Quy trình trồng và chăm sóc rau mầm tại nhà cho chị em

Rau mầm là loại rau sạch, chứa nhiều chất dinh dưỡng và mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe con người. Chính vì vậy, nhiều bà nội trợ đã lựa chọn tự trồng rau mầm tại nhà để phục vụ bữa ăn cho gia đình mình. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết quy trình trồng và chăm sóc rau mầm đúng cách để có được nhiều chất dinh dưỡng cũng như đảm bảo sức khỏe cho cả nhà. Vì vậy, hôm nay My Garden sẽ hướng dẫn các bạn cách tạo ra rau mầm đơn giản, chất lượng tại nhà nhé!

1. Rau mầm là gì? Công dụng tuyệt vời của rau mầm

Quy trình trồng và chăm sóc rau mầm khá tốn công và yêu cầu sự tỉ mỉ nhưng vẫn được nhiều bà nội trợ lựa chọn tự làm. Bởi rau mầm là loại loại rau non và sạch, có chứa nhiều hàm lượng các chất dinh dưỡng, cao hơn gấp 5 lần so với rau xanh thông thường. Rau mầm được làm bằng các loại hạt giống như: đậu xanh, đậu đỏ, củ cải, cải bẹ xanh, cải ngọt, cải tùa xại, cải tần ô, rau muống, hành tây,… Thời gian canh tác rau mầm ngắn, chỉ khoảng từ 4 – 15 ngày là được thu hoạch. Rau mầm được chia làm 2 loại:

quy-trinh-trong-va-cham-soc-rau-mam-1
Nhiều chị em lựa chọn trồng và chăm sóc rau mầm để phục vụ cho bữa ăn hàng ngày
  • Rau mầm xanh: Rau mầm xanh tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện có ánh sáng. Thân rau màu trắng hơi xanh và lá mầm xanh như rau cải mầm,…
  • Rau mầm trắng: Rau mầm trắng được tạo thành khi hạt phát triển trong điều kiện không có ánh sáng. Thân rau màu trắng và lá mầm màu hơi vàng như giá đỗ, giá đậu tương,…

Rau mầm có công dụng gì? Quy trình trồng và chăm sóc rau mầm không đơn giản nhưng so với những lợi ích mà loại rau này mang lại cho sức khỏe con người thì bạn sẽ thấy công sức mình bỏ ra hoàn toàn xứng đáng. Rau mầm chứa một lượng chất xơ cao, vitamin B phức tạp, protein, chứa enzym tiêu hóa, vitamin C, hợp chất tanin và một số thành phần cao cấp nhất của chất chống oxy hóa. 

Bài viết hay: Kinh nghiệm trồng rau sạch tại nhà phố diện tích nhỏ hẹp

1.1. Kiểm soát lượng đường trong máu

Theo kết quả nghiên cứu của các chuyên gia sức khỏe, chất chống oxy hóa sulphoraphane trong mầm bông cải xanh có khả năng làm giảm kháng insulin và kiểm soát lượng đường trong máu rất tốt. Vì vậy, những người bị bệnh tiểu đường nên lựa chọn mầm bông cải xanh để ăn, hỗ trợ việc điều trị bệnh của mình.

1.2. Rau mầm tốt cho hệ tiêu hóa

Cấp độ của enzyme amylase trong những hạt nảy mầm cao hơn những loại rau thông thường khác, giúp ích cho việc tiêu hóa carbohydrate thành đường. Ngoài ra, trong các loại rau mầm từ hạt còn chứa enzyme phytase, có khả năng ngăn cơ thể hấp thụ kim loại nặng.

1.3. Rau mầm tăng cường tuần hoàn máu

Trong cơ thể con người, quá trình tuần hoàn máu đóng vai trò rất quan trọng, giúp lưu thông máu đến não, tim và các cơ quan khác để cơ thể hoạt động. Trong khi đó, việc thường xuyên ăn rau mầm sẽ tăng cường tuần hoàn máu, cung cấp máu đến não, tim,… dễ dàng, nhanh chóng. Nhờ vậy mà giúp tăng năng suất làm việc của cơ thể và sự phát triển của các tế bào.

quy-trinh-trong-va-cham-soc-rau-mam-2
Các món ăn từ rau mầm giúp tăng cường tuần hoàn máu, tốt cho sức khỏe

1.4. Ăn rau mầm để có một làn da đẹp

Với chị em phụ nữ, vấn đề lão hóa luôn là nỗi lo thường trực, tuổi càng lớn thì da dẻ sẽ càng xấu đi khiến chị em tự ti. Để cải thiện tình trạng này, hãy thường xuyên ăn rau mầm. Vì trong loại rau sạch này chứa hàm lượng vitamin C dồi dào giúp da thúc đẩy sản sinh collagen, tăng độ đàn hồi da, tiêu diệt các tế bào gốc tự do. Nguồn vitamin E dồi dào còn giúp làm chậm quá trình lão hóa. Hơn thế, rau mầm còn ngăn ngừa được bệnh ung thư da.

2. Quy trình trồng và chăm sóc rau mầm đơn giản tại nhà

Quy trình trồng và chăm sóc rau mầm như thế nào? Bạn hoàn toàn có thể tự tạo ra rau mầm tại nhà, vừa đảm bảo an toàn thực phẩm vừa tiết kiệm chi phí cho việc đi mua rau ngoài chợ, siêu thị. Về cơ bản, sẽ bao gồm các bước như sau:

2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu trồng rau mầm

Để có được những cây rau mầm sạch, tươi ngon thì việc đầu tiên bạn cần phải làm là chuyển bị hạt giống, nguyên vật liệu, dụng cụ để triển khai trồng rau mầm.

2.1.1. Lựa chọn hạt giống chất lượng

Khâu lựa chọn hạt giống trong các bước trồng và chăm sóc rau mầm rất quan trọng. Vì để có được những cây rau mầm lớn nhanh, tươi tốt và nhiều chất dinh dưỡng thì bạn phải chọn hạt giống chất lượng, có nguồn gốc rõ ràng. Tuyệt đối không nên ham rẻ mà mua phải hạt giống kém, có chứa chất bảo hiểm độc hại được bày bán trôi dạt trên thị trường. Các loại hạt giống rau mầm phổ biến, được nhiều người chọn như đậu xanh, cải xanh, củ cải trắng, rau dền, cải ngọt, đậu tương,…

2.1.2. Đất trồng rau mầm loại nào tốt?

Không thể tùy tiện gieo trồng rau mầm vào bất cứ loại đất nào. Muốn có được những cây rau mầm tươi ngon, phát triển tốt thì bạn phải chọn những loại đất chuyên sử dụng để sản xuất rau mầm. Hoặc tốt nhất là đi kiếm những bụi xơ dừa đã được xử lý, do loại giá thể này có nhiều ưu điểm nổi bật và phù hợp với rau mầm. Lượng xơ dừa sử dụng cho mỗi lần trồng rất ít và bạn có thể tái sử dụng chúng nhiều lần, tiết kiệm chi phí.

quy-trinh-trong-va-cham-soc-rau-mam-3
Trồng rau mầm bằng xơ dừa rất tốt, phù hợp với loại rau này

2.1.3. Chuẩn bị dụng cụ trồng và chăm sóc rau mầm

Việc thứ 3 của công đoạn chuẩn bị trong quy trình trồng và chăm sóc rau mầm là chuẩn bị các dụng cụ như khay, kệ, giấy lót. Bạn có thể tận dụng đồ đạc trong nhà để làm khay đựng đất hoặc ra cửa hàng bán vật tư nông nghiệp mua loại khay phù hợp với nhu cầu sử dụng của mình. Kệ thì có thể chọn mua kệ sắt, kệ gỗ và lót bên dưới một lớp giấy mỏng. Dùng giấy lót thì khi thu hoạch xong bạn sẽ dễ dàng thay lớp đất mới mà không lo bị dính vào rau.

2.2. Tiến hành quy trình trồng và chăm sóc rau mầm

Trồng rau mầm sẽ gồm có 3 bước là ngâm hạt, làm giá thể và gieo hạt. Mỗi bước đều yêu cầu người làm cần làm đúng và có sự tỉ mỉ mới đem lại hiệu quả tốt.

Tìm hiểu thêm: Công nghệ trồng rau sạch Israel tại nhà đơn giản và hiệu quả

2.2.1. Ngâm hạt

Trong quy trình trồng và chăm sóc cây rau mầm, khi ngâm hạt thì bạn chỉ cần lấy khoảng 2-3 muỗng nhỏ hạt giống là đủ. Vì từ 2-3 muỗng hạt này cây mầm sẽ mọc lên, phát triển và chiếm hết diện tích của khay trồng. Đầu tiên, bạn hãy đem hạt giống ngâm với nước ấm (45-50 độ C) trong vòng 2-5 giờ đồng hồ (hạt dày vỏ thì ngâm lâu còn hạt mỏng vỏ ngâm ít hơn). Trong quá trình ngâm thì loại bỏ các hạt lép, hạt sâu.

  • Rau ăn lá: Cải xanh, rau dền, xà lách ngâm khoảng 3-5 tiếng, ủ khoảng 8-12 tiếng. Mồng tơi, rau muống ngâm khoảng 3-5 tiếng, ủ khoảng 12-36 tiếng.
  • Rau gia vị: Kinh giới, tía tô ngâm khoảng 3-8 tiếng, ủ khoảng 12-14 tiếng. Cần, hẹ, hành, ngò gai ngâm khoảng 8-12 tiếng, ủ khoảng 12-24 tiếng.
  • Rau ăn trái: Mướp, bí, bầu, cà tím, cà chua, dưa leo ngâm khoảng 5-8 tiếng, ủ khoảng 12-14 tiếng. Đậu bắp ngâm khoảng 8-12 tiếng, ủ khoảng 12-14 tiếng

2.2.2. Làm giá thể trồng rau mầm

Trong thời gian chờ hạt rau mầm ráo nước thì bạn hãy chuẩn bị khay xốp và cho giá thể vào với độ dày 2-3cm, làm bằng phẳng bề mặt. Sau đó, tiến hành phun nước cho ướt giá thể rồi tiếp tục trải giấy thấm lên trên bề mặt của giá thể và phun nước lần 2.

2.2.3. Gieo hạt giống đã ngâm

Khi hạt rau mầm đã ráo nước bạn bắt đầu dùng tay gieo đều hạt giống lên trên bề mặt giá thể với mật độ khác nhau. Tùy thuộc vào từng loại hạt giống nhưng thường số lượng trung bình sẽ khoảng 10gr hạt/ 40cm2 bề mặt giá thể. Gieo hạt xong thì hãy phun tưới nước một lần nữa rồi lấy tấm bìa cứng đậy bề mặt khay trong 2 ngày.

quy-trinh-trong-va-cham-soc-rau-mam-4
Tiến hành gieo hạt rau mầm đã ngâm xuống nền đất đã chuẩn bị sẵn

2.3. Chăm sóc và thu hoạch rau mầm như thế nào?

Quy trình trồng và chăm sóc rau mầm như thế nào? Khi đã trồng xong hạt giống xuống bề mặt giá thể thì bạn có thể tham khảo cách chăm sóc theo hướng dẫn dưới đây.

  • Ngày thứ 1+ thứ 2: Tưới phun sương nhẹ, đặt khay trồng trong bóng tối, đậy kín khay bằng giấy carton. Hoặc đặt chồng các khay lên nhau, hoặc dùng bao nilon đậy khay nhằm giữ ẩm, giảm bớt hiện tượng bốc hơi nước, kích thích quá trình hạt giống nảy mầm nhanh hơn.
  • Ngày thứ 3: Bỏ những tấm đậy, đưa khay ra khu vực có ánh sáng nhẹ, nhiệt độ khoảng 26-31 độ C, tưới nước 1-2 lần/ngày để giữ ẩm cho giá thể. 
  • Khi cây cao 3-5cm: Dùng bình xịt nhỏ tưới nhẹ vào gốc hoặc điều chỉnh vòi phun thành một tia để tưới lên thành khay, xoay đều và nghiêng khay cho nước lan đều cả khay.
  • Phát hiện sâu bệnh: Khi phát hiện khay rau mầm có dấu hiệu bị bệnh cần phải cách ly khay đó ra khỏi khu vực sản xuất, để tránh tình trạng lây lan khó kiểm soát.
  • Khi được thu hoạch: Bạn hãy dùng dao sắc và cắt sát gốc rau mầm. Hoặc nhổ lên và dùng kéo để cắt bỏ rễ của rau mầm rồi rửa lại bằng nước sạch là sử dụng được ngay. Nếu bạn sử dụng không hết thì có thể bỏ vào trong tủ lạnh bảo quản từ 3-5 ngày tiếp theo.

Mong rằng, những thông tin về quy trình trồng và chăm sóc rau mầmMygarden.com.vn cung cấp trên đây sẽ giúp ích cho các bạn. Hãy cùng chia sẻ bài viết này, để bạn bè người thân của bạn cũng biết được cách để tạo ra những cây rau mầm tươi sạch nhé!

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.