Trồng rau sạch từ rác hữu cơ, 3 bước ủ phân không bị mùi hôi

Rau sạch đang là xu hướng của từng nhà. Nền nông nghiệp nước ta cũng đang dần hướng để phát triển theo xu thế rau an toàn. Và việc trồng rau sạch từ rác hữu cơ đang rất được ưa chuộng. Từ quy mô lớn đến việc các hộ gia đình cũng tự trồng đang ngày càng phổ biến. Vậy trồng rau hữu cơ có khó không? Cách ủ rác hữu cơ thế nào? Sử dụng các loại phân hữu cơ như thế nào là đúng cách? Tất cả sẽ được hướng dẫn qua bài biết.

1. Loại rác nào có thể sử dụng để ủ phân hữu cơ?

Trong cuộc sống và trong sinh hoạt, chúng ta có hai loại rác chính là loại rác có thể ủ thành phân và loại rác không thể ủ thành phân. Cụ thể:

  • Rác hữu cơ – loại có thể ủ thành phân hữu cơ gồm các loại rác quen thuộc như: vỏ trái cây, rau củ, bã cà phê, bã trà, các sản phẩm như sữa, ngũ cốc, bánh mì hay cả vỏ trứng và các loại thịt trắng, hoặc các loại cây cỏ có nguồn gốc tự nhiên,…Được sử dụng để ủ và bón cho các mô hình trồng rau organic hiện nay.

Ngoài ra, các loại rác như giấy, thịt đỏ hay xương của các động vật cũng có thể ủ thành phân. Nhưng do thời gian ủ lâu hơn và tạo ra các mùi khó chịu nên ít được sử dụng.

  • Các loại rác như các sản phẩm từ nhựa, mỡ, kim loại, thủy tinh,…không bị phân hủy nên không phải là rác hữu cơ.

Lưu ý: Tuy các loại cây, cỏ, hoa quả có tinh dầu như: lá sả, bạc hà, cam, quýt,..cũng là các rác hữu cơ. Tuy nhiên, chúng ít được sử dụng do làm ảnh hưởng không tốt đến các vi sinh vật có lợi.

trồng rau sạch từ rác hữu cơ
Trồng rau sạch từ rác hữu cơ

Xem thêm: https://mygarden.vn/bat-mi-cach-cai-tao-dat-trong-rau-sach/

2. Cách ủ rác hữu cơ trồng rau sạch tại nhà

Với người nông dân, thì kỹ thuật ủ phân thường với diện tích lớn, có hỗ trợ của động vật giúp phân hủy với 3 kỹ thuật phổ biến: ủ nổi, ủ phân xanh hay ủ chìm. Còn với việc trồng rau từ gia đình hay các diện tích nhỏ, việc tận dụng các rác thải hữu cơ từ sinh hoạt và sử dụng nấm Trichoderma là cách ủ rác thải nhà bếp trồng rau hoàn hảo nhất. Chúng ta sẽ tìm hiểu về cách ủ phân này.

2.1. Chuẩn bị dụng cụ

Nguyên liệu cần chuẩn bị để ủ rác hữu cơ trồng cây:

  • Thùng ủ rác có kích cỡ phù hợp, có nắp.
  • Đất được làm vụn, tơi xốp.
  • Chuẩn bị các loại rác hữu cơ được sử dụng trong sinh hoạt hàng ngày như: rau, vỏ quả, quả hỏng hay cả vỏ các loại trứng,…
  • Mua các sản phẩm có chứa nấm Trichoderma để trộn lẫn trong đất và rác hữu cơ để giúp quá trình ủ được nhanh hơn và hạn chế được mùi hôi.

2.2. Các bước thực hiện

Thực hiện theo các bước ủ rác say đây để được phân trồng rau sạch từ rác hữu cơ hiệu quả nhất:

2.2.1. Bước 1: Chuẩn bị thùng ủ rác đúng chuẩn

Thùng ủ rác cơ thể sử dụng các loại thùng rác hữu cơ tự hủy hoặc ủ rác bằng thùng xốp. Ngày nay, việc mua thùng ủ rác hữu cơ ở đâu không quá khó khăn. Bạn nên chọn mua các loại thùng có thể tích phù hợp với lượng đất phù hợp cần ủ.

Lưu ý: nếu bạn sử dụng các thùng ủ rác tự chế từ thùng nhựa hay thùng xốp cần tạo các lỗ nhỏ để thoát nước khi tưới nước hằng ngày. Tránh việc để thùng không thoát được nước sẽ gây bốc mùi khó chịu và thời gian rác phân hủy bị kéo dài.

2.2.2. Bước 2: Đặt thùng ủ rác ở vị trí thích hợp

Để ủ rác được hiệu quả luôn cần tạo điều kiện để việc thoát nước được dễ dàng, cùng với đó là đặt ở nơi có nhiều nắng để tăng nhiệt độ xúc tác cho quá trình phân hủy được nhanh hơn. Trong quá trình ủ, chỉ có thể hạn chế được mùi hôi chứ không thể ngăn chặn dứt điểm. Vì thế, cần đặt thùng ủ cách xa nơi sinh hoạt.

2.2.3. Bước 3: Tiến hành ủ phân hữu cơ

Trước tiên, cần cắt nhỏ các loại rác hữu cơ và nghiền nát chúng càng nhỏ càng tốt để quá trình trộn được dễ dàng. Cũng như thời gian ủ sẽ nhanh chóng và hiệu quả hơn.

Sau khi đã cắt, nghiền chúng về kích thước phù hợp, tiến hành lót từng lớp đất, rác và lá khô, rơm theo thứ tự từng bước như sau:

  • Đầu tiên, dùng rơm hoặc lá khô lót một khoảng dày khoảng 10cm dưới đáy thùng.
  • Tiếp theo, cho rác hữu cơ vào với một lượng vừa đủ tạo thành một lớp dày khoảng 10cm.
  • Để quá trình ủ được nhanh chóng thì nấm Trichoderma sẽ được sử dụng để rải đều lên lớp rác hữu cơ vừa được tạo ra. Nên rắc khoảng 1 thìa bột nấm này.
  • Dùng đất đã được làm tơi, rắc đều để tạo thành một lớp mỏng vừa đủ che phủ lớp rác hữu cơ.
  • Tiếp tục cứ lần lượt cho thêm một lớp rác hữu cơ, rải nấm Trichoderma rồi rắc phủ bằng lớp đất mỏng. Cứ làm lần lượt như thế khi cách mặt thùng còn khoảng 10 phân thì ngừng lại. Tránh việc ủ quá đầy thùng.
  • Đối với lớp đất cuối cùng, bạn nên phủ dày hơn so với các lớp bên dưới. Để đảm bảo che kín được hoàn toàn lớp rác hữu cơ bên dưới. Sau đó, dùng tay nén một lực vừa đủ để các lớp bên dưới tạo thành một môi trường kín, yếm khi để hoạt động phân hủy diễn ra nhanh hơn.
  • Dùng nắp đậy thật kín. Đợi khoảng 1 tháng sau thì rác hữu cơ sẽ phân hủy thành phân tạo nên một lớp mùn tơi xốp. Và khi đó, bạn đã có thể sử dụng để trồng rau sạch từ rác hữu cơ đã thành phân này.
Ủ phân hữu cơ
Trồng rau sạch từ rác hữu cơ tận dụng được nguồn nguyên liệu từ thức ăn dư thừa

2.3. Những lưu ý khi thực hiện

Các bước thực hiện rất đơn giản, nhưng để hạn chế được tối đa mùi hôi, cách ủ rác không hôi hiệu quả nhất. Hãy lưu ý những điều dưới đây khi thực hiện:

  • Duy trì độ ẩm khi ủ trong khoảng từ 40-60%. Không nên để rác thải quá khô hoặc ướt vì như thế sẽ tác động làm các vi sinh vật hoạt động kém. Dễ tạo ra mùi hôi và quá trình ủ rác chậm có kết quả.
  • Để tiết kiệm và thuận lợi cho những lần ủ rác hữu cơ tiếp theo. Bạn nên giữ lại một ít đất để trộn với phần đất mới. Khi đó quá trình ủ sẽ tốt hơn và tiết kiệm được chi phí mua nấm Trichoderma.

3. Trồng rau sạch từ rác hữu cơ có nhiều lợi ích

Phân hữu cơ cho nhiều công dụng cho việc trồng rau khi được sử dụng đúng cách.

3.1. Công dụng của phân hữu cơ

Việc sử dụng phân hữu cơ được ủ từ rác thải hữu cơ trong quá trình sinh hoạt chẳng những giúp bảo vệ được môi trường, hạn chế được lượng lớn rác thải ra môi trường. Mà còn tạo nên một nguồn dinh dưỡng dồi dào cho đất, cung cấp dinh dưỡng hoàn hảo cho cây trồng. Các ưu điểm nổi bật:

  • Giúp cải tạo được tình trạng đất nghèo dưỡng chất sau quá trình khai thác dài hạn.
  • Giúp cân bằng được yếu tố pH trong đất trồng.
  • Phân hữu cơ còn hạn chế được sâu bệnh gây hại cây trồng do giết được các loại ký sinh trùng và tiêu diệt các hạt cỏ dại.
  • Rễ rau khi trồng rau sạch từ rác hữu cơ rất khỏe mạnh, phát triển mạnh về chiều dài của bộ rễ.
  • Sự phát triển mạnh mẽ về kích thước giúp tăng năng suất của rau được trồng.
  • Tăng hàm lượng dinh dưỡng, tăng khả năng giữ nước, phục hồi đất về mặt cấu trúc và tái tạo đất khi cung cấp được nguồn sinh vật có lợi dồi dào.
  • Khi sử dụng phân hữu cơ thì việc tưới tiêu và nhu cầu nước cũng giảm đi, tăng số lượng được các loại giun và vi sinh vật làm đất tơi xốp, màu mỡ. Bên cạnh đó, hạn chế được việc gây ô nhiễm môi trường do hạn chế được thuốc hóa học.
Công dụng và cách sử dụng phân hữu cơ
Trồng rau sạch từ rác hữu cơ an toàn, tiết kiệm

3.2. Cách sử dụng phân hữu cơ

Đối với việc ủ phân để trồng rau sạch từ rác hữu cơ tại nhà thì chỉ cần sử dụng phân trộn với đất với tỷ lệ thích hợp là có thể có vườn rau như ý. Chỉ cần trộn với tỷ lệ 1:3 với đất để trồng cây.

Trồng rau sạch từ rác hữu cơ đem lại hiệu quả rất cao và đem lại nguồn thực phẩm có giá trị dinh dưỡng tốt và an toàn. Chỉ cần thực hiện theo các bước đơn giản như trên là bạn có thể tạo ra vườn rau sạch cho gia đình hoàn hảo nhất. Chúc các bạn thành công với mô hình trồng rau sạch từ rác này!

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.