Thuỷ canh tĩnh và động là gì? Giới thiệu kỹ thuật trồng thủy canh

Thủy canh tĩnh và động được xem là 2 phương pháp thủy canh đang được sử dụng nhiều nhất hiện nay. Mỗi một phương pháp sẽ mang đến những ưu nhược điểm khác nhau và có kỹ thuật trồng khác nhau. Chính vì thế hãy cùng chúng tôi tìm hiểu ngay về 2 phương pháp này. 

1. Thủy canh là gì?

Phương pháp trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau ở trong môi trường nước và hoàn toàn không sử dụng đất. Phương pháp này sẽ giúp cho những gia đình không có đất trồng vẫn có nguồn rau sạch để sử dụng. Cây rau này sẽ sử dụng chất dinh dưỡng từ nguồn nước được pha thêm để có thể sinh trưởng và phát triển tốt. 

Trồng rau thủy canh là phương pháp trồng rau ở trong môi trường nước và hoàn toàn không sử dụng đất.

Dinh dưỡng của thủy canh bao giờ cũng sẽ được chuẩn hóa theo đúng tiêu chuẩn quốc tế. Vì vậy nên nó hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe của người tiêu dùng. Đây cũng là phương pháp mà dân thành phố sử dụng nhiều. Nó còn được coi là một thú vui tao nhã nữa đó. 

2. Thuỷ canh tĩnh và động là gì?

Dưới đây sẽ là những chia sẻ của chúng tôi về hệ thống thủy canh tĩnh và thủy canh động để các bạn cùng tham khảo:

2.1. Hệ thống thủy canh động

Với hệ thống thủy canh này thì dung dịch sẽ có sự chuyển động trong suốt quá trình trồng cây. Mức chi phí của hệ thống thủy canh này cao hơn nhưng rễ cây lại không bị thiếu Oxy. Nó sẽ hoạt động trên nguyên lý thủy chiều, sục khí cùng với việc tưới nhỏ giọt. Hiện nay hệ thống này đang được chia ra làm hai loại:

Thủy canh tĩnh và động
Hệ thống thủy canh động chia làm 2 loại

+  Hệ  thống  thủy  canh  mở:  Với hệ thống thủy canh này thì dung dịch dinh dưỡng phải sẽ có sự tuần hoàn trở lại gây nên hiện tượng lãng phí dung dịch.

+ Hệ thống thủy canh kín: Hệ thống thủy canh này dung dịch dinh dưỡng sẽ có sự tuần hoàn trở lại nhờ hệ thống bơm hút dinh dưỡng từ bể chứa.

2.2. Hệ thống thủy canh tĩnh

Dinh dưỡng không chuyển hóa với hệ thống thủy canh tĩnh

Với hệ thống thủy canh tĩnh thì dung dịch dinh dưỡng sẽ không được chuyển hóa trong quá trình trồng cây. Lúc này rễ cây sẽ được nhúng một phần hoặc là đúng toàn bộ chất dinh dưỡng. Phương pháp này có ưu điểm đó chính là mức chi phí thấp vì không cần phải đầu tư hệ thống chuyển động dung dịch. Tuy nhiên một điểm hạn chế của nó là thường gây nên hiện tượng thiếu Oxy và giảm độ PH gây nên ngộ độc cho cây.

3. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh

Dưới đây là những kỹ thuật cơ bản để trồng rau thủy canh tĩnh và động để các bạn cùng tham khảo:

3.1. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh động

3.1.1. Chuẩn bị cây con

Đầu tiên bạn cần phải tiến hành việc gieo cây con trên giá thể. Sau khi con cao được khoảng từ 3 cho đến 5 cm thì lúc này bạn cần phải tiến hành việc chuyển nó vào trong rọ nhựa. 

Cây con sau khi đã được chuyển vào bên trong rọ nhựa thì nó sẽ được chuyển tiếp vào khay xốp có dung dịch dinh dưỡng. Cần phải để điều kiện mát mẻ từ 1 đến 2 ngày tùy thuộc vào từng loại rau khác nhau. Chuyển những chậu cây này đến vị trí có nắng chiếu trực tiếp và chăm sóc trong vòng khoảng 1 tuần cho đến 10 ngày. 

3.1.2. Chuyển cây lên giàn

Đưa cây con lên giàn

Bạn hãy lựa chọn những cây khỏe mạnh với độ dài rễ từ 3 cho đến 5 cm và hoàn toàn không có dấu hiệu của bệnh tật để chuyển lên giàn thủy canh. Chú ý trong quá trình chuyển không được để cho cây bị gãy, bị dập lá hoặc là bị đứt rễ. 

3.1.3. Bổ sung dinh dưỡng cho hệ thống

Đầu tiên bạn cần phải pha dung dịch dinh dưỡng theo đúng như tỉ lệ: Hòa tan dinh dưỡng Kristalon hoặc Scarlet cùng với Canxi Nitrat trong 2 thùng riêng. Tiếp theo đó cho phần dinh dưỡng này vào bồn thu hồi theo tỉ lệ 1:1. Bơm chất dinh dưỡng nên bồn thu hồi. 

  • Lần đầu tiên: Bạn cần phải pha chất dinh dưỡng đảm bảo RC từ 1 cho đến 1,2 với độ PH là từ 6 – 6,5. 
  • Lần thứ hai: Lần thứ hai bạn cần bổ sung sau lần đầu tiên khoảng 7 ngày. Lúc này bạn hãy pha độ dinh dưỡng để đảm bảo EC khoảng từ 1,1 cho đến 1,3. 
  • Lần thứ 3: Lần thứ ba cũng được tiến hành sau lần thứ hai khoảng 7 ngày và dung dịch sẽ đảm bảo độ EC trong khoảng 1,2 – 1,5
  • Lần thứ 4: Đây sẽ là lần bổ sung dinh dưỡng cuối cùng trước khi tiến hành việc thu hoạch. Nó cũng sẽ được thực hiện sau lần thứ 3 khoảng 7 ngày và độ EC là 1,2 – 1,5. 

3.1.4. Bổ sung nước cho hệ thống

Trong suốt quá trình nuôi trồng tùy thuộc vào điều kiện thời tiết cũng là sự phát triển của cây mà lượng nước của hệ thống sẽ bay hơi. Chính vì thế bạn cần phải quan sát thường xuyên và bổ sung thêm nước cho cây để tránh bị cạn nước trong thùng chứa cũng như là trong hệ thống. 

Nước là yếu tố cực kỳ quan trọng

Trong suốt quá trình nuôi trồng không sử dụng bất kỳ một loại phế phẩm hay thuốc bảo vệ thực vật nào. Cần phải chú ý rằng nguồn nước sử dụng để pha dung dịch dinh dưỡng cũng như là nguồn nước bổ sung là nước sạch và không qua quá trình xử lý. 

3.1.5. Chăm sóc cây

Trong khi thực hiện việc trồng cây thì bạn cần phải tiến hành việc tỉa lá và bắt sâu bệnh để chúng không phát triển. Đồng thời tuyệt đối không sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật. 

3.1.6. Thu hoạch rau

Sau khi cây đã được trồng từ 4 cho đến 5 tuần tuổi thì tùy thuộc vào từng loại cây khác nhau mà kế hoạch thu hoạch sẽ được đặt ra cho phù hợp. Bạn nên thu hoạch vào buổi sáng hoặc là buổi chiều muộn để tránh cây bị héo. 

3.1.7. Vệ sinh hệ thống

Sau mỗi một vụ gieo trồng thì cần phải chú ý việc vệ sinh hệ thống. Khi bạn vệ sinh thì cần bơm cả bên trong lẫn bên ngoài của ống nhựa các ống nối cùng với thùng cấp chứa. Đồng thời hãy thay toàn bộ nước và chất dinh dưỡng của cây để chúng phát triển tốt nhất. Nếu như bạn để quá lâu thì cây lúc này sẽ phát triển chậm và xơ dừa từ hệ thống sẽ tập trung vào bên trong thùng chứa quá nhiều khiến cho máy bơm bị tắc. 

3.2. Kỹ thuật cơ bản trồng rau thủy canh tĩnh

3.2.1. Chuẩn bị nguyên vật liệu

  • Thùng xốp: Với kỹ thuật trồng rau thủy canh tĩnh thì bạn cần phải chuẩn bị thùng xốp. Hãy chuẩn bị những thùng xốp có chiều rộng khoảng 40 cm và chiều dài khoảng 50cm. Cắt những loại thùng này sao cho chiều cao của chúng còn quá 20 cm. Tiếp theo đó tiến hành việc bọc ni lông đen bên trong để giúp dung dịch không thoát ra ngoài và đảm bảo môi trường cho cây phát triển tốt nhất. 
  • Nắp thùng xốp: Phần nắp thùng xốp bạn hãy đục một lỗ cách đều. Tùy thuộc vào độ lớn của cây để đục lỗ sao cho phù hợp nhất. 
  • Cốc nhựa hay rọ nhựa: Trong trường hợp sử dụng cốc hoặc là rọ nhựa thì bạn nên lựa chọn những loại cốc/rọ nhựa màu tối. Đục các lỗ xung quanh để rễ cây có thể đâm qua các lỗ này. 
  • Chuẩn bị giá thể: Phần giá thể bạn có thể lựa chọn sơ dừa, rơm rạ luộc kỹ, trấu hun, râu ngô…. 

Bài viết liên quan: Trồng rau trong thùng xốp

3.2.2. Chuẩn bị cây con

Hãy chuẩn bị các loại khay bầu và gieo cây con vào bên trong. Mỗi một khay bầu sẽ chứa khoảng từ 130 đến 200 bầu nhỏ tùy thuộc vào từng loại cây khác nhau. 

Đưa cây con lên giàn

Giá để treo cây con có thể trộn đất và trấu với tỷ lệ 8:2. Cần phải dùng đất sạch để hạn chế nguồn gây bệnh và xử lý bằng việc rắc thuốc trừ nấm. Trấu phải rửa qua nước để không xót rễ cây con. 

Tiến hành ngâm ủ hạt nứt nanh và đem gieo vào các khay bầu. Mỗi một khay bầu có thể được cung cấp khoảng 200 cây con. Bạn nên để các khay bầu này ra ngoài ánh sáng khi cây con chưa nảy mầm. 

Sử dụng dung dịch dinh dưỡng pha loãng để tưới cho cây con hàng ngày. Sau khi cây con đã được khoảng hai tuần thì tiến hành việc nhổ cây để chuyển vào bên trong dung dịch. 

3.2.3. Theo dõi và chăm sóc

Trong khoảng thời gian từ khi gieo cho đến khi rễ cây có khả năng hút dung dịch thì bạn cần phải phun tưới thường xuyên. Điều này nhằm tạo độ ẩm cho hạt có thể nảy mầm dễ dàng. Trong điều kiện thời tiết quá lạnh lẽo hoặc là quá nắng nóng thì cần phải che phủ cho cây cẩn thận. 

Sau khi cây đã bắt đầu tiến hành việc bén rễ và có khả năng hút được chất dinh dưỡng thì bạn hãy hãy đổ dinh dưỡng vào thùng và khuấy cho dinh dưỡng tán đều. Trong suốt quá trình phát triển của cây phải chăm nom thường xuyên và quan sát tình hình sâu bệnh để có thể phòng ngừa kịp thời. 

3.2.4. Trồng cây trong dung dịch

Cây con sau khi được nhổ từ khay bầu thì bạn hãy chuyển vào các cốc nhựa để rễ cây có thể dễ dàng đâm ra ngoài. Phần giá thể sẽ được sử dụng để cố định cây giúp cây có thể đứng thẳng. Lắp những cốc nhựa này vào các lỗ của nắp thùng xốp và sau đó đặt nắp lên trên thùng xốp đã có dung dịch thủy canh. 

Trong suốt quá trình cây sinh trưởng thì chúng sẽ hút chất dinh dưỡng từ bên trong thùng xốp. Chính vì thế nên đương nhiên dung dịch sẽ vơi dần và bạn cần phải chú ý bổ sung chất dinh dưỡng thường xuyên. 

3.2.5. Thu hoạch

Đối với một số các loại rau Ví dụ như rau muống, rau mồng tơi hay là rau cải thìa từ 2 đến 3 tuần là bạn đã có thể thu hoạch được. Hãy tiến hành việc cắt tỉa sau đó bổ sung dinh dưỡng lại để rau có thể tiếp tục những lứa tiếp theo. Mỗi một lứa này sẽ cách nhau khoảng một tuần. 

Vừa rồi là những chia sẻ của chúng tôi về phương pháp thủy canh tĩnh và động trong nông nghiệp để các bạn cùng tham khảo. Rất hi vọng những chia sẻ này đã mang đến cho các bạn kiến thức bổ ích. 

MỌI CHI TIẾT XIN LIÊN HỆ

Hotline 0916.818.526 hoặc để lại thông tin để được tư vấn miễn phí.

CHI NHÁNH CỬA HÀNG MY GARDEN:






    Có thế bạn quan tâm :

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.

    Bài viết liên quan

    Trả lời

    Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai.