Đối với những ai yêu hoa lan, việc trồng và chăm sóc lan cần rất nhiều thời gian, công sức nhưng đổi lại sẽ cho bạn những phút giây thư giãn, thoải mái. Tuy nhiên, việc những giò lan mới của bạn bị ốc sên tấn công thì sẽ khiến bạn vô cùng đau đầu với vấn đề tiêu diệt chúng. Nếu bạn gặp phải vấn đề này, đừng bỏ qua bài viết của My Garden dưới đây nhé, bạn sẽ tìm thấy loại thuốc diệt ốc cho lan hiệu quả nhất!
Mục lục
1. Dấu hiệu nhận biết ốc sên làm hại cây lan
Ốc sên là một loại rất đặc biệt, chúng hoạt động về đêm, sinh sản nhanh, sức phá hại lớn và có rất nhiều chủng loại. Có những loại ốc sên nhỏ xíu, chúng nấp trong kẽ lá, sau vỏ cây khô, lá khô rủ bị ẩm… vì vậy rất khó để trị chúng bằng biện pháp thủ công thông thường. Tuy nhiên, sự xuất hiện của chúng có dấu hiệu rất rõ ràng, vì vậy bạn có thể sử dụng các biện pháp khác nhau để diệt trừ khi chúng xuất hiện.
1.1. Dấu hiệu nhận biết ốc sên hại cây lan
Dấu hiệu trên cây lan: Khi ốc sên tấn công, trên lá, cánh hoa lan sẽ bị ăn thủng nhiều lỗ nhỏ. Trên thân lan, rễ non, đầu mầm mới bị ăn nham nhở và xuất hiện nhiều vết ăn nhỏ.
Dấu hiệu trên chậu và giá thể: Khi ốc sên và nhớt di chuyển, chúng sẽ để lại các vết chất nhờn khô. Khi thấy những vệt chất nhờn này thì hãy tìm ngay biện pháp để xử lý nếu không muốn giò lan của bạn bị tấn công.
1.2. Thời gian hoạt động và thời điểm bùng dịch
Thời gian hoạt động mạnh nhất của ốc sên là thời điểm chiều tối và sáng sớm. Ban ngày chúng sẽ nấp trong kẽ lá, chùm rễ, giá thể và bất kỳ vị trí nào có độ ẩm cao và có vật che chắn. Vì vậy, để diệt ốc sên bạn cũng cần lưu ý thời điểm và các đặc tính của nó để diệt triệt để, hiệu quả.
Ốc sên thường xuất hiện nhiều và có khả năng bùng dịch vào mùa mưa. Thời điểm này thời tiết rất thuận lợi cho sự sinh trưởng và phát triển của chúng như độ ẩm cực cao, nhiệt độ nóng ấm và thường xuyên có mưa nhiều. Như vậy các vị trí như đất, cành mục, lá mục sẽ luôn được giữ ẩm để chúng đẻ trứng và sinh sản.
2. Những biện pháp diệt ốc sên cho lan hiệu quả, tiết kiệm
Ốc sên gây hại cho cây lan có thể phát triển mạnh đặc biệt ở những nhà vườn chuyên trồng và chăm sóc lan. Ngoài ra, nếu ở nhà bạn gây trồng một vườn lan nhỏ thì hãy sẵn sàng để đối mặt với vấn đề này. Hãy cùng chúng tôi tìm hiểu những phương pháp diệt ốc sên hiệu quả nhất cho lan nhé!
2.1. Những phương pháp diệt ốc sên cho lan không dùng thuốc
Một trong những phương pháp được nhiều người chơi lan sử dụng nhất là phương pháp diệt ốc sên không dùng thuốc. Điều này không chỉ an toàn mà còn giữ dinh dưỡng và độ ẩm tốt hơn cho lan.
2.1.1. Các phương pháp diệt ốc sên thủ công
Bạn có thể bắt và diệt ốc sên bằng tay nếu bạn chỉ có một vài giò lan. Số lượng lan không nhiều thì đồng nghĩa với việc số lượng ốc cũng không quá nhiều. Việc này cũng còn tùy thuộc vào địa điểm mà bạn trồng và đặc điểm xung quanh nhà của bạn. Nếu vườn lan của bạn ở gần vườn rau, vườn cây thì đừng chủ quan nhé.
Bạn nên soi đèn bắt ốc sên vào thời gian từ 7-8h tối đển 10-11 giờ tối. Lúc này các loại ốc sên thường ra cắn phá mạnh nhất. Ngoài ra thì thời điểm sáng sớm chúng cũng hoạt động mạnh, bạn cũng có thể bắt diệt vào lúc này.
Ngoài ra, để phòng trừ ốc sên phát triển mạnh, tốt nhất bạn nên dọn sạch vườn tược. Đặc biệt không nên để các bãi cỏ dại mọc lan tràn ở chân tường nhà, sân vườn. Không chỉ mùa mưa mà kể cả vào mùa khô, hãy phát quang bụi rậm, làm sạch các bụi cỏ để phòng ốc sên.
2.1.2. Một số phương pháp diệt ốc sên sinh học không dùng thuốc
Ngoài phương pháp thủ công thì bạn có thể chọn một số biện pháp sinh học hữu cơ khác như:
- Rải vỏ trứng lên mặt chậu lan: Vỏ trứng trên bề mặt chậu có thể xua đuổi ốc sên vì bề mặt trơn trượt khiến chúng không thể di chuyển. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ hiệu quả trên bề mặt, ốc vẫn có thể chui qua giá thể và phá hại cây như thường.
- Sử dụng vôi bột, vôi tôi: Giống như vỏ trứng, vôi có thể ngăn cản ốc sên di chuyển vào cây, làm khô chỗ ẩn nấp của chúng và khô nhớt. Vì vậy, ốc sên sẽ tránh xa khỏi khu vực có vôi. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ mang tính tạm thời, không thể tiêu diệt hoàn toàn.
- Dùng mồi nhử sên, bẫy sên: Bạn có thể dụ ốc sên ra bằng các loại thực phẩm như lá rau, vỏ dưa hấu, bia, nước nho, vỏ cam… bạn đặt những thứ này vào chậu lan từ khoảng 5-6h chiều sau đó chờ chúng bò ra ăn khoảng 8-9h tối thì bắt và diệt, sáng hôm sau bạn dậy sớm để bắt và diệt những con còn lại.
- Cách diệt ốc sên bằng tỏi: Bạn có thể lấy khoảng 10 cỏ tói bóc vỏ, giã nát và hòa vào 2 chén nước để lấy nước cốt. Sau đó bạn cho vào bình xịt và xịt quanh cây lan, tinh chất trong tỏi sẽ xua đuổi ốc sên hoặc làm khô nhớt và khiến chúng chết.
Đây là một số biện pháp đơn giản mà bạn có thể thực hiện tại nhà. Tuy nhiên, những phương pháp này chỉ có thể áp dụng với gia đình trồng ít giò lan. Nếu bạn có vườn lan lớn và cần chăm sóc quy mô lớn thì tốt nhất nên dùng các loại thuốc chuyên trị ốc sên cho hoa lan.
2.2. Một số loại thuốc trừ ốc sên cho lan
Diệt ốc sên cho lan bằng thuốc có thể chọn thuốc diệt ốc sên dạng phun, thuốc diệt ốc sên dạng bột hoặc bả diệt ốc sên. Dưới đây là một số loại tiêu biểu có hiệu quả cao được nhiều người sử dụng.
2.2.1. Thuốc diệt ốc dạng bột – Osbuvang 80WP
Thuốc diệt ốc dạng bột Osbuvang 80WP được sản xuất dạng bột, đóng gói 100gr, sản phẩm được sản xuất và phân phối tại Việt Nam.
- Thành phần: Hoạt chất Methandehyte 80% (w/w)
- Công dụng: Diệt ốc lớn, ốc bé, ốc nhớt, ốc sên
- Đặc tính: thuốc là thuốc dạng bột mịn, hoà tan nhanh trong nước, dùng để phun xịt và trộn bã mồi. Khi ốc sên ăn phải thuốc sẽ bị ngộ độc, làm khô nhớt và chết dần.
- Cách dùng: Liều lượng: pha 30 – 40g / 20 lít nước, phun ướt đẫn trên thân, lá, mầm, rễ và giá thể cây.
2.2.2. Bả mồi diệt ốc sên DEADMEAL 5
Bả mồi diệt ốc sên DEADMEAL 5 là thuốc diệt ốc sên nhập khẩu từ Thái Lan. Sản phẩm có hai loại là dạng gói hoặc dạng chai nhựa 100g.
- Thành phần: Hoạt chất Metaldehyde 5%
- Công dụng: Diệt ốc sên, nhớt, ốc nhỏ, ốc sên lớn.
- Đặc tính: Các viên thuốc bả chứa độc tính dẫn dụ ốc sên và các loại ốc khác. Khi ốc đến ăn viên bả hoặc vào khu vực bả thuốc sẽ bị ngộ độc và chết.
- Cách dùng: Rắc thuốc trên chậu hoặc trên đường đi của ốc. Rải khoảng 20-25 viên thuốc cho khu vực có đường kính 14cm. Một gói DEADMEAL 5 có thể rải khoảng 1500 chậu lan.
2.2.3. Bả diệt ốc sên Toxbait 60ab
- Bả diệt ốc sên Toxbait 60ab dạng gói 1kg
- Thành phần: Metaldehyde 60g/kg, Chất dẫn dụ và phụ gia…940g/kg
- Công dụng: Diệt các loại ốc sên, ốc nhớt, ốc nhỏ, ốc vặn, ốc bươu vàng trên đồng ruộng.
- Đặc tính: bả mồi xanh lá cây, hương thơm, mềm dẫn dụ rất mạnh, thuốc có độc tính gây khô nhớt khiến ốc chết nhanh.
- Cách sử dụng: Rắc hại bả trên bề mặt chậu cây, quanh giá thể cây lan.
2.2.4. Thuốc bả sên Map Passion
Thuốc bả sên Map Passion là sản phẩm của MAP PACIFIC VIỆT NAM dạng gói 10gr.
- Thành phần: hoạt chất Metaldehyde 10% (w/w), Chất dẫn dụ và phụ gia 90%(w/w)
- Tác dụng: Diệt ốc sên nhỏ, ốc sên lớn, ốc sên vặn, ốc bươu…
- Đặc tính: Thuốc dạng bả dẫn dụ, có tác dụng dẫn dụ ốc sên ăn bả và chết. Ưu điểm của sản phẩm là dạng hạt nhỏ, tác dụng nhanh.
- Cách sử dụng: Rắc bả quanh chậu lan, khu vực có nhiều ốc sên sống hoặc đường đi của chúng. Thay bả đều đặn mỗi tháng để nâng cao hiệu quả diệt ốc.
2.2.5. Thuốc diệt ốc sên Garden Safe
Thuốc diệt ốc sên Garden Safe là thuốc dạng viên, lọ 100g, nhập khẩu từ USA. Sản phẩm có tác dụng cả với trứng. Đặc tính xông hơi, vị độc cho nên tác dụng nhanh, mạnh và hiệu quả lâu dài, ít bị rửa trôi do nước tưới hay mưa.
Thuốc có độc tính, vì vậy trong quá trình sử dụng nên bảo hộ lao động đầy đủ. Ngoài ra, khi bị thuốc dính vào da, mắt hãy rửa sạch bằng nước sạch và đến cơ sở y tế để được hỗ trợ. Thuốc có thể gây độc cho động vật, thú nuôi nếu nuốt phải, vì vậy hãy bảo vệ thú nuôi tránh xa khỏi khu vực sử dụng sản phẩm.
3. Cách sử dụng thuốc diệt ốc sên hiệu quả, chất lượng
Thuốc diệt ốc sên là loại thuốc rất dễ sử dụng và có hiệu quả cao. Tùy theo loại thuốc mà chúng ta cần sử dụng phù hợp theo hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất.
Đối với thuốc phun, nên pha đủ liều lượng theo hướng dẫn, phun thuốc đẫm trên thân, lá, rễ và cả giá thể để đem lại hiệu quả cao. Thời gian phun nhắc tùy loại thuốc có thể dao động từ 7-10 ngày để phòng trừ ốc phá hại.
Đối với thuốc bả, nên rắc thuốc đều quanh gốc lan, trên mặt chậu hoặc nơi ốc sên thường xuất hiện. Nên thay bả mỗi tháng để đạt hiệu quả cao và lâu dài. Đối với một số loại thuốc có thể thu lại bả để sử dụng lại lần sau.
Ngoài ra, khi sử dụng thuốc nên có đồ bảo hộ lao động như găng tay, khẩu trang để tránh thuốc tiếp xúc với da. Nếu lượng ốc sên hại cây lan không quá nhiều nên sử dụng các biện pháp thủ công, hữu cơ, sinh học để tiêu diệt mà không gây hại cho môi trường.
Trên đây là một số thông tin về thuốc diệt ốc cho lan, các loại thuốc chất lượng và đạt hiệu quả cao. Mọi thông tin chi tiết khác, quý khách hàng vui lòng liên hệ ngay với My Garden để được tư vấn miễn phí! Ngoài ra, đừng quên tham khảo thêm các vật tư nông nghiệp khác của chúng tôi như hạt giống, phân bón hữu cơ, thuốc bảo vệ thực vật, chậu cây, hệ thống tưới thông minh nhé!
>>>> ĐỪNG BỎ QUA: Mua thuốc diệt côn trùng ở đâu giá tốt, chất lượng, hiệu quả?
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :