Hiển thị 1–24 của 159 kết quả

30.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
40.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
35.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
30.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
25.000
Tặng: 01 gói Hạt giống rau muống F1 (có giá 15.000đ)
15.000
Tặng: 01 viên Viên nén ươm cây con (có giá 1.500đ)
40.000
Tặng: 01 lọ Thuốc kích rễ N3M 20 ml (có giá 15.000đ)
35.000
Tặng: 01 gói Hạt giống rau muống F1 (có giá 15.000đ)
55.000
Tặng: 01 gói Trừ sâu Reasgant 3.6EC (có giá 35.000đ)
55.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
50.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
50.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
35.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
45.000
Tặng: 01 gói Trị nấm bệnh Anvil 5SC (có giá 20.000đ)
20.000
Tặng: 01 viên Viên nén ươm cây con (có giá 1.500đ)

Từ xưa, ông cha ta đã có câu: “Nhất nước, Nhì phân, Tam cần, Tứ giống”. Câu nói cho thấy, người nông dân đã nhận thức được từ rất lâu rằng phân bón là một yếu tố quan trọng đối với quá trình sinh trưởng, phát triển và tăng năng suất cây trồng. Vậy phân bón là gì? Có những loại phân bón nào đang được ưa chuộng? Cách dùng các loại phân bón đó ra sao? Tất cả sẽ có trong bài viết dưới đây.

Phân bón
Phân bón

1. Phân bón là gì?

Phân bón là những hợp chất được sử dụng để bón vào trong đất trồng, giúp đất trồng màu mỡ, dinh dưỡng hơn. Trong phân bón có chứa nhiều dinh dưỡng rất cần thiết cho quá trình sinh trưởng và phát triển và tăng năng suất của cây trồng.

Phân bón được sản xuất theo 4 quy cách đó là dạng bột, dạng mùn, dạng viên và dạng nước. Tùy theo từng loại cây và từng phương pháp bón thì sẽ chọn dạng phân bón phù hợp.

Hiện nay trên thì trường có hàng trăm loại phân bón với nhãn hiệu, công dụng, thành phần khác nhau. Vì vậy để có thể sử dụng phân bón đúng với nhu cầu cây trồng thì người dùng phải nắm rõ các thông tin cơ bản về các loại phân bón.

Phân bón được chia làm 2 loại chính, đó là phân bón hữu cơ và phân bón hóa học (phân bón vô cơ). Hãy cùng MY GARDEN đi vào chi tiết của từng loại phân bón này.

Phân bón là gì?
Phân bón là gì?

2. Phân bón hữu cơ

2.1. Khái quát về phân bón hữu cơ

2.1.1. Phân hữu cơ là gì?

Phân bón hữu cơ là loại phân bón có chứa các chất dinh dưỡng đa, trung và vi lượng có nguồn gốc từ các chất hữu cơ, vi sinh vật, động vật, thực vật,…

2.1.2. Phân hữu cơ có mấy loại?

Trong phân bón hữu cơ có 2 loại chính đó là phân bón hữu cơ truyền thống và phân bón hữu cơ công nghiệp.

Phân bón hữu cơ truyền thống được sản xuất bằng phương pháp ủ truyền thống các loại phân của gia súc, gia cầm, phân xanh, các loại phụ phẩm trong sản xuất nông nghiệp, chế biến nông – lâm – thủy sản. Loại phân này cần thời gian sử lý dài, hàm lượng chất dinh dưỡng không cao nên càng ngày càng ít được sử dụng.

Loại phân hữu cơ thứ 2 là phân hữu cơ công nghiệp. Loại phân bón này được sản xuất từ những chất hữu cơ khác nhau, dưới quy trình sản xuất công nghiệp, máy móc hiện đại. Thời gian xử lý nhanh, khối lượng sản xuất hơn và có hàm lượng chất dinh dưỡng cao hơn phân bón hữu cơ truyền thống. Vì thế nên phân hữu cơ công nghiệp ngày càng được ưa chuộng.

Phân hữu cơ công nghiệp chia làm 3 dòng chính. Trong đó gồm có: phân bón hữu cơ khoáng, phân bón hữu cơ vi sinh và phân bón hữu cơ sinh học.

Phân bón hữu cơ
Phân bón hữu cơ

2.2. Ưu điểm của phân bón hữu cơ

2.2.1. Góp phần làm giàu cho đất trồng

Đất trồng khi được xử dụng qua nhiều mùa vụ sẽ bị tác động của quá trình rửa trôi, xói mòn,… khiến cho lớp dinh dưỡng của đất bị mất đi rất nhiều. Từ đó xuất hiện tình trạng đất bạc màu, không thể nuôi dưỡng cây trồng hoặc khiến cây trồng kém phát triển.

Phân bón hữu cơ cung cấp các chất dinh dưỡng khoáng đa, trung và vi lượng giúp tăng độ phì nhiêu cho đất trồng. Đồng thời, nó hoạt động phân giải đất tạo ra chất mùn, sự kết dính của kết cấu đấu giúp đất trồng trở nên tơi xốp hơn nhiều lần. Các vi sinh vật có lợi cho cây trồng sẽ có điều kiện để phát triển mạnh mẽ hơn.

2.2.2. Giúp cây trồng phát triển khỏe mạnh

Phân bón hữu cơ cung cấp các khoáng chât thiết yếu và các vi sinh vật có lợi cho cây trồng thông qua bộ rễ. Khi bón phân hữu cơ vào đất, nó sẽ hoạt động để phân hủy các chất thành axit hữu ích cho cây trồng như: humix, fuluc, amino. Từ đó, rễ cây sẽ hấp thụ được nhiều chất dinh dưỡng hơn, giúp cây lớn nhanh hơn.

Ngoài ra phân bón hữu cơ còn giúp ngăn chặn những nầm bệnh nguy hiểm và giúp cây trồng tăng sức đề kháng với các vi khuẩn gây bệnh. Cây trồng được tạo môi trường thuận lợi cho việc sinh trưởng và phát triển.

Cây trồng đủ phân
Cây trồng đủ phân

2.2.3. Giúp tạo ra nông sản an toàn, chất lượng và năng suất cao

Phân bón hữu cơ rất an toàn đối với môi trường và sức khỏe của con người. Vì thế nó góp phần tạo nên nông sản sạch cho người tiêu dùng.

Nó có tác dụng cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng hạn chế sâu bệnh nên nông sản cũng xanh tươi và có chất lượng tốt hơn nhiều. Bên cạnh đó, năng suất nông sản cũng sẽ tăng lên rõ rệt. Có được những mùa vụ bội thu là niềm vui lớn nhất đối với người trồng cây.

Để hiểu rõ thêm về ưu nhược điểm của từng dòng phân hữu cơ thì mời bạn theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

2.2.4. Bảo vệ môi trường, tiết kiệm nguồn nước

Phân hữu cơ không chứa các chất độc hại và có thể phân hủy hoàn toàn trong đất ở nhiệt độ bình thường. Vì thế phân hữu cơ hoàn toàn thân thiện với môi trường xung quanh.

Phân hữu cơ còn có công dụng là lọc các chất độc hại trong đất và từ từ làm mất độc tích của chúng, góp phần cải tạo đất và bảo vệ môi trường.

Ngoài ra, phân hữu cơ có tác dụng thay đổi kết cấu đất, giúp đất giữ ẩm tốt hơn nên chúng ta không cần tưới nước quá nhiều cho cây trồng.

2.2.5. Hạn chế sự sói mòn và rửa trôi đất

Các chất hữu cơ có chứa trong phân bón sẽ kết hợp với các chất khoáng tạo ra một lớp bảo vệ đất được gọi là các phức hệ hữu cơ-khoáng. Nó giúp chống lại hiện tượng xói mòn, rửa trôi khiến đất bạc màu.

2.3. Phân bón hữu cơ khoáng

2.3.1. Phân bón hữu cơ khoáng là gì?

Phân bón hữu cơ khoáng là dòng phân bón hữu cơ được trộn thêm các nguyên tố khoáng vô cơ gồm có Nito(N), Phốt Pho(P), Kali(K). Trong đó, có chứa >15% chất hữu cơ và 8-18% các chất vô cơ.
2.3.2. Ưu điểm của phân bón hữu cơ khoáng

  • Dòng phân này có hàm lượng dinh dưỡng khoáng cao. Nó có thể cung cấp hàm cho đất trồng đủ hàm lượng dinh dưỡng để nuôi sống và tăng năng suất của cây trồng.
  • Phân bón hữu cơ khoáng góp phần cải tạo độ phì nhiêu của đất. Nó giúp tạo ra chất mùn và thay đổi kết cấu đất trở nên tơi xốp hơn, tạo ra hỗn hợp đất trồng phù hợp và có lợi nhất đối với cây trồng.

2.3.3. Nhược điểm của phân bón hữu cơ khoáng

Nếu sử dụng nhiều phân hữu cơ khoáng lâu ngày sẽ khiến đất có hiện tượng thoái hóa, chai cứng, không có lợi cho cây trồng. Bên cạnh đó, hệ sinh vật đất cũng dễ bị mất cân bằng.

2.4. Phân bón hữu cơ vi sinh

2.4.1. Phân bón hữu cơ vi sinh là gì?

Dòng sản phẩm này sản xuất bằng cách lên men một số nguyên liệu hữu cơ cùng với một hoặc nhiều chủng vi sinh vật có lợi chứa các bào tử sống. Trong loại phân này có chứa >15% hàm lượng các chất hữu cơ.

2.4.2. Ưu điểm của phân bón hữu cơ vi sinh

  • Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng cho cây trồng trong suốt quá trình sinh trưởng và phát triển. Hỗ trợ tăng độ phì nhiêu cho đất trồng, cải tạo đất phai màu, thoái hóa.
  • Cung cấp hàm lượng lớn vi sinh vật chuyển hóa các chất dinh dưỡng khó hấp thụ giúp cây trồng lấy được nhiều chất dinh dưỡng hơn.
  • Góp phần nâng cao sức đề kháng của cây trồng và phòng bệnh cho cây trồng bằng cách cung cấp các vi sinh vật đối kháng với vi khuẩn gây bệnh.
  • Phân bón hữu cơ vi sinh rất an toàn với môi trường, với đất trồng và sức khỏe con người. Tạo ra những sản phẩm nông nghiệp sạch sẽ, chất lượng.

2.4.2. Nhược điểm của phân bón hữu cơ vi sinh

Hàm lượng chất hữu cơ không cao bằng phân bón hữu cơ sinh học nên giá trị dinh dưỡng cũng thấp hơn.

Phân bón hữu cơ vi sinh
Phân bón hữu cơ vi sinh

2.5. Phân bón hữu cơ sinh học

2.5.1. Phân bón hữu cơ sinh học là gì?

Phân bón hữu cơ sinh học được sản xuất bằng cách pha trộn các chất hữu cơ và một số vi sinh vật có lợi rồi xử lý bằng cách lên men. Những vi sinh vật này góp phần cân bằng hàm lượng chất dinh dưỡng có trong phân. Trong loại phân này có chứa 22% hàm lượng chất hữu cơ, cao hơn so với phân bón hữu cơ vi sinh.

2.5.2. Ưu điểm của phân bón hữu cơ sinh học

  • Có thể dùng trong bất cứ thời kỳ sinh trưởng nào của cây trồng.
  • Có hàm lượng chất hữu cơ cao, giàu giá trị sdinh dưỡng, góp phần giúp cây trồng phát triển nhanh, tăng cao năng suất.
  • Giúp cải tạo đất một cách toàn diện.
  • Giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, giảm bớt sự phát triển của các nầm bệnh trong đất.
  • Giúp cây trồng hấp thụ nhiều chất dinh dưỡng hơn vì có các vi sinh vật có lợi, có thể chuyển hóa các chất khó hấp thụ.

2.6.2. Nhược điểm của phân bón hữu cơ sinh học

Giá thành của phân bón hữu cơ sinh học cao hơn so với hai loại phân hữu cơ còn lại.

Phân bón hữu cơ sinh học
Phân bón hữu cơ sinh học

3. Phân bón hóa học

3.1. Phân bón hóa học là gì?

Phân bón hóa học là loại phân có nguồn gốc từ hóa chất hoặc từ các chất khoáng, chất vô cơ tự nhiên. Trong phân hóa học có nhiều nguyên tố dinh dưỡng cần thiết cho đất trồng như: N, P, K, Ca, Mg, Cu, Zn,…

Phân hóa học có thể chia làm 3 loại là phân đơn, phân phức và phân hỗn hợp.

3.2. Ưu điểm của phân bón hóa học

3.2.1. Tăng giá trị dinh dưỡng cho đất

Phân hóa học có chứa nhiều dưỡng chất, góp phần giúp đất trồng giàu dinh dưỡng hơn, có thể nuôi cây trồng tốt hơn.

3.2.2. Giúp cây trồng khỏe mạnh, nâng cao năng suất

Phân bón hóa học giúp cây trồng phát triển một cách ổn định và năng suất được tăng lên đáng kể.

Loại phân này giúp cây trồng khỏe mạnh hơn, đề kháng tốt hơn với những loại vi khuẩn, nấm bệnh tồn tại trong đất trồng.

Ngoài ra, loại phân bón này còn kích tích rễ của cây trồng phát triển mạnh hơn. Rễ vốn là bộ phận sinh dưỡng quan trọng đối với cây trồng. Vì thế khi rễ phát triển mạnh thì cây trồng cũng lớn nhanh, bạn cũng sẽ thu được một vụ mùa bội thu.

Phân bón hóa học
Phân bón hóa học

3.3. Nhược điểm của phân bón hóa học

3.3.1. Gây bạc màu đất

Nhiều loại phân bón hóa học không có đủ các chất vi lượng mà cây trồng cần nên có bón cũng như không, nó không giúp đất trồng trở nên màu mỡ hơn. Ngoài ra nếu sử dụng quá nhiều phân bón hóa học thì sẽ khiến đất bị chai cứng, bị chua và có thể nhiễm một số kim loại nặng gây hại lớn đến sức khỏe của con người.

Trong phân hóa học còn có chứa các chất có gốc muối Clo, Sufat, Nitrat,… Những gốc này khi bón vào đất sẽ dễ gây phản ứng với các ion tự do trong đất và tạo thành axit làm đất bị chua.

3.3.2. Phân hóa học dễ bị rửa trôi, gây ô nhiễm đất và nước

Phân hóa học dễ bị rửa trôi hơn phân hữu cơ. Vì thế người trồng cây phải để ý thời tiết trước khi bón phân. Nguy hiểm hơn là khi phân hóa học bị rửa trôi ngấm xuống nguồn nước sử dụng sinh hoạt sẽ gây nguy hiểm lớn đến sức khỏe.

3.3.3. Phân hóa học gây ô nhiễm không khí

Nếu bạn bón nhiều phân hóa học, nhất là loại phân chứa nhiều Nito thì sẽ dễ gây ô nhiễm không khí nơi bạn sống. Vì Nito dễ bốc hơi trong không khí.

Xem thêm: Thi công hệ thống tưới

4. Các phương pháp bón phân

Có 2 phương pháp bón phân cho cây trồng, đó là bón lót và bón thúc.

4.1. Bón lót

Đối với loại cây trồng hàng năm, bón lót là bón phân cho đất trước khi thực hiện gieo trồng. Đối với loại cây lâu năm, bón lót là bón phân vào trước khi trồng và sau khi thu hoạch để phục hồi đất và cây trồng.

Mục đích của bón lót là cung cấp chất dinh dưỡng cho cây trồng non, để rễ có thể thuận lợi phát triển giúp cây trồng khỏe mạnh và nhanh lớn. Loại phân được sử dụng chủ yếu trong bón lót là các loại phân có dạng mùn để cây trồng con dễ hấp thụ chất dinh dưỡng.

Khi bón lót bạn nên chọn phân hữu cơ vì nó có hàm lượng chất hữu cơ cao, nhiều dinh dưỡng và giúp đất trồng tơi xốp, có lợi cho sự phát triển của cây con. Bên cạnh đó bạn cũng có thể sử dụng phân hóa học có hàm lượng đạm thấp  và hàm lượng lân cao. Ví dụ như: trùn quế sfarm 2kg, phân bò, phân quế lâm, sông gianh, phân gà hữu cơ…

Bón lót cho cây
Bón lót cho cây

4.2. Bón thúc

Bón thúc là bón phân trong thời kỳ cây sinh trưởng với mục đích bổ sung các chất dinh dưỡng để cây trồng có đủ điều kiện phát triển mạnh mẽ nhất, cho năng suất cao nhất.

Khi thực hiện bón thúc bạn có thể dùng phân bón ở tất cả các dạng phân mùn, phân bột, phân viên và phân nước. Bạn nên chọn những loại phân dễ hòa tan giúp cây trồng hấp thu được nhiều nhất.

Các cách thức bón thúc là bón theo hàng, theo hốc, rải phân đều trên mặt đất hoặc hòa tan phân phun lên thân và lá cây.

5. Các lưu ý khi bón phân

Phân bón rất quan trọng trong quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng. Vì thế bạn nên lưu ý những điều sau trong khi bón phân để phân có thể phát huy hết hiệu quả của nó.

5.1. Bón đúng loại phân

Từng loại cây trồng, từng giai đoạn sinh trưởng sẽ có nhu cầu dinh dưỡng khác nhau. Vì thế để bón phân tránh lãng phí và không phù hợp với nhu cầu của cây trồng thì bạn nên tìm hiểu về cây trồng của mình trước. Có những loại cây khi bón lót cần nhiều đạm nhưng có những loại lại cần nhiều Kali.

5.2. Bón phân đúng lúc

Quá trình sinh trưởng của cây trồng gồm nhiều giai đoạn. Vì thế khi bón phân bạn cũng phải chia thành nhiều đợt. Những lúc cây trồng cần bón phân nhất là khi cây non cần tăng cường dinh dưỡng và sức đề kháng. Khi cây ra hoa, ra quả cần bón phân để cây trồng không bị rụng hoa, quả không bị teo. Và khi đã thu hoạch xong cần bón phân để cải tạo đất.

5.3. Bón phân đúng liều lượng

Nếu bạn bón ít phân quá thì cây trồng sẽ không đủ chất dinh dưỡng để phát triển. Những nếu bọn nhiều quá trong một lần cây sẽ bị sốc phân bón, khó hấp thụ chất dinh dưỡng, rất lãng phí phân bón.

Bón phân đúng liều lượng
Bón phân đúng liều lượng

5.4. Bón phân đúng cách

Khi bón phân bằng các phương pháp như bón lót và bón thúc thì bạn cần để ý kỹ thuật bón. Ví dụ khi bón lót thì bạn cần vùi sâu phân vào đất và tưới lượng nước đủ để phân được hòa tan, giúp cây trồng dễ hấp thụ.

5.5. Hạn chế trường hợp phân bị thất thoát

Khi bón phân, sẽ có nhiều nguyên nhân khiến lượng phân bón bị thất thoát. Cây trồng không thể hấp thụ đầy đủ lượng phân bạn cung cấp, gây ra nhiều tổn thất. Để tránh trường hợp này, bạn cần hiểu nguyên nhân.

  • Phân bón bị rửa trôi

Phân bón bị rửa trôi có thể là do mưa lớn, địa hình dốc và kết cấu đất không giữ phân. Vì thế để hạn chế phân bị rửa trôi thì bạn nên quan tâm đến thời tiết để bón phân vào ngày nắng ráo, ít có khả năng mưa.

  • Phân bón bị bốc hơi

Phân bón được hòa tan, dạng nước phun lên thân và lá cây dễ bị bốc hơi khi gặp trời nắng gắt hoặc và vì xảy ra các phản ứng hóa học. Vì thế bạn cũng không nên bón phân vào ngày có nhiệt độ quá cao. Nên bón vào sáng sớm hoặc chiều tối.

  • Phân bón bị giữ chặt

Lí do chủ yếu của việc phân bón bị giữ chặt, cây trồng không thể hấp thụ là do kết cấu đất trồng. Để hạn chế trường hợp này bạn có thể bón nhiều loại phân hữu cơ giúp thay đổi kết cấu đất.

6. Hậu quả của việc bón phân không đúng liều lượng

Nếu bón phân đúng cách, đúng lượng cần thiết thì cây trồng có thể phát triển vượt trội, hạn chế sâu bệnh hại, nâng cao năng suất, đảm bảo chất lượng của nông sản đồng đều. Còn nếu bón phân ít hoặc nhiều hơn lượng cần thiết thì sẽ có những ảnh hưởng xấu đến cây trồng.

6.1. Bón phân quá ít

Nếu bón phân ít hơn lượng phân mà cây trồng cần thì cây trồng sẽ bị còi cọc, khả năng quang hợp, trao đổi chất yếu, năng suất giảm rõ rệt. Cây sẽ có một số biểu hiện như lá cây quăn queo, vàng úa, bộ rễ còi cọc, không bình thường, không thể hấp thụ chất dinh dưỡng dẫn đến cây trồng không lớn, không phân nhánh và có thể chết.

Để tránh những tác hại này, bạn nên tuân thỉ liều lượng dùng được hướng dẫn trên bao bì phân bón, không nên vì tiết kiệm mà giảm bớt lượng phân, sẽ gây ra những thiệt hại lớn. Và bạn cũng nên tìm hiểu cây trồng kỹ lưỡng để cung cấp lượng phân hợp lý nhất.

Hoa hồng thiếu phân
Hoa hồng thiếu phân

6.2. Bón phân quá nhiều

Nếu bón phân quá nhiều, cây trồng sẽ dễ bị ngộ độc phân bón. Cây trồng không hấp thu được nước và chất dinh dưỡng nên không phát triển được, sức đề kháng yếu nên dễ bị nhiễm sâu bệnh. Cây trồng cũng có thể dễ bị gãy đổ do rễ teo và yếu. Nguy hiểm hơn là các loại đạm vô cơ tích tụ nhiều trong cây trồng sẽ tạo thành chất độc, gây nguy hại đến sức khỏe của người sử dụng nông sản.

Vì thế nếu nhận thấy bón quá nhiều phân thì đầu tiên là bạn phải ngưng bón phân ngay lập tức. Sau đó tiến hành tưới nước rửa bớt số phân được bón. Tiếp theo bạn có thể dùng B12 để tưới giải độc cho cây trồng.

7. Ảnh hưởng của phân bón đến môi trường

Phân bón có vai trò quan trọng đôi với việc duy trì và cải tạo độ phì nhiều của đất và cung cấp dinh dưỡng cho quá trình sinh trưởng của cây trồng. Tuy nhiên nếu lạm dụng quá nhiều phân bón thì không chỉ ảnh hưởng đến năng suất cây trồng mà còn ảnh hưởng nhiều đến môi trường xung quanh.

7.1. Lạm dụng phân vô cơ làm đất bạc màu

Các nguyên tố dinh dưỡng trong phân vô cơ rất tốt cho đất và cây trồng. Tuy nhiên nếu sử dụng quá nhiều phân bón vô cơ thì sẽ gây ra hiện tượng đất bị chai cứng, thay đổi kết cấu khiến rễ của cây trồng không thể phát triển, cây trồng không lấy được chất dinh dưỡng cần thiết để sinh trưởng. Ngoài ra, đất còn bị bạc màu, thoát hóa và bị nhiễm phèn nặng. Sẽ mất nhiều thời gian, công sức và tiền bạc để xử lý những tác hại này.

7.2. Lạm dụng phân gây ô nhiễm đất và nguồn nước

Sử dụng dư thừa quá nhiều lượng phân sẽ khiến cây trồng không hấp thụ hết, lượng phân dư thừa tích tụ nhiều trong đất tạo ra chất độc làm ô nhiễm môi trường đất. Khi xảy ra mưa lớn, lượng phân đó sẽ theo nước mưa ngấm vào nguồn nước lớn, gây ô nhiễm nước.

7.3. Lạm dụng phân gây ô nhiễm không khí

Một phần phân bón dư thừa, nhất là các loại phân dạng nước bị bốc hơi vào không khí sẽ gây ô nhiễm. Điều này rất nguy hại đối với sức khỏe con người và cả các động thực vật xung quanh.

7.4. Lạm dụng phân bón gây ngộ độc thực phẩm

Lượng phân bón dư thừa nhiều tích tục vào cây trồng, nhất là các loại phân vô cơ sẽ ảnh hưởng đến chất lượng nông sản và sức khỏe của người tiêu dùng. Sử dụng nhiều nông sản có độc tố là nguyên nhân gây ra những bệnh nguy hiểm như ung thư.

Phong Lan bị ngộ độc phân bón
Phong Lan bị ngộ độc phân bón

8. Mua phân bón chất lượng tại Hà Nội

Tất cả người làm nông vẫn luôn trăn trở trong việc lựa chọn đơn vị để mua bón có chất lượng tốt cho vườn cây của mình. Với mục tiêu đáp ứng được hầu hết nhu cầu của khách hàng và tiêu chí trở thành một trong những đơn vị chuyên cung cấp phân bón chất lượng nhất tại Việt Nam, MY GARDEN đã và đang nâng cao chất lượng phân bón, không ngừng cố gắng mang đến cho khách hàng những sản phẩm có chất lượng tốt nhất, phù hợp nhất và có gái cả cạnh tranh nhất. Để khách hàng có thể yên tâm hơn với lựa chọn của mình, MY GARDEN cam kết:

  • Mang tới cho những người làm nông sản phẩm phân bón chất lượng cao, chính hãng.
  • Mang đến giá bán cạnh tranh nhất trên thị trường hiện nay.
  • Đội ngũ chuyên viên tư vấn lành nghề, giàu kinh nghiệm sẽ mang đến cho khách hàng những giải pháp hiệu quả nhất.
  • Hỗ trợ vận chuyển linh hoạt, nhanh chóng, đa dạng hình thức giúp khách hàng tiết kiệm chi phí.

Công ty TNHH My Garden hứa hẹn sẽ mang đến cho khách hàng mua phân bón những sản phẩm bón chất lượng tốt nhất, giúp khách hàng, người làm nông không còn những nỗi trăn trở. Với nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực cung cấp phân bón chúng tôi tự hào đã và đang nhận được nhiều sự tin tưởng và hài lòng từ khách hàng. Cảm ơn khách hàng đã luôn đồng hành và tin tưởng chúng tôi.

Quý khách hàng nếu đang có nhu cầu mua phân bón hãy liên hệ trực tiếp với chúng tôi theo địa chỉ dưới đây:

Công ty TNHH My Garden 

Địa chỉ công ty: Số 615 Vũ Tông Phan, P. Khương Đình, Q. Thanh Xuân, TP. Hà Nội 

Số điện thoại: 0243 999 8190 

Hotline & Zalo: 0916 818 526 

Facebook: mygardenvietnam 

Email: mygardenvietnam@gmail.com


MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :