghề khác nhau.
1.1. Mùn cưa được dùng làm gì trong trồng trọt?
Mùn cưa là vật liệu quen thuộc trong lĩnh vực trồng trọt hiện nay. Phương pháp làm phân bón từ mùn cưa đang ngày càng được ưa chuộng, nhờ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Ngoài ra, nó còn được ứng dụng vào nhiều việc khác nhau trong sản xuất nông nghiệp như sau:
- Trộn đất với mùn cưa nhỏ hoặc trung bình làm cho đất lỏng lẻo, cải thiện việc cung cấp oxy và cải thiện tính thấm nước.
- Thêm mùn cưa vào các luống cây trồng trong quá trình đào sẽ giúp giữ nước lâu hơn. Rễ cây có thể nhận được độ ẩm ở các lớp thấp hơn từ các hạt gỗ ẩm.
- Đổ mùn cưa cao trên 5cm giữa các hàng và luống trồng để ngăn chặn sự nảy mầm của cỏ dại.
- Bỏ một lớp mùn cưa dưới bụi cây zucchini, dâu tây, dưa chuột, cà chua,… sẽ loại trừ tiếp xúc với mặt đất, đánh bại sâu bướm.
- Mùn cưa trộn với tro hoặc urê, chất đống giữa các luống và hàng cây trồng giữ nước hiệu quả và loại bỏ sự bốc hơi khỏi đất.
- Trong thời tiết sương giá, đổ bụi cây mọng, cây trồng củ, thân rễ của cây và cây bụi với mùn cưa. Gỗ vụn sẽ trở thành người bảo vệ đáng tin cậy trong việc trồng trọt vụ đông.
Bài viết liên quan: Phân chuồng hoai mục có đặc điểm gì? Cách làm như thế nào?
1.2. Mùn cưa dùng trong chăn nuôi
Không chỉ làm phân bón từ mùn cưa mà vật liệu này còn được dùng để phục vụ rộng rãi trong chăn nuôi. Phương pháp ủ mùn cưa trộn là một trong những mô hình sinh học chăm sóc vật nuôi có nhiều ưu điểm vượt trội. Cụ thể, mùn cưa sau khi được loại bỏ hết các tap chất gây hại có thể kết hợp cùng với vỏ trấu; giúp xử lý chất thải tốt hơn và giảm công sức trong việc dọn dẹp cho bà con. Bên cạnh đó, cách này còn giảm thiểu tối đa tỷ lệ mắc bệnh của vật nuôi, hoàn toàn thân thiện với môi trường sống.
1.3. Ứng dụng của mùn cưa trong ngành công nghiệp
Mùn cưa là nguyên liệu quan trọng, thành phần chính trong việc sản xuất viên nén gỗ. Sau khi được mua về, người ta sẽ viên mùn cưa thành những viên dạng tròn. Tiếp đó đem đốt, dưới sự tác động của nhiệt lượng, thông qua dây chuyền sản xuất khép kín, viên mùn cưa sẽ biến thành những viên gỗ rắn chắc. Những viên gỗ này không chỉ đảm bảo tiêu chuẩn về độ an toàn đối với sức khỏe con người mà còn giúp hạn chế khí thải ra môi trường.
2. Hướng dẫn cách làm phân bón từ mùn cưa đơn giản tại nhà
Làm phân bón từ mùn cưa đã không còn xa lạ gì với người nông dân. Những phụ phẩm kích thước nhỏ vụn từ sản xuất gỗ này tưởng như vô dụng nhưng thực tế lại có giá trị lớn đối với cây trồng. Nhưng với điều kiện, chúng phải được ủ bằng phương pháp đúng đắn theo đúng quy trình.
2.1. Những lợi ích tuyệt vời của phân bón làm từ mùn cưa
Chế biến phân bón từ mùn cưa tốn khá nhiều công sức cũng như thời gian. Thế nhưng, nếu so với những lợi ích mà loại phân hữu cơ này mang lại cho cây và đất trồng thì sẽ thấy thật xứng đáng. Cụ thể, sản phẩm phân bón này có những tác dụng như sau:
- Cung cấp các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng như nguyên tố đa – trung – vi lượng, đạm, lân, kali, vitamin,…
- Giữ lại các chất dinh dưỡng , cân bằng độ pH và tạo độ ẩm cho đất trồng.
- Tăng chất mùn cho đất, cải thiện tình trạng kết dính và thoát nước của đất. Tác động lên cấu trúc đất, cải thiện các tính chất lý – hóa – sinh của đất.
- Đảm bảo an toàn cho con người, do không chứa các chất độc hại, giúp bảo vệ môi trường.
- Cung cấp hệ sinh vật có lợi cho đất. Bởi trong phân mùn cưa có chứa các loại vi sinh vật có lợi, giúp tổng hợp các chất dinh dưỡng cho cây trồng. Đồng thời, tiêu diệt các vi sinh vật gây hại.
2.2. Các bước làm phân bón từ mùn cưa đúng quy chuẩn
Quy trình làm phân bón từ mùn cưa gồm các bước cơ bản là lựa chọn nguyên liệu, lên men ủ phân, chất đống ủ, đảo trộn và hoàn thành.
2.2.1. Lựa chọn nguyên liệu hữu cơ tự nhiên
Bạn nên chọn và sử dụng các nguyên liệu hữu cơ tự nhiên như mùn cưa, vỏ cây, lá cây, bã mía với số lượng khoảng 500-700kg. Tất cả nguyên liệu cần được băm hoặc nghiền càng nhỏ càng tốt. Tiếp theo, tưới nước làm ẩm chúng ở mức 60-65%, trước khi tiến hành ủ tầm 12 tiếng; để cho chúng có thời gian thẩm thấu đều lượng nước được tưới vào. Kiểm tra độ ẩm bằng cách nắm chặt 1 nắm nguyên liệu trong lòng bàn tay. Nếu thấy có những vệt nước rỉ ra từ kẽ tay là được.
Bên cạnh đó, với phương pháp ủ mùn cưa làm phân bón thì bạn có thể bổ sung thêm các loại phân động vật như phân lợn, phân gà, phân trâu, phân bò,… Điều này sẽ giúp tăng hàm lượng dinh dưỡng trong phân ủ sau này. Với lượng nguyên liệu 500-700kg thì cần khoảng 200-500kg phân động vật. Trường hợp phân chuồng quá ướt thì cần tiến hành tách nước hoặc trộn thêm các chất độn sao cho đạt độ ẩm theo yêu cầu.
Tham khảo: Những thông tin hữu ích về phân trùn quế mà bà con nên biết
2.2.2. Lên men ủ phân bón từ mùn cưa
Men ủ để làm phân bón từ mùn cưa gồm có 1 kg men ủ vi sinh, trộn với 5-10kg cám gạo, dùng cho khoảng 1-2 tấn nguyên liệu tươi. Nếu bạn đã có kinh nghiệm và thực hiện thao tác thành thục thì có thể ủ được 3-4 tấn. Tuy nhiên, mùn cưa, vỏ cây, trấu là nguyên liệu khó lên men thì có thể tăng lượng dùng.
2.2.3. Trộn nguyên liệu và chất đống ủ mùn cưa
- Nơi ủ mùn cưa: Nên chọn nơi cao ráo, thoáng mát, dễ thoát nước và tránh xa nhà ở như vườn trồng, bãi đất trống,…
- Tiến hành trộn nguyên liệu: Đem tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị và làm ẩm trộn đều với nhau.
- Chất đống ủ: Đầu tiên, bạn đem trải đều nguyên phụ liệu thành từng lớp, dày khoảng 10-20cm. Sau đó, dùng men ủ pha trộn với cám gạo rắc đều lên các lớp. Tiếp theo, phủ kín đống ủ bằng rơm rạ hoặc cỏ khô. Đảm bảo mỗi đống không dưới 500kg, chiều cao tối thiểu là 70-80cm, chóp cách mặt đất khoảng 1,5-2m.
2.2.4. Tiến hành đảo trộn đống phân ủ
Trong quá trình làm phân bón từ mùn cưa gỗ, vi sinh vật hoạt động phân giải mạnh mẽ sẽ khiến cho nhiệt độ trong đống ủ sẽ tăng lên nhanh chóng. Sau 48h, nhiệt độ bên trong đống ủ có thể lên tới 50-600 độ C. Nếu nhiệt độ ủ vượt quá 65°C thì bạn cần tiến hành đảo trộn nguyên liệu càng sớm càng tốt và tạo độ thông thoáng cho đống phân ủ. Bằng cách dùng gậy có đường kính 5-10cm tạo thành các lỗ trong đống nguyên liệu.
2.2.5. Hoàn thành quá trình ủ phân bón từ mùn cưa
Sau khoảng 3-4 lần đảo trộn nguyên liệu, trong vòng 25-30 ngày, các vật liệu trong đống ủ sẽ đã không còn mùi hôi. Thay vào đó là có mùi amoniac nhẹ hoặc mùi thơm của đất sau khi lên men sinh học. Nếu bạn nhìn thấy giữa đống ủ một lượng lớn sợi nấm màu trắng cho thấy quá trình lên men đã được hoàn thành. Phân bón từ mùn cưa sau khi hình thành có thể sử dụng trực tiếp bón cho cây; hoặc trộn với các thành phần dinh dưỡng để tăng hiệu quả, chất lượng.
Đến đây, các bạn đã biết cách làm phân bón từ mùn cưa rồi phải không? Đây thực sự là loại phân cung cấp chất dinh dưỡng rất tốt cho cây trồng mà bạn không nên bỏ qua. Hãy cùng thực hiện ngay theo hướng dẫn bên trên của My Garden nhé! Nếu bạn còn gặp vướng mắc gì, hãy liên hệ ngay với chúng tôi để được tư vấn cụ thể. MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN: CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội. Có thế bạn quan tâm :