Việc lạm dụng phân bón vô cơ trong thời gian dài sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng tới môi trường đất, nước. Tin vui là hiện nay có rất nhiều sản phẩm phân bón giúp cây trồng phát triển và nâng cao năng suất không thua kém gì phân vô cơ. Trong đó, phải kể đến phân bón hữu cơ đạm cá. Vậy phân cá có công dụng gì? Cách làm như thế nào? Các bạn hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây, để có được lời giải đáp chính xác nhất nhé!
Mục lục
1. Các công dụng tuyệt vời của phân bón hữu cơ đạm cá
Phân bón hữu cơ đạm cá là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu cá tươi. Trong cá có chứa các thành phần như protein, vitamin, khoáng chất nên giúp bổ sung các dưỡng chất thiết yếu cho cây trồng. Tuy nhiên, để cây hấp thụ được thì cá cần trải qua quá trình chế biến thành các hợp chất dễ tiêu.
1.1. Cung cấp dưỡng chất cho cây phát triển
Phân cá hữu cơ có chứa các nhóm chất dinh dưỡng như nhóm đa lượng: N-P-K, nhóm trung và vi lượng: Ca, Mg, Cu, Fe, Mn, Zn, B,… C. Đây đều là những chất mà cây trồng cần để có thể sinh trưởng tốt. Chính vì thế, bón phân cá đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho sự phát triển của cây trồng, nhất là trong giai đoạn bón thúc. Ngoài ra, trong cá có những loại vitamin A, vitamin D, vitamin B1, B2, PP,… có tác dụng tăng cường chức năng trao đổi chất cho cây, giúp vùng rễ khỏe mạnh. Nếu chỉ bón phân tổng hợp N-P-K thì cây sẽ rơi vào tình trạng phát triển không cân đối, cây yếu dần và dễ dàng bị tấn công bởi sâu bệnh.
1.2. Kích thích quá trình ra hoa, đậu trái nhanh hơn
Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực nông nghiệp, các axit amin có khả năng nâng cao cũng như thúc đẩy quá trình thụ phấn, kéo dài thời gian sống của hạt phấn. Mà sự thụ phấn lại là điều kiện quan trọng của tiến trình đậu trái. Trong khi đó, bón phân cá cung cấp axit amin cho cây trồng. Từ đó, kích thích quá trình ra hoa và tăng tỷ lệ đậu trái, nhất là với các cây tự thụ phấn như hồ tiêu, cà phê,…
Bài viết liên quan: Hướng dẫn cách chế biến phân cá hữu cơ bằng chế phẩm Emuniv
1.3. Dinh dưỡng trong phân cá dạng axit amin giúp cây dễ hấp thụ
Khi tiến hành ủ phân bón hữu cơ đạm cá, protein trong cá sẽ được phân giải thành các axit amin. Cho nên, cây trồng có thể hấp thụ luôn mà không cần mất thời gian trải qua quá trình xử lý nguồn dinh dưỡng đó. Axit amin được đánh giá là yếu tố nòng cốt và cũng chính là điểm khác biệt của phân cá so với những loại phân bón khác. Nhất là trong thời kỳ bón thúc cho cây hoặc khi vũng rễ cây bị yếu, bị tổn thương thì việc sử dụng phân cá hữu cơ sẽ giúp cây hấp thụ dinh dưỡng được nhiều hơn và nhanh hơn.
1.4. Phân bón hữu cơ đạm cá tăng cường sức đề kháng cho cây
Trong phân bón cá hữu cơ có chứa lưu huỳnh, lưu huỳnh có tác dụng làm giảm tác hại của các loại sâu bệnh như ấu trùng, trứng tuyến trùng và giúp cây giải độc với một số loại hóa chất. Bên cạnh đó, nó còn tăng cường sức đề kháng của cây trồng, ngăn ngừa sự tấn công của sâu bệnh hại. Đặc biệt, đối với các cây ăn trái bón phân cá làm giảm tình trạng sần trái do virus gây ra và hạn chế việc rụng trái, nâng cao năng suất cây trồng.
1.5. Hiệu suất sử dụng phân cá cao, cây dễ hấp thụ
Cây trồng hấp thụ chất dinh dưỡng từ phân bón hữu cơ đạm cá ngay, hiếm khi xảy ra tình trạng bay hơi nên hiệu suất sử dụng cao. Bón phân cá cho cây trồng mang lại hiệu quả vượt trội so với phân bón hóa học, phân bón vô cơ. Bởi những sản phẩm này cần thời gian để cây hấp thụ và cũng dễ bị bay hơi, nếu gặp điều kiện thuận lợi như nhiệt độ cao. Để đạt hiệu quả tốt nhất, bạn nên phun phân cá lên lá cây vì diện tích bề mặt lá lớn, dinh dưỡng sẽ được cây hấp thụ trực tiếp qua các khí khổng trên lá.
2. Bón phân hữu cơ đạm cá cho loại cây nào tốt nhất?
Phân đạm cá hữu cơ ngày càng được sử dụng phổ biến trong sản xuất nông nghiệp. Bởi nó có chứa nhiều thành phần dinh dưỡng tốt, mang lại các công dụng tuyệt vời và phù hợp với nhiều giống cây trồng khác nhau. Từ hoa cây cảnh, cây ăn trái đến rau, cây trồng công nghiệp.
- Cây cảnh: Trong số các loại phân bón thì phân cá được đánh giá là sản phẩm cung cấp cho cây cảnh nhiều dưỡng chất nhất.
- Hoa cảnh: Với những người chơi hoặc trồng hoa kinh doanh đã không còn xa lạ gì với phân cá. Phân cá giúp những cây hoa mau lớn, cho ra hoa nhanh hơn, đẹp hơn. Trong đó, hoa lan và hoa hồng là 2 loại hoa đặc biệt ưa chuộng phân cá.
- Rau: Nếu bạn đang có ý định trồng rau hữu cơ thì chắc chắn không nên bỏ qua phân bón hữu cơ đạm cá. Đây được đánh giá là công thức tốt nhất cho khu vườn rau hữu cơ của bạn.
- Cây công nghiệp: Các loại cây trồng công nghiệp như cà phê, cao su,… rất ưa chuộng loại phân bón cá. Nhờ sự an toàn, hiệu quả và giá thành hợp lý.
- Cây ăn trái: Những vườn cây ăn trái như bưởi, cam, quýt,… chỉ cần sử dụng phân cá và một số sản phẩm phân bón vi sinh khác thì dù không dùng bất cứ loại phân hóa học nào cũng vẫn luôn xanh tốt, cho ra những quả ăn trái tươi ngon.
Xem thêm: Phân chuồng hoai mục có đặc điểm gì? Cách làm như thế nào?
3. Hướng dẫn cách ủ phân cá hữu cơ cho bà con nông dân
Phân bón hữu cơ đạm cá khá dễ làm, bạn hoàn toàn có thể mua nguyên vật liệu về làm tự nhà; vừa đảm bảo chất lượng mà chi phí lại hợp lý. Về cơ bản, có 2 cách làm phân cá là theo phương pháp truyền thống và cách sử dụng chế phẩm sinh học.
3.1. Ủ phân cá bằng phương pháp truyền thống
Về cơ bản, công thức ủ phân cá bằng phương pháp truyền thống đã được áp dụng trong hàng trăm năm. Tuy nhiên, để thu được thành phẩm phân bón với cách này thì bạn sẽ mất khoảng vài tuần và nó sẽ có mùi khá khó chịu. Chính vì thế, hiện nay cũng ít người áp dụng công thức ủ truyền thống.
3.1.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Nguyên liệu chính cho quá trình ủ phân bón đạm cá là các bộ phận lấy từ cá. Bạn có thể ra chợ mua cá nhỏ, đầu cá, ruột cá, vảy cá,…
- Thùng chứa có kích thước khoảng 200 lít.
3.1.2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Bạn đổ nước cho đầy khoảng 1/3 độ cao của thùng. Sau đó, bỏ cá đã chuẩn bị vào thùng.
- Bước 2: Đun sôi hỗn hợp bên trên trong vòng 24 giờ. Sau 24 giờ thì đổ thêm nước cho đầy thùng.
- Bước 3: Nới lỏng nắp thùng và để cho hỗn hợp lên men khoảng vài tuần. Thông thường, thời gian tối ưu để hình thành phân bón đạm cá là 3 tuần.
3.2. Cách làm phân cá hữu cơ bằng chế phẩm sinh học EM
Sử dụng thêm chế phẩm EM để làm phân bón hữu cơ đạm cá là cách làm đang được áp dụng rộng rãi. Bởi chế phẩm sinh học này có chứa nhiều vi sinh vật, giúp phân hủy xác bã hữu cơ và khử mùi hôi hiệu quả. Khắc phục được nhược điểm còn tồn tại của phương pháp ủ truyền thống.
3.2.1. Chuẩn bị nguyên liệu
- Cá nguyên con, đầu cá, ruột cá.
- Vỏ dứa hoặc đu đủ xanh: 2kg.
- Chế phẩm sinh học EM ủ cá: 1 chai.
- Thùng phuy hoặc thùng nhựa có nắp đậy.
3.2.2. Các bước thực hiện
- Bước 1: Đầu tiên, bạn đem cá và vỏ dứa hoặc đu đủ xanh trộn đều lên với nhau.
- Bước 2: Đem chai men ủ cá EM hòa với 50 lít nước.
- Bước 3: Đổ cá vào thùng rồi đổ nước sao cho nước ngập bề mặt cá, nén cá thật chặt không để không bị nổi lên trên mặt nước. Sau đó, dùng vải mùng bịt kín.
- Bước 4: Sau 7 ngày ủ cá thì đảo đều hỗn hợp trong thùng lên 1 lượt và đậy nắp kín lại. Bạn hãy nhớ đục 1 lỗ nhỏ trên nắp thùng để thoát hơi.
Lưu ý: Chỉ bỏ nguyên liệu đầy 2/3 thùng, 1/3 thùng để chứa hơi trong quá trình phân hủy cá sinh ra. Khoảng 3 – 5 ngày thì sẽ có mùi hôi bốc lên nhưng sau đó sẽ nghe mùi thơm của mắm nêm hoặc mắm ruốc là đạt. Thời gian phân hủy là 20 – 30 ngày tùy vào nguyên liệu cá to hay bé. Sau 30 ngày bạn có thể chắt lấy 1lít nước cốt, pha với 200 lít nước để tưới gốc cây, pha với 300 lít nước để phun lá.
Phân bón hữu cơ đạm cá thực sự là sản phẩm an toàn, hiệu quả bạn không nên bỏ qua, nếu muốn cây trồng của mình sinh trường tốt, tăng năng suất. My Garden tin với những hướng dẫn cụ thể trên đây, các bạn hoàn toàn có thể ủ được những thùng phân cá chất lượng để chăm sóc cho cây trồng của mình.
Tham khảo thêm: THI CÔNG TƯỜNG CÂY
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :