Phân tan chậm là gì? Ưu, nhược điểm của phân tan chậm

Phân tan chậm là loại phân bón thông minh đang dần chiếm được cảm tình của người sử dụng vì nó không chỉ có công dụng như các loại phân bón khác mà nó còn đảm bảo được yêu cầu an toàn, thân thiện và bảo vệ môi trường của nền nông nghiệp hiện đại. Vậy phân tan chậm là gì? Tại sao gọi nó là phân thông minh? Những thắc mắc về phân bón tan chậm sẽ được giải đáp trong bài viết dưới đây.

Phân tan chậm
Phân tan chậm

1. Tổng quan về phân tan chậm?

1.1. Phân tan chậm là gì?

Dựa vào tốc thẩm thấu của phân bón vào đất thì phân bón có thể được chia thành 3 loại là phân tan nhanh, phân tan chậm và phân không tan. Những khái niệm này chỉ mang ý nghĩa phân biệt tương đối.

Trong đó, phân tan chậm là loại phân có chứa các chất dinh dưỡng có thời gian phân giải kéo dài, chúng sẽ được giải phóng từ từ và tan vào môi trường trong thời gian lâu hơn các loại phân bón thông thường.

Loại phân bón tan chậm có kiểm soát đang được yêu thích nhiều hơn cả vì nó có lớp màng polymer có thể kiểm soát được thời gian và con đường tan trong môi trường trong suốt quá trình sinh trưởng của cây trồng.

1.2. Cấu tạo của phân tan chậm

Mỗi hạt phân tan chậm có cấu tạo gồm 2 phần, đó là phần vỏ bọc và phần nhân bên trong:

  • Phần vỏ bọc: Lớp vỏ bọc bên ngoài của phân tan chậm là một lớp chất dẻo (polymer). Lớp chất dẻo này càng dày thì thời gian phân giải và tan trong môi trường của hạt phân càng lâu. Vì vậy người ta sẽ sản xuất lớp vỏ với độ dày mỏng tùy thuộc vào nhu cầu về thời gian phân được phân hủy.
  • Phần nhân: Phân nhân của hạt phân chứa các loại dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng gồm các hạt khoáng chất đa lượng, trung lượng và vi lượng như Nito(N), Lân(P), Kali(K), Mangan(Mn), Canxi(Ca), Kẽm(Zn),…

1.3. Quá trình hoạt động của phân tan chậm

Sau khi được bón vào đất trồng, lớp vỏ bọc của phân tan chậm bảo vệ các chất dinh dưỡng không phân giải ngay lập tức vào đất trồng. Theo thời gian, độ ẩm của đất sẽ ngấm vào bên trong lớp vỏ và hòa tan dần dần các chất dinh dưỡng. Các hạt dưỡng chất tan ra thành những hạt nhỏ hơn rồi thấm qua lớp vỏ và khuyết tán ra ngoài môi trường. Quá trình này sẽ diễn ra với tốc độ chậm và kéo dài đến hết chu kì sống của cây trồng.

Dần dần khi các dưỡng chất đã được hòa tan hết thì quá trình phân giải này sẽ chậm lại đến khi các hạt khoáng chất tan hết. Sau đó lớp vỏ polymer bên ngoài sẽ vỡ ra và tan vào đất, không để lại phần tồn dư nào.

Phân tan chậm
Phân tan chậm

2. Tại sao nên sử dụng phân tan chậm?

Theo các nghiên cứu khoa học về việc sử dụng phân bón thì chỉ có một nửa số phân bón được bón cho cây trồng có tác dụng ngay với mùa vụ đó, còn lại đều có tác dụng vào các mùa vụ sau. Hơn nữa, trong số 1 nửa phân bón được sử dụng đó thì chỉ có cao nhất 35% được cây trồng hấp thụ, số còn lại bị rửa trôi và bốc hơi vào môi trường.

Phần phân bón dư thừa rất lãng phí, gây tốn kém cho người sử dụng. Nó còn lưu lại trong môi trường có thể gây ô nhiễm và gây hại cho sự sống của thảm thực vật, động vật xung quanh và ảnh hưởng đến cả sức khỏe của con người. Nhất là khi sử dụng các loại phân bón vô cơ.

Vì vậy phân tan chậm ra đời có tác dụng khắc phục những tác hại mà các loại phân bón khác gây ra. Sử dụng phân bón tan chậm là một giải pháp thông minh và tiên tiến để bảo vệ môi trường cũng như bảo vê sức khỏe của chính chúng ta.

Có thể bạn quan tâm: Dịch vụ thi công hệ thống tưới tốt nhất hà nội

3. Ưu điểm của phân tan chậm

3.1. Cung cấp dinh dưỡng đầy đủ và hợp lý cho cây trồng

Trong phân bón tan chậm hay phân bón tan chậm có kiểm soát chứa nhiều chất dinh dưỡng quan trọng trọng cho sự phát triển của cây trồng. Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống, phân bón là thứ không thể thiếu để cây trồng khỏe mạnh và cho năng suất cao.

Trong suốt chu kỳ sống của cây trồng, từ khi là hạt giống đến khi có thể thu hoạch, phân tan chậm có thể đáp ứng nhu cầu của cây trồng bằng cách cung cấp chất dinh dưỡng một cách đầy đủ, đều đặn và hợp lý.

Ngoài ra, lượng phân được cung cấp không quá nhiều và ồ ạt ngay trong một lần giúp cây trồng tránh được tình trạng bị thương tổn rễ hay bị ngộ độc phân bón.

3.2. Tiết kiệm thời gian bón phân

Phân tan chậm không được phân hủy trong cùng một lúc nên thời gian nó cung cấp dinh dưỡng cho cầy trồng được kéo dài. Vì vậy khi dùng phân bón tan chậm, bạn không cần phải bón phân quá nhiều đợt. Bạn có thể tiết kiệm thời gian, tiết kiệm chi phí mua phân, chi phí thuê người bón phân. Việc chăm sóc vườn cây, vườn rau nhà bạn cũng trở nên đơn giản và nhẹ nhàng hơn nhiều.

3.3. Hạn chế tối đa tình trạng ô nhiễm do phân dư thừa

Phân bón tan chậm có cấu tạo lớp vỏ có thể kết dính chặt vào đất nên có thể hạn chế được việc bị nước rửa trôi. Càng ít phân bị rửa trôi thì nguồn nước càng được đảm bảo không bị ô nhiễm.

Khi sử dụng phân tan chậm, lượng phân cần bón cũng giảm đi nhiều, đồng nghĩa với lượng phân dư thừa trong đất cũng ít đi, giảm đi tình trạng ô nhiễm đất trồng, đất mất chất dinh dưỡng, chai lì, gây ảnh hưởng đến các mùa vụ sau.

Phân tan chậm có kiểm soát cho lan
Phân tan chậm có kiểm soát cho lan

4. Nhược điểm khi sử dụng phân tan chậm

4.1. Giá thành cao

Nhược điểm lớn nhất của phân tan chậm là giá thành của nó vẫn còn cao hơn khá nhiều giá của các loại phân khác, nó dao động trong khoảng từ 100 nghìn đến 130 nghìn đồng trên 1kg.

Chính vì vậy nên hiện nay, việc áp dụng phân bón tan chậm chủ yếu là để chăm sóc cây cảnh và đặc biệt là chăm sóc hoa Lan.

4.2. Hiệu quả chậm hơn các loại phân khác

Do phân bón tan chậm sẽ từ từ tan ra và để cho cây hấp thụ trong suốt quá trình phát triển nên mới đầu bón nó sẽ không cho thấy hiệu quả rõ rệt là làm cây phát triển nhanh, mạnh mẽ, xanh mướt như các loại phân khác.

Xem thêm: Bật mí cách chọn chậu trồng cây tốt nhất

5. Cách sử dụng phân tan chậm cho hoa lan

Để phân tan chậm có thể được hòa tan tốt hơn vào giá thể trồng lan thì chúng ta nên bên trong giá thể. Phân bón tan chậm sẽ không bị khô do ánh nắng mặt trời chiếu vào, dinh dưỡng trong phân cũng được hòa tan dễ hơn do tiếp xúc đủ ẩm. Để hiệu quả hơn bạn có thể đặt phân bón tan chậm có kiểm soát trong giấy lạnh (dùng trong các bữa ăn) rồi mới để xuống dưới giá thể trồng lan.

Cách bón phân tan chậm cho lan
Cách bón phân tan chậm cho lan

Ngoài ra, bạn còn nên lưu ý những điều sau:

  • Chỉ sử dụng phân tan chậm cho lan khi lan đang có nhiều rễ. Khi lan còn là cây con, ít rễ thì nên sử dụng các loại phân bón hữu cơ, vô cơ khác để kích thích rễ ra nhiều nhanh chóng, có lợi hơn cho sự phát triển của lan.
  • Nên trộn phân tan chậm cùng giá thể trồng lan như xơ dừa, than vụn,.. , đặc biệt giá thể nên là giá thể ẩm thì hiệu quả đạt được sẽ tốt hơn.
  • Mỗi lần tưới nước cho hoa lan nên tưới cho giá thể ẩm nhiều để phân tan dễ hơn, rễ lan hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Nên bổ sung phân vào mùa mưa vì đây là mùa lan phát triển mạnh nhất.

Trên thị trường hiện nay cũng có khá nhiều thương hiệu phân tan chậm. Với công dụng và lợi ích mà nó mang lại thì chi phí bỏ ra là xứng đáng. Để có thể biết thêm thông tin về loại phân bón này thì bạn hãy liên hệ ngay với MY GARDEN. Chúng tôi tự hào là công ty cung cấp vật tư top đầu tại Hà Nội. Ở đây, bạn có thể sở hữu những vật tư có chất lượng tốt nhất, chế độ bảo hành đảm bảo và giá cả phải chăng nhất như đất trồng cây, hạt giống, chậu trồng,….

Khi đến với MY GARDEN, bạn còn được tư vấn về cách chăm sóc cây trồng là cách lựa chọn loại phân tan chậm cùng những phân bón khác phù hợp nhất với cây trồng nhà bạn. Ngoài ra, chúng tôi còn cung cấp các dịch vụ như thiết kế vườn rau thông minh, thi công hệ thống tưới tự động,..

Cảm ơn bạn đã theo dõi bài viết!

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.