Bạn đang có một giàn mướp cho riêng mình để phục vụ nhu cầu kinh tế hoặc chỉ đơn giản là cung cấp nguồn thực phẩm sạch cho gia đình sử dụng hàng ngày. Tuy nhiên, trong quá trình trồng và chăm sóc, những quả mướp bị cong, vẻ ngoài vặn vẹo, còi cọc . Đừng quá lo lắng, mướp bị cong không phải là vấn đề quá lớn, chỉ cần bạn biết cách là có thể trồng được những quả mướp ngon và đẹp.
Dưới đây là những thông tin mà My Garden muốn cung cấp đến các bạn về nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng mướp bị cong.
Mục lục
1. Nguyên nhân hiện tượng quả mướp bị cong
Mướp là một loại quả rất quen thuộc được trồng phổ biến trong nhiều gia đình người Việt bởi nó có rất nhiều lợi ích đối với sức khỏe chúng ta.
Loại quả này có thể trồng quanh năm nhưng cho loại quả to và ngon nhất nếu được trồng đúng vụ. Thông thường, thời điểm tốt nhất để trồng Mướp là từ tháng 12 đến tháng 5 năm sau ở miền Bắc. Còn đối với miền Nam thì có thể trồng ở hai vụ Đông Xuân và Xuân Hè.
Trong quá trình trồng mướp, chúng ta thường mắc phải tình trạng như bị chảy nhựa quả, sâu đục thân và đặc biệt là tình trạng quả mướp bị cong. Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến hiện tượng trên
1.1. Giống cây không đảm bảo
Hãy đảm bảo giống cây trồng của mình luôn là loại chất lượng tốt nhất. Những loại giống cây xấu khổng chỉ ảnh hưởng đến hình dáng của quả khi thành hình mà còn ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng quả mướp.
Hãy đến những địa chỉ uy tín để sở hữu những hạt giống mướp tốt nhất. My Garden luôn tự tin là đơn vị cung cấp các sản phẩm nông nghiệp trong đó có hạt giống mướp chất lượng nhất và giá thành cạnh tranh. Liên hệ ngay với chúng tôi để được nhân viên tư vấn về các giống cây trồng và cách chăm sóc chúng.
1.2. Trồng và chăm sóc sai phương pháp
Mướp là cây trồng mọc tự do nên rất dễ bị cong nếu không biết cách trồng. Việc trồng và chăm sóc mướp không đúng cách cũng sẽ gây ảnh hưởng đến hình dáng phát triển của cây. Quả mướp khi hình thành phải tạo trọng lực để định hình quả mướp. Nhất là những ai đang trồng mướp để kinh doanh thì mướp thẳng sẽ được giá cao hơn.
Chính vì vậy, khi mướp bắt đầu phát triển chúng ta nên tạo giàn cho cây để quả có khoảng diện tích để phát triển chiều dài mà không bị vật cản nào làm ảnh hưởng đến sự phát triển của quả.
Bên cạnh đó, trồng cây với mật độ quá dày cũng khiến cho quả phát triển chen chúc dẫn đến tình trạng quả vẹo và nhỏ
1.3. Sâu bệnh phá hoại
Mướp là loại cây rất dễ bị sâu hại tấn công khiến cho quả bị đắng, méo mó, cong …vừa ảnh hưởng tới chất lượng lại ảnh hưởng tới hình thức của quả. Một số sâu bệnh hại mướp phổ biến đó là sương mai, bọ xít, ruồi đục quả và rệp mềm…Cho nên trong quá trình trồng mướp, chúng ta phải theo dõi để kịp thời phát hiện những dấu hiệu sớm của sâu bệnh để xử lý sớm
>> Để vườn rau của mình luôn sinh trưởng và phát triển tốt , quý khách có thể tham khảo 5 bước chăm sóc vườn rau đơn giản tại nhà xanh tốt quanh năm
2. Cách trồng để mướp không cong và năng suất cao
Để sở hữu một giàn mướp đảm bảo về chất lượng lẫn hình thức của quả, chúng tôi tư vấn cho bạn cách trồng mướp mang lại hiệu quả cao
2.1. Chuẩn bị đất trồng và chậu
Đất trồng cần loại đất sạch, không lẫn tạp chất. Nên mua đất trồng được đóng gói sẵn vì loại đất đó được kiểm định an toàn, không chứa mầm bệnh. Đất trồng phải làm thật kỹ, lên luống khoáng 2,5m sau đó bón phân đầy đủ.
Đối với những bạn trồng mướp ở nhà thì cần chuẩn bị chậu có chỗ thoát nước, để tránh ngập úng cho cây.
2.2. Chọn và cách gieo hạt
Hạt giống trước khi gieo cần chọn loại hạt giống chất lượng. Trên thị trường hiện nay có nhiều cơ sở, điểm phân phối các loại hạt giống trong đó có hạt giống mướp. Bạn nên đến những cơ sở uy tín để mua hạt giống haowcj chọn những quả tốt nhất ở vụ trước để cất làm hạt giống cho vụ sau
Trước khi gieo cần ngâm trong nước ấm khoảng từ 36 đến 48 giờ. Hạt gieo xuống đất khoảng 1cm rồi đắp đất lên . Nếu kích thước chậu khoảng 20cm thì nên gieo trồng khoảng 3 hạt. Còn nếu bạn trồng với quy mô lớn, thì mỗi một nhóm hạt (từ 2 đến 3 hạt) sẽ cách nhau khoảng 30 cm. Đối với 1ha thì lượng hạt tương ứng sẽ là 7.000 đến 10.000.
2.3. Làm giàn cho mướp
Thời gian làm giàn cho mướp thích hợp nhất chính là khi cây có từ 2 đến 3 là thật hoặc cao khoảng 20cm. Lúc này, bạn nên cắm một cọc tre bên cạnh đó để cho cây leo lên giàn. Dàn cao khoảng 2m, thiết kế chắc chắn để tránh việc bị đổ trong giai đoạn phát triển của cây. Sửa dây để cây phát triển đồng đều, cắt tỉa bớt cành, lá hư hỏng
2.4. Buộc mướp
Đến khi mướp ra quả được khoảng 9 đến 10 ngày thì bạn nên buộc mướp để định hình và làm thẳng mướp. Đầu tiền, lấy một túi nilon sau đó cho một lượng đất vào sau đó buộc chặt lại với đuôi quả mướp.
Lượng đất không nên quá nhiều, khoảng 1 muỗng là đủ. Và phải buộc đến khi thu hoạch thì dừng lại. Đối với những cây mướp đã thẳng rồi vần nên buộc để tạo hình đẹp hơn, tránh trường hợp bị cong sau đó.
2.5. Cách chăm sóc cây mướp
Chăm sóc mướp cũng ảnh hưởng rất lớn đến hình thức của quả mướp. Vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu giải pháp chăm sóc hợp lý nhất
2.5.1. Tưới nước đúng cách cho mướp
Điều đầu tiên nên chú ý khi tưới nước chính là nguồn nước phải sạch, không lẫn tạp chất. Tưới nước đều đặn 2 lần 1 ngày vào khoảng thời gian sáng sớm và chiều muộn. Tránh không được tưới nước lúc trời đang nắng gắt.
Đối với những ai có khu vườn trồng mướp quy mô thì có thể dẫn nước vào mương tưới thấm hoặc thiết kế mô hình tưới nhỏ giọt tự động cho cây. Liên hệ với My Garden để được tư vấn cụ thể về các mẫu thiết kế sao cho phù hợp nhất đối với khu vườn của bạn.
2.5.2. Làm cỏ
Luôn chú ý đến việc nhổ cỏ và chăm sóc cây mướp trong suốt quá trình sinh trưởng của nó. Có thể nhổ cỏ bằng tay hoặc phun thuốc diệt cỏ trên diện rộng. Cần lưu ý, khi phun thuốc diệt cỏ cần trang bị đầy đủ đồ bảo hộ và tránh không được phun lên lá hoặc thân mướp. Điều này sẽ làm cho mướp bị cháy hoặc khô. Tốt nhất là che chắn lại cẩn thận trước khi phun.
2.5.3. Phòng ngừa sâu bệnh
Thường xuyên bắt sâu cho cây. Bạn có thể đặt bẫy chuột nếu nhận thấy sự xuất hiện của chúng vì chuột có thể cắn nát thân cây mướp. Ngoài ra, có thể sử dụng các loại thuốc trừ sâu bán trên thị trường. Nhưng phải chuẩn bị đầy đủ đồ bảo hộ trước khi phun thuốc.
Bên cạnh đó, để tăng khả năng đề kháng cho cây chúng ta cần cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết trong các giai đoạn phát triển bằng cách bón phân đầy đủ, đúng loại theo định kỳ.
Trên đây là nguyên nhân và biện pháp khắc phục tình trạng mướp bị cong. Hy vọng, bạn có thể áp dụng thành công đối với giàn mướp của mình.
Nếu bạn đang có nhu cầu thiết kế, trồng và chăm sóc vườn rau tại nhà mà chưa biết bắt đầu từ đâu thì hãy liên hệ với My Garden để được tư vấn trực tiếp. Chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý kahchs hàng những dịch vụ chất lượng với giá thành hợp lý nhất
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :