Như chúng ta đã biết, phân bón là nguồn cung cấp chất dinh dưỡng cần thiết để cây trồng sinh trưởng và phát triển. Hiện nay, người ta chia thành 2 dạng chính là phân bón tan chậm tan dần dần và phân tan nhanh hòa tan luôn trong nước. Trong bài viết dưới đây, My Garden sẽ đề cập đến một thắc mắc mà rất nhiều người quan tâm thời gian gần đây, đó là: Phân tan chậm tốt hay xấu? Và có nên sử dụng nó cho cây trồng hay không?
Mục lục
1. Tìm hiểu phân bón tan chậm là gì?
Phân bón tan chậm là một loại phân chứa đầy đủ nhất các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng và vi lượng; được sản xuất với công nghệ lý-hóa đặc biệt. Điểm đặc biệt là tất cả các dinh dưỡng này điều được phân giải từ từ chứ không tan ngay trong nước, khoảng thời gian phân giải từ 3 – 12 tháng. Cấu tạo của một hạt phân bón tan chậm bao gồm có 2 phần chính là vỏ bọc bên ngoài và nhân bên trong.
- Vỏ bọc bên ngoài: Đây là lớp chất dẻo, độ dày mỏng của phần bao bọc bên ngoài này dày hay mỏng tùy theo yêu cầu về thời gian phân giải. Nhằm điều khiển độ hoà tan, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho từng giai đoạn sinh trưởng của cây.
- Nhân bên trong: Nhân bên trong phân tan chậm là các hạt khoáng chất đa lượng như Nitơ (N), Lân (P), Kali (K); trung lượng như Mangan (Mn), Boron (Bo), Canxi (Ca), Magie (Mg), Silic (Si), Lưu huỳnh (S); vi lượng như Kẽm (Z), Sắt (Fe), Đồng (Cu), Mangan (Mn), Molipden (Mo),…
Khi bạn bón phân tan chậm vào đất, nước sẽ thấm qua lớp vỏ bọc bên ngoài đi vào bên trong hạt phân, các hạt khoáng chất sẽ hòa tan vào nước. Lúc này, các nguyên tố khoáng đa lượng, trung lượng, vi lượng đã hòa tan sẽ khuếch tán qua lớp vỏ polymer đi ra môi trường xung quanh từ từ và liên tục; cung cấp chất dinh dưỡng tối ưu cho cây trồng tối trong suốt quá trình sinh trưởng.
Tham khảo thêm: Công dụng và cách sử dụng phân bón NPK đầu trâu hiệu quả
2. Phân bón tan chậm tốt hay xấu? Có nên sử dụng hay không?
Phân bón tan chậm tốt hay xấu? Có nên sử dụng hay không? Nhìn chung, bất cứ loại phân bón nào cũng đều sẽ có những ưu điểm và hạn chế riêng, không có sản phẩm nào tốt một cách tuyệt đối hay xấu hoàn toàn. Muốn phát huy được hết tác dụng của phân bón tan từ từ thì bạn cần hiểu rõ nhu cầu của cây trồng. Từ đó, lựa chọn loại phân phù hợp và sử dụng đúng liều lượng, đúng thời điểm và kỹ thuật.
2.1. Những ưu điểm nổi của phân bón tan chậm
Phân tan chậm ra đời sau phân tan nhanh nhưng lại nhanh chóng chiếm được cảm tình của người dùng, bởi những lý do sau:
2.1.1. Thúc đẩy quá trình phát triển, tăng năng suất cây trồng
Cây trồng sẽ phát triển tối ưu, nếu chúng được cung cấp các chất dinh dưỡng một cách chính xác theo từng loại cây và ở từng giai đoạn sinh trưởng. Việc sử dụng phân bón cây tan chậm có thể làm được điều này một cách dễ dàng, thông qua việc trộn lẫn các sản phẩm phân có thời gian phân rã khác nhau với nhau. Đảm bảo cây sẽ nhận được lượng dưỡng chất đúng lúc, đúng nơi, đúng loại.
Lấy ví dụ như: Cây trồng trong 2 – 3 tháng đầu cần đạm; 5 – 6 tháng giữa cần lân và tháng thứ 8 – 9 thì cần kali. Lúc này, phân bón được sử dụng sẽ là hỗn hợp của ure có thời gian phân giải tối đa trong vòng 3 tháng, phân DAP có thời gian phân giải khoảng 6 tháng và Kali Sulfat có thời gian phân giải tầm 9 tháng. Bạn chỉ cần tiến hành bón phân 1 lần mà cây vẫn phát triển tốt.
2.1.2. Tiết kiệm chi phí, thời gian và công sức bón phân tan chậm
Như đã trình bày ở trên, nếu bón phân tan chậm bạn sẽ chỉ phải mất công sức và thời gian một lần mỗi vụ, mang lại những lợi ích sau:
- Không yêu cầu phải bón thúc giữa vụ mùa, góp phần giảm số lần bón phân mỗi vụ mùa. Từ đó, tiết kiệm chi phí lao động đáng kể.
- Giảm chi phí mua phân bón, do số lượng phân sử dụng sẽ giảm khoảng 40 – 60% so với thông thường.
- Giảm đến mức tối đa lượng phân bị hao hụt do xói mất đất, quá trình bay hơi hay sự kế dính chặt trong đất.
- Hạ bớt sự tác động cơ học đến đất, vì mỗi lần người hay máy móc bón phân sẽ gây ra tình trạng nén chặt đất.
2.1.3. Bón phân tan chậm không phụ thuộc vào việc tưới tiêu
Dùng phân bón tan chậm thì bạn không cần lo lắng quá nhiều về vấn đề nước tưới. Bởi việc bón phân không phụ thuộc vào việc tưới tiêu, phân hoàn toàn có thể phân giải kể cả khi không được cung cấp nước. Vào mùa mưa cũng không cần phải có kỹ thuật tưới tiêu đặc biệt, do hạt phân vẫn tồn tại ngay cả trong môi trường ngập nước. Bên cạnh đó, cũng không xảy ra việc thất thoát phân bón trong quá trình tưới.
2.1.4. Tác động tích cực về mặt sinh thái học và môi trường
Phân tan chậm được đánh giá cao nhờ sự tác động tích cực về mặt sinh thái học và môi trường. Cụ thể:
- Không gây ô nhiễm nguồn nước ngầm, không ảnh hưởng xấu tới bầu không khí và không gây thoái hóa đất.
- Phân tan chậm không làm tăng độ dẫn điện trong đất nên không làm chết các vi sinh vật có lợi và rò rỉ phân vào nguồn nước.
Kiến thức bổ ích: 3 loại phân bón cho sen đá luôn phát triển khỏe mạnh, tươi tốt
2.2. Một số hạn chế còn tồn tại của phân bón tan chậm
Bên cạnh các điểm nổi bật thì phân bón tan chậm vẫn chưa thể làm hài lòng tất cả người sử dụng do còn tồn tại một số hạn chế.
- Giá thành sản phẩm khá cao: Trên thị trường Việt Nam, phân tan chậm mới chỉ được sử dụng hạn chế, các công ty chỉ nhập khẩu lượng nhỏ để bán cho người trồng cây cảnh là chính.
- Chưa được ứng dụng rộng rãi: Do người tiêu dùng chưa biết nhiều về phân bón tan chậm nên còn e dè trong việc lựa chọn và sử dụng.
- Đòi hỏi người dùng có kiến thức nhất định: Quy trình bón phân tan chậm khá phức tạp, vì chỉ làm 1 lần nên phải tính toán mật độ rải phân, vị trí bón phân, lượng phân cần dùng, độ sâu bón chính xác. Đòi hỏi bạn phải tìm hiểu và trau dồi kiến thức cơ bản về cách dùng phân tan chậm.
- Sản phẩm chưa đa dạng chủng loại: Muốn đa dạng chủng loại phân tan chậm thì yêu cầu phải xây dựng một hệ thống chuẩn các sản phẩm để ứng dụng cho từng loại cây trồng khác nhau. Tuy nhiên, với khả năng kỹ thuật và kinh tế chưa cao nên rất ít công ty dám mạnh tay đầu tư cho việc này.
3. Hướng dẫn cách sử dụng phân bón tan chậm đúng kỹ thuật
Việc sử dụng phân bón tan chậm không hề đơn giản như các loại phân tan nhanh, nó đòi hỏi người dùng cần có kiến thức cơ bản. Nhằm đảm bảo bón phân đúng loại, đúng liều lượng và đúng thời điểm mới có thể đem lại hiệu quả tối ưu.
- Đối với phân tan chậm của Nhật thì nó chỉ tan khi có nhiều nước làm tiết ra chất phân thấm xuống dưới đất và rễ cây. Do đó, bạn cần tưới nước thường xuyên khi sử dụng loại phân này cho cây trồng.
- Mỗi lần tưới nước cho cây cần tưới thật đẫm để phân tan ra từ từ, cung cấp chất dinh dưỡng thiết yếu cho cây mau lớn, khỏe mạnh.
- Khi thấy phân tan gần hết thì nên thay phân khác nhưng nếu là mùa nghỉ của cây thì không cần làm việc này.
- Nên bón phân tan chậm vào đầu, giữa, cuối mùa mưa. Vì đó là những thời điểm cây trồng sinh trưởng mạnh.
- Riêng với hoa lan, bạn nên gói các loại phân tan chậm vào giấy lạnh và giữ cho gói phân ướt thường xuyên. Sau đó, đặt phía dưới giá thể, tránh ánh nắng mặt trời làm khô gói phân. Trường hợp, bề mặt chậu có giá thể nhuyễn thì có thể rải lên trên mặt giá thể.
Đến đây, các bạn đã biết được phân bón tan chậm tốt hay xấu và có nên sử dụng hay không rồi chứ. Nếu có nhu cầu mua phân tan chậm hay còn điều gì băn khoăn cần được tư vấn, hãy liên hệ ngay tới My garden để được hỗ trợ ngay nhé! Bằng uy tín lâu năm, sản phẩm chất lượng, cách làm việc chuyên nghiệp; chúng tôi cam kết sẽ mang đến cho quý vị sự hài lòng tuyệt đối.
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :