Việt Nam là quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên, thiên nhiên, thuận tiện cho việc phát triển nông nghiệp. Việc tận dụng các lợi thế sẵn có để phát triển kinh tế địa phương cũng như tăng kim ngạch xuất khẩu là xu hướng tất yếu và phù hợp. Trong đó, hình thức kinh doanh trồng rau sạch xuất khẩu đang là xu hướng mới được ứng dụng và phát triển tại nhiều địa phương trên cả nước.
Mục lục
1. Tại sao người dân lựa chọn mô hình trồng rau sạch xuất khẩu?
Nền kinh tế ngày càng phát triển, nhu cầu của con người cũng ngày càng cao hơn nhất là trong thực phẩm ăn uống. Trong khi, sự phát triển của công nghiệp gây ảnh hưởng không hề nhỏ đến chất lượng sản phẩm nông nghiệp bởi tính 2 mặt của nó.
Về lợi ích, giúp cây phát triển nhanh, khỏe mạnh, năng suất tốt. Tuy nhiên, mặt hại lại dẫn đến tình trạng dư thừa hoá chất độc hại trên cây trồng nhất là rau củ, quả gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khoẻ con người.
Do vậy, nhu cầu sử dụng rau của quả sạch của các quốc gia trên thế giới ngày càng tăng cao. Nhất là tại các quốc gia không có khả năng tự sản xuất hay khả năng tự sản xuất thấp, cung không đủ cầu.
Việt Nam sở hữu nhiều lợi thế về nông nghiệp, là một trong những nước có kim ngạch xuất khẩu nông sản hàng đầu thế giới. Việc ứng dụng công nghệ trồng rau sạch xuất khẩu sẽ giúp người dân/ doanh nghiệp nâng cao mức giá trị sản phẩm lên nhiều lần. Từ đó tăng nguồn thu nhập cho cá nhân/ doanh nghiệp. Xuất khẩu rau sạch sẽ là một hướng đi hoàn toàn mới cho nền nông nghiệp Việt Nam.
2. Tiêu chuẩn trồng rau sạch xuất khẩu là gì?
Tiêu chuẩn rau sạch xuất khẩu được đánh giá trên 2 yếu tố là hình thức và chất lượng sản phẩm.
2.1. Xét về hình thức
Về hình thức bên ngoài, rau sạch phải đạt đủ độ xanh mướt, không bị sâu bọ cắn hay rau bị “nhàu/cằn”.
2.2. Xét về chất lượng
Rau sạch xuất khẩu phải có hàm lượng dư thừa hoá chất, Nitrat ở mức cho phép theo quy định. Và thành phần rau không có chứa các nguyên tố kim loại nặng hay các loại sinh vật gây bệnh.
Do vậy, khi trồng rau sạch xuất khẩu người dân/ doanh nghiệp sẽ cần phải thực hiện đầy đủ các quy trình để đáp ứng yêu cầu về rau củ quả xuất khẩu.
Xem thêm: https://mygarden.vn/cac-mo-hinh-trong-rau-sach-lam-giau-hieu-qua/
3. Quy trình trồng rau sạch xuất khẩu
Để triển khai mô hình trồng rau sạch xuất khẩu, bạn sẽ cần thực hiện đầy đủ các bước sau:
3.1. Chọn lựa đất trồng
Khâu đầu tiên trước khi gieo trồng rau sạch xuất khẩu đó chính là việc lựa chọn đất trồng. Các loại rau xuất khẩu – mỗi loại sẽ phù hợp với loại đất trồng khác nhau. Nên bạn sẽ cần nghiên cứu kĩ đất mình dự định canh tác có phù hợp với loại rau định trồng hay không? Hoặc có phương án lựa chọn khu đất canh tác phù hợp.
Bạn nên lựa chọn khu đất trồng nằm ở vị trí thuận tiện cho việc tưới tiêu cũng như giao thông để dễ dàng cho quá trình thu hoạch rau.
Đất trước khi trồng rau sạch xuất khẩu phải được cày sâu, phá vỡ các tầng đất để tạo độ dày cho rễ cây/ các loại củ sinh sôi, phát triển. Đất phải được phơi ải để tiêu diệt sâu bệnh, cỏ và giúp đất có độ tơi, xốp cần thiết.
Sau khi đất đã được làm sạch cỏ và phơi ải thì cần tiến hành lên liếp thành các hàng và lối đi lại/ thoát nước cho luống rau/ củ.
Cuối cùng, trong khâu chuẩn bị đất trồng rau sạch xuất khẩu đó chính là phủ màng nông nghiệp. Chất liệu của loại màng này là nhựa dẻo mỏng có tác dụng phòng chống sâu bệnh, côn trùng gây hại, hạn chế việc cỏ mọc. Đồng thời, giữ ẩm/ cấu trúc đất hoàn hảo, điều hoà nhiệt độ, giảm độ phèn/ mặn của đất. Từ đó, nâng cao hiệu quả trồng rau sạch xuất khẩu.
Ngoài ra, bạn có thể đưa khu đất thành mô hình gieo trồng rau thuỷ canh trong nhà kính việc này sẽ giảm thiểu được khá nhiều giai đoạn trong khâu chăm sóc về sau.
3.2. Tiến hành gieo hạt/ cây giống rau củ quả xuất khẩu
Rau của quả trong nông nghiệp được chia thành 2 loại. Đó là rắc hạt trực tiếp và gieo hạt – trồng cây.
Ví dụ về rắc hạt trực tiếp: rau cải, rau muống…; gieo hạt – trồng cây: rau bắp cải, súp lơ…
Nên tùy thuộc vào loại rau trồng mà bạn lựa chọn hình thức gieo/ trồng rau sạch xuất khẩu sao cho phù hợp.
3.3. Chăm sóc
Sau khi gieo trồng, đến giai đoạn cây phát triển ở một chiều cao nhất định, bạn sẽ cần tiến hành xới đất và vun đất vào gốc cây để diệt cỏ, giữ ẩm và cải thiện hàm lượng không khí cho đất, đồng thời, tăng độ bám đứng cho cây.
Tiếp theo sẽ là giai đoạn bón phân. Liều lượng phân phải tuân thủ quy định riêng với từng loại rau. Và đặc biệt, bạn phải kết thúc việc bón phân trước ít nhất 15 – 20 ngày so với ngày dự kiến thu hoạch và xuất khẩu rau.
Bạn nên thực hiện bón phân theo hình thức vào khu vực rãnh 2 bên của luống rau. Trường hợp, bạn muốn rải lên mặt luống rau thì cần phải chọn loại phân dễ tiêu và hiệu quả trong thời gian ngắn.
Ngoài ra, bạn cần lưu ý lựa chọn nguồn nước tưới rau sạch, không nhiễm các hóa chất độc hại trong nguồn nước và sử dụng phương pháp tưới phun.
Nếu sử dụng phân hữu cơ thì nên ủ hoai mục và xử lý diệt trừ các vi khuẩn, mầm bệnh chứa trong phân.
3.4. Lưu ý khác
Bạn nên tiến hành luân canh và xen canh cây trồng trên đất để cân bằng và nâng cao hàm lượng dinh dưỡng cho đất, gia tăng hiệu quả nông nghiệp.
Nên sử dụng các loại giống rau có khả năng kháng bệnh cao.
Hạn chế tối đa việc sử dụng thuốc trừ sâu hoá học nên phối hợp cùng phương pháp sinh học khác để đảm bảo độ an toàn và sạch cho rau xuất khẩu thành phẩm.
4. Quy trình thu hoạch rau sạch xuất khẩu
Thời điểm thu hoạch rau sạch cần phải đảm bảo hết giai đoạn cách ly các loại hóa chất độc hại từ phân bón, thuốc trừ sâu… Bạn nên căn chỉnh thời điểm vào sáng sớm hoặc buổi chiều tối để tăng thời gian bảo quản và đảm bảo tối đa chất lượng rau.
Rau sạch khi thu hoạch nên loại bỏ hết các lá già, dập, nát và phân loại theo nhóm chất lượng thành phẩm khác nhau. Việc này sẽ giúp bạn tối ưu được giá bán cho bên thu mua rau sạch xuất khẩu.
Sau đó, rau phải qua quy trình xử lý bằng nước sạch và dung dịch Ozone. Cuối cùng là để rau khô ráo trước khi vận chuyển.
5. Quy trình vận chuyển và bảo quản trước khi xuất khẩu rau sạch
Phương tiện lựa chọn để vận chuyển rau sạch xuất khẩu phải là xe chuyên dụng, chuyên dùng để chở rau sạch. Đồng thời, trước khi vận chuyển phải tiến hành vệ sinh sạch sẽ theo đúng quy định.
Các khay chứa rau sạch xuất khẩu khi xếp chồng lên nhau phải đảm bảo giữ khoảng cách tiêu chuẩn. Giảm thiểu tối đa tình trạng rau bị dập nát, hư hại trong quá trình vận chuyển. Bạn tuyệt đối không vận chuyển chung với các sản phẩm khác có nguy cơ gây ô nhiễm cho rau thành phẩm. Việc này sẽ gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng rau, gây thiệt hại lớn về kinh tế cho cá nhân/ doanh nghiệp.
Bao bì và thùng chứa rau sạch xuất khẩu phải có tem dán truy xuất nguồn gốc rõ ràng và đạt chuẩn quy định. Thông qua đó người tiêu dùng cũng dễ dàng truy xuất nguồn gốc sản phẩm và yên tâm hơn khi sử dụng rau sạch.
Rau sạch xuất khẩu phải được bảo quản trong điều kiện phòng thoáng mát, tránh tiếp xúc với ánh nắng và xếp gọn gàng tại kho chứa tiêu chuẩn.
Trên đây là tổng hợp những thông tin liên quan đến hình thức trồng rau sạch xuất khẩu. Hãy triển khai và áp dụng mô hình đúng cách để triển khai thành công mô hình trồng rau sạch xuất khẩu, nâng cao giá trị kinh tế cho bản thân và doanh nghiệp. MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí. CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN: CS1: Số 113, Khương Đình, P. Hạ Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội. CS2: Số 1, Trần Nguyên Đán, Khu đô thị Định Công, P. Định Công, Q. Hoàng Mai, TP. Hà Nội.
Có thế bạn quan tâm :