Rầy là một loại côn trùng gây hại cho nông sản như lúa, tiêu, chè.. Đây là loại côn trùng vô cùng nguy hiểm cho nông sản, nếu không có biện pháp ngăn chặn kịp thời người nông dân sẽ trắng tay với sức tàn phá của chúng. Cùng My Garden tìm hiểu về các loại rầy, tác hại và các loại thuốc trị rầy trắng, rầy xanh hiệu quả nhé!
1. Các loại rầy hiện nay
Nhìn chung có trên dưới 48 loại rầy khác nhau gây hại cho cây trồng nhưng bài này chúng ta chỉ đề cập đến rầy trắng, rầy xanh
1.1. Rầy xanh
Rầy xanh là loại côn trùng gây tổn hại lớn nhất cho cây chè, rầy xanh làm búp chè khô từ chóp lá và chúp bị rụt lại, chậm phát triển và sau đó lá chè sẽ bị thâm đen. Vì vậy người nông dân cần phải có biện pháp phòng trừ loài côn trùng nguy hiểm này.
1.2. Rầy trắng
Trong điều kiện thời tiết ít mưa, độ ẩm thấp, nhiệt độ cao chuyển từ mùa mưa sang mùa nắng hoặc những giai đoạn tháng 6, tháng 7 là thời điểm rầy trắng phát triển mạnh.
Rầy phấn trắng là một loại dịch hại gây nguy hiểm vì chúng gây hại trên nhiều loại cây trồng khác nhau như lúa, cây ăn trái, hoa kiểng, rau màu… đồng thời tác hại của chúng không chỉ ảnh hưởng đến sinh tưởng, phát triển của cây mà còn lây lan Virus chưa có thuốc chữa trị.
2. Dấu hiệu nhận biết rầy trắng và rầy xanh gây hại
2.1. Dấu hiệu nhận biết rầy phấn trắng hại
- Đối với các loại cây ăn quả: loại rệp phấn trắng thường sẽ hút nhựa tại phần cuống non dưới trái, khiến cho quả thường bị còi cọc, lâu dần quả sẽ bị thay đổi hình dạng và rụng khi còn khá non.
- Đối với các loại cây cảnh: loài rệp phấn trắng gây hại nhiều nhất là trên các cây vạn tuế, cây sơn tuế, các dòng cau cảnh, cây thiên tuế. Rệp phấn trắng trên cây cảnh là loài khó trị hơn rất nhiều so với loài rệp đen và rệp vàng bởi đây loại rệp này có khả năng kháng thuốc rất tốt, cứ hết thuốc phun chúng sẽ lại bắt đầu hoành hành trở lại nên làm người trồng cây cảnh rất đau đầu và vất vả vì rất khó khăn để có thể loại bỏ chúng hoàn toàn. Chúng gây hại chủ yếu trên hai mặt của lá cây, thường hút nhựa làm cho các mô bị chết, khi những mô thực vật này bị chết sẽ khiến cho lá cây bị xoăn và vàng gây ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mĩ của cây cảnh.
- Đối với các loài hoa: rệp phấn trắng thường sẽ hút nhựa từ phần cuống hoa và trích các lá cây làm xấu hoa, bề mặt của lá bị xoăn và dần khô lá và rụng rất nhiều lá. Không những rệp phấn trắng hại các loại cây ăn quả, các loại hoa cây cảnh mà nó còn là nguyên nhân dẫn dụ một số loài sâu gây hại nữa đến hại cây trồng. Chính bởi lượng mật ngọt mà loài rầy này tiết ra khi chúng hút trích nhựa cây, lá, quả. Loại dịch này có tính ngọt nên sẽ thu hút nấm làm bề mặt của quả bị đen, các loài công trùng như bọ rùa và ong kí sinh làm hại đến hoa và làm cho xấu hình đạng quả.
2.2. Dấu hiệu nhận biết rầy xanh gây hại
Cả loài rầy non và trưởng thành đều hút nhựa ở búp chè và lá non làm cho những lá non của cây bị cằn lại, mép lá cong lên và có hình dạng như một cái thìa úp.
Nếu bị hại nặng, phần chóp của lá sẽ bị khô và có màu thâm đen và lan dần xuống 2 bên mép lá, hiện tượng này gọi là ”cháy rầy”. Rầy xanh là loại sâu gây hại quanh năm trên các nương chè, nhưng nặng nhất là vào tháng 3-5 và tháng 9-11.
3. Đặc điểm nhận dạng
3.1. Cách nhận dạng rầy xanh
Rầy xanh có tên khoa học là Empoasca Flavescens, tên tiếng Anh: Green leafhopper, họ ve sầu nhảy (Jassidae), bộ cánh đều (Homoptera).
a) Đặc điểm hình thái
- Trứng: Hình dáng hơi cong giống như quả chuối dài khoảng 0,8mm, trứng mới đẻ có màu trắng sữa, khi sắp nở có màu lục nhạt. Mỗi búp chè có từ 1-8 trứng có vòng đời 5-8 ngày.
- Rầy non: Có 5 tuổi, có hình thái như rầy trưởng thành nhưng chưa mọc cánh, về màu sắc lúc mới nở(1 tuổi) có màu trắng, từ 2-5 tuổi có màu xanh vàng đến màu xanh lá mạ. đến 5 tuổi chiều dài có thể đến 2mm.
- Rầy trưởng thành: Thân dài từ 2,5-4mm, màu xanh lá mạ, đầu rầy hình tam giác, chính giữa đỉnh đầu có đường vân trắng, hai cánh màu trong suốt úp hình mái nhà. Khi trưởng thành tuổi thọ từ 14-21 ngày.
b) Đặc điểm sinh thái
Mỗi năm rầy phát sinh khoảng 10-14 lứa. Vòng đời 9-11 ngày vào mùa xuân, 7-8 ngày vào mùa hè, 14-16 ngày vào mùa đông.
Rầy xanh đẻ trứng ở mô mềm của búp chè nhưng thường tập trung ở đốt nối. Mỗi rầy cái trưởng thành có thể đẻ trung bình khoảng 30 trứng và tối đa có thể tới 150 trứng.
Rầy trưởng thành sợ ánh nắng trực xạ, chúng bị thu hút bởi ánh đèn mờ và có đặc tính bò ngang. Khi bị đánh động chúng nhẩy và lẩn trốn khá nhanh.
Ngoài chè thì rầy xanh còn phá hoại trên một số cây trồng khác như lúa, khoai,, bông, đậu, lạc, dâu tằm..
Có thể bạn quan tâm: Cách làm thuốc trừ sâu sinh học cho hoa hồng tự chế tại nhà
c) Đặc điểm gây hại
Rầy xanh hút nhựa theo gân lá non làm lá xoăn lại chuyển màu hơi vàng và rìa lá bị cháy. Mật độ rầy cao sẽ làm cháy lá, gây suy yếu không phát triển, rụng hoa và trái non. Đây là tác nhân gián tiếp lây truyền virus cho cây trồng.
3.2. Đặc điểm nhận dạng rầy trắng
Rầy phấn trắng tên khoa học là Bemisia tabaci Gennadius, họ Aleyrodidae, bộ cánh đều Homoptera
Rầy trưởng thành dài 0,75 đến 2mm, sải cánh rầyrộng 1,1 đến 2mm, toàn thân được phủ một lớp phấn trắng. Đời sống rầy phấn trắng có 4 pha: trứng từ 5 – 6 ngày, ấu trùng từ tuổi 1 đến tuổi 3 kéo dài từ 7 – 10 ngày, nhộng từ 3 – 6 ngày, trưởng thành từ – 10 ngày. Cả vòng đời kéo dài từ 25 – 32 ngày.
Rầy phấn trắng có phổ ký chủ rất rộng, chúng không những phá hại cây trồng như dưa, bầu bí, ớt mà còn có thể gây tác hại trên tất cả các loại cây rau màu, cây ăn trái, cây công nghiệp và cây hoa cảnh.
Cả trứng và ấu trùng thường sống và gây hại ở mặt dưới lá. Chúng hút nhựa cây làm chết mô thực vật dẫn đến lá vàng, xoăn lại, cây không chết ngay nhưng ảnh hưởng rất lớn đến năng suất. Nghiêm trọng hơn, lúc chích hút nhựa cây, nước bọt tiết ra có khả năng làm lan truyền bệnh siêu vi trùng (virus), đặc biệt ngay hiểm vì bệnh này thì chưa có thuốc trị.
Vào mùa nắng, thời tiết khô hanh, ẩm độ thấp (< 80%), nhiệt độ cao (> 26 – 27oC) là điều kiện thích hợp nhất để rầy phấn trắng phát triển và gây hại. Đồng ruộng không được vệ sinh tốt, thường hay sử dụng các loại thuốc trừ sâu phổ rộng, phun định kỳ, phun nhiều lần là những yếu tố gây bộc phát rầy phấn trắng.
4. Các biện pháp phòng trừ
4.1. Đối với rầy xanh
a) Biện pháp canh tác
Kỹ thuật đất trồng : Chọn đất không chứa kim loại nặng có nguồn nước tưới không ô nhiễm. Cày sâu đất, bừa san, sau đó phơi ải đất, bừa kỹ làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, kích thích vi sinh vật đối kháng và vi sinh vật phân giải chất hữu cơ hoạt động.
Nếu không cày được toàn bộ bề mặt thì có thể đào rãnh để trồng chè.
Chọn giống : Nên chọn chè giống đảm bảo các tiêu chuẩn sau:
- Được trông từ 8-12 tháng trong khu vườn ươm với số lá từ 6-8 chiếc trở lên
- Chiều cao cây là 20-30 cm tùy từng giống, đường kính gốc từ 3-5cm tùy giống, màu thân hóa nâu.
- Lá to, dày, cứng xanh thẫm hoặc xanh vàng tùy giống, không có nụ, hoa, sạch sâu bệnh.
- Bầu còn nguyên vẹn
Xới đất giữ các hàng chè : Cuốc xới một lớp đất mỏng từ 2-3 cm có tác dụng diệt cỏ dại và một số loại sâu bệnh hại chè
Nên thực hiện 2 lần/năm: Lần thứ nhất vào tháng 2-3 sau khi có mưa xuân và cỏ dại đã mọc nhiều, lần thứ ra vào tháng 9-10 trước khi cỏ dại ra hoa.
Cây trồng xung quanh : Có thể trồng cây xen giữa các hàng chè trong giai đoạn cây con hoặc cây che bóng mát như cây muồng hoa vàng, muồng đen, cây cốt khí,..
Bón phân hợp lý:
- Với chè mới trồng: Chọn bón lót phân hữu cơ từ 20-30 tấn/ ha trong khi phân lân từ 100-150kg/ha.
- Chè ở thời kỳ kiến thiết cơ bản: Bón phân tùy thuộc vào độ tuổi của cây
Lưu ý: Các loại phân đạm, lân,Kali không được rắc trên tán lá chè
Tưới nước : Tưới nước theo phương pháp phun mưa bề mặt với vòi tưới nước di động hoặc cố định
Hái chè đúng kỹ thuật :
- Vụ xuân từ tháng 3-5; hái cao hơn vết đốn 10-15cm hái kỹ và hái bằng, các lứa hái sau bằng.
- Vụ hè thu từ tháng 6-10: Lứa hái đầu tiên để chừa 1 lá cá và 1 lá thật tạo tán bằng hái kỹ, các lứa sau hái kỹ hái tao sát mặt tán
- Vụ đông hái từ tháng 11-12 hái sát mặt tấn và hái kỹ
- Sau lứa hái tháng 4 và tháng 7 áp dụng sửa tán nhẹ và loại bỏ hoàn toàn bộ cành và búp vợt tạo tán bằng.
Đốn chè đúng kỹ thuật :
- Đốn theo chu kỳ 4 năm: Thời kỳ đốn bắt đầu vào tháng 12 và kết thúc vào tháng 1
- Năm thứ nhất: Đốn tạo khung tán và chiều cao từ 50-55cm và cắt bỏ những cành không hiệu quả.
- Thường xuyên thăm vườn để phát hiện sâu bệnh sớm
b) Biện pháp sinh học
– Sử dụng các thiên địch như:
- Các loại bọ cánh cứng như: Bọ rùa đỏ, bọ rùa đen, bọ cánh cộc, kiến ba khoang..
- Các loài nhện ăn thịt như: Nhện xám trắng, nhện đen, nhện chân dài..
- Một số loài ong ký sinh trứng rầy.
- Loại chuồn chuồn ăn rầy non và rầy xanh trưởng thành
– Tăng cường sử dụng các chế phẩm sinh học và thảo mộc tự chế như: Nước cây xoan (cây sầu đâu), dầu khoáng nông nghiệp, dung dịch từ ớt và tỏi, gừng, trà hoa cúc, dung dịch từ thuốc lào. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng các chế phẩm từ nấm Beauveria Bassiana để trừ rầy xanh.
– Dùng loại thuốc sâu hóa học đặc trị tác động hẹp, ít độc với thiên địch mà có hiệu quả cao với sâu bệnh, chỉ phun vào nơi có mật độ rầy nhiều gây thiệt hại kinh tế lớn.
– Sử dụng bẫy đèn để thu bắt rầy.
c) Biện pháp hóa học
Chỉ phun thuốc hóa học trị rầy xanh hại chè khi mật độ rầy xanh đã vượt quá ngưỡng 5con/ khay. Nên chọn các loại thuốc trị rầy có tác động hẹp, thời gian cách ly ngắn, ít gây độc hại cho thiên địch hoặc dùng loại thuốc trừ sâu thảo mộc.
Một số loại thuốc trị rầy xanh có thể tham khảo như:
– Abamectin + Alpha-cypermethrin (Shepatin 18EC)/ Abamectin + Chlorfluazuron (Cofitin 18EC, 36EC, 50EC)
Loại thuốc trị rầy xanh này có tác động tiếp xúc, vị độc và nội hấp yếu. thuốc thấm nhanh vào biểu bì nhờ men translamilaza, nên thuốc ít bị ngoại cảnh tác động, hiệu lực của thuốc kéo dài. Sau khi côn trùng tiếp xúc với thuốc, chúng ngừng ăn và chết vì đói.
- Liều lượng: dùng từ 5g-8g/ha pha trong khoảng từ 400-600 lít nước/ha
- Thời gian phun: Phun thuốc vào buổi sáng hoặc vào chiều mát
- Thời điểm; phun thuốc khi rầy xanh còn nhỏ, mới xuất hiện
- Cách ly: Ngừng phun thuốc trước khi thu hoạch 7 ngày.
– Thuốc trị rầy xanh Emamectin benzoate (Dylan 2EC, Proclaim 1.9 EC)
Đây là loại thuốc trị rầy xanh không nội hấp thẩm thấu mạnh vào mô lá, làm tê liệt côn trùng. Tác động trực tiếp đến thần kinh của côn trùng.
- Thời gian phun: Phun vào thời gian buổi sáng hoặc chiều mát
- Liều lượng: Dùng 20-100g/ha. Lượng nước phun 400 lít/ha
- Thời điểm phun: phun thuốc khi sâu hại xuất hiện
- Cách ly: Ngừng phun thuốc trước thu hoạch 3 ngày
4.2 Đối với rầy trắng
- Vệ sinh đồng ruộng sạch sẽ trước và sau khi trồng.
- Cắt tỉa bớt lá gốc và cỏ dại tạo môi trường thông thoáng, hạn chế ẩm ướt để rầy đẻ trứng
- Không nên phun thuốc trị rầy trắng sớm và phun quá nhiều lần để bảo vệ thiên địch trong vườn, trên ruộng lúa.
- Thường xuyên thăm ruộng đồng, nếu phát hiện ruộng có một vài cây bị bệnh ( lá vàng, lá nhỏ, xoăn, chùn đọt, cây thấp) nên mạnh dạn tiêu hủy tránh lây lan sang cây khác)
- Khi cần phun thuốc trị rầy trắng thì nên chọn những loại thuốc có đặc tính nội hấp, ít ảnh hưởng đến thiên địch.
- Một số loại thuốc trị rầy trắng hiệu quả: Wofara 300WG, Thiamax 25WG, Actimax 50WDG, Brightin 4.0EC, Carbosan 25EC hay sử dụng hỗn hợp Thiamax 25WG+Brightin 4.0EC (6G+10ML/ bình 25 lít) để tránh kháng thuốc)
Nên phun thuốc vào sáng sớm côn trùng ít di chuyển để đạt được hiệu quả cao nhất.
Trên đây là bài viết của My Garden về đặc điểm và tác hại của rầy trắng, rầy xanh, cách loại thuốc trị rầy trắng, rầy xanh. Hy vọng bài viết sẽ giúp người nông nâng cao được năng suất trồng trọt, thu được hiệu quả kinh tế cao. Chúc bạn thành công!
MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ
Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.
CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:
-
CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội.
-
CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :